Đề tài Phương pháp dạy học tích cực môn hóa học ở THCS
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. nghị quyết trung ương Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ “ giáo dục và đào tạo là động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước ”
huyết. Giai đoạn này được coi là giai đoạn dự đoán khoa học, làm việc với thí nghiệm, tư duy rất quan trọng để học sinh tìm cách giải quyết vấn đề. Giai đoạn3: Thực hiện kế hoạch giải, được thực hiện ở các bước thực hiện các phương án giải quyết vấn đề nêu ra ở trên đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải, tương ứng với mỗt giả thuyết nêu ra ta thực hiện một kế hoạch giải và có sự nhận xét đánh giá cách làm đó. Nếu xác định giả thuyết là đúng ta chuyển sang bước phát biểu kết luận và cách giải. Nếu phủ nhận giả thuyết thì quay trở lại bước 3, xây dựng lại giả thuyết và cách giải khác. Giai đoạn 4: kiểm tra và đánh giá cuối cùng ( kết luận). - Thể nghiệm ứng dụng kết luận của kế hoạch giải, ta kết thúc việc nghiên cứu. Khi đề tài được giải quyết chọn vẹn. nếu sau khi giải quyết đề tài ta thấy xuất hiện vấn đề mới thì tuỳ theo mức độ của nó mà chuyển lên giai đoạn đầu. Vậy có thể vận dụng phương pháp nghiên cứukết hợp với thí nghiệm sẽ nâng cao hiệu quả giờ hoá học ở trường THCS. Phát biểu vấn đề Đặt vấn đề Lập kế hoạch giải theo giả thuyết Đề xuất giả thuyết Đáng giá về việc thực hiện kế hoạch Thực hiện kế hoạch giải Kết luận về lời giải Xác nhận giả thuyết Phủ nhận giả thuyết Kiểm tra và kết thúc Đề xuất vấn đề mới Gd1 Gd4 Gd2 Gd3 Sơ đồ algorit của phương pháp nghiên cứu Như vậy các phương pháp cơ bản hiện nay được sử dụng trong giảng dạy hoá học ở THCS, phương pháp nghiên cứu có tác dụng tốt trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nó thường được sử dụng với thí nghiệm hoá học và hoạt động theo nhóm. Hoạt động theo nhóm được thực hiện khi nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về một kiến thức hoá học nào đó, thảo luận tìm ra lời giải, một nhận xét, một kết luận nào đó hoặc cùng thực hiện một nhiệm vụ giáo viên giao cho. Ngày nay lí luận dạy học đang nghiên cứu tìm ra những tiếp cận mới trong việc dạy học sinh cách học hiện đại đảm bảo trong khi dạy học sinh giải quyết những vấn đề cụ thể của môn hoá học, thì hình thành ở các em những phương pháp khái quát và hiện đại của hoạt động tư duy và thực hành, những cách thức chung trong việc tiếp cận vấn đề, kĩ năng tìm tòi giải pháp cho mỗi tình huống mới. Tức là dạy học sinh phương pháp khái quát của tư duy, đạt trình độ sáng tạo của sự lĩnh hội, có khả năng vận dụng sự hiểu biết vào những tình huống mới chưa quen biết, trong giảng dạy hoá học có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề ơrixtic để thực hiện mục đích dạy học sinh tư duy khái quát – sáng tạo. e – Phương pháp nêu vấn đề - ơrixtic (dạy học nêu và giải quyết vấn đề): Nét đặc trưng cơ bản của phương pháp này là sự lĩnh hội tri thức thông qua đặt và giải quyết các vấn đề. Bản chất của dạy học nêu vấn đề là giáo viên đặt ra trước học sinh các vâns đề khoa hoc mở ra cho các em những con đường giải quyết vấn đề đó Dạy học nêu vấn đề - ơrixtic là một tổ hợp phương pháp dạy học phức tạp, tức là một tập hợp nhiều phương pháp dạy học liên kết với nhau chặt chẽ, trong đó phương pháp xây dựng bài toán ơrixtic giữ vai trò trung tâm chủ đạo, gắn bó phương pháp dạy học khác trong một hệ thống toàn vẹn. Như vậy phương pháp xây dựng bài toán ơrixtic (tạo tình huống có vấn đề) giữ trung tâm, chủ đạo còn sử dụng các phương pháp dạy học quen thuộc: Thí nghiệm nghiên cứu. Phương pháp nêu vấn đề - ơrixtic có nét cơ bản sau; Giáo viên đặt ra trước học sinh một loạt những bài toán chứa đựng những mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái cần phải tìm nhưng chúng được cấu trúc lại một cách sư phạm, gọi là bài toán nêu vấn đề ơrixtic. Học sing tiếp nhận mâu huẫn của bài toán ơrixtic như mâu thuẫn của nội tâm mình và được đặt vào tình huống có vấn đề, tức là trạngthái có nhu cầu bên trong bức thiết muốn giải quyết bằng được bài toán đó. Trong cách giải và cách tổ chức giải bài toán ơrixtic mà học sinh lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả kiến thức, cả cách thức giải và do đó có được niềm vui sướng của sự nhận thức sáng tạo. Bài toán nêu vấn đề - ơrixtic trong giảng dạy hoá học được xây dựng bằng các kiểu cơ bản: Tình huống nghịch lý, tình huống bế tắc, tình huống lựa chọn và tình huống nhân quả, có những vấn đề trong hoá học nhất là trong lĩn vực định luật và học thuyết chủ đạo có thể chứa đựng đồng thời cả 4 tình huống trên. Khi học sinh tự lực thực hiện toàn bộ quy trình của dạy học nêu vấn đề. Đó là phương pháp nghiên cứu ơrixtic. Như vậy việc thực hiện nó trong giảng dạy tuỳ thuộc vào khả năng của giáo viên - trình độ nhận thức của học sinh mà chọn mức độ nào cho thích hợp, khi đó hiệu quả của phương pháp mới được phát huy. Tóm lại việc sử dụng phương pháp dạy học thế nào tuỳ thuộc vào nội nung cần truyền đạt - vốn kiến thức - khả năng tổ chức điều khiển của giáo viên và khả năng tư duy lĩnh hội kiến thức của học sinh. trong lí luận dạy học đang có xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học với khái niệm “Lấy người học làm trung tâm”. Trong quá trìng tìn hiểu bản chất các phương pháp dạy học hoá học, nội dung chương trình hoá học THCS, tâm sinh lí học sinh lớp 8 – 9 và quá trình nhận thức của học sinh chúng tôi nhận thấy rằng sử dụng tốt và có hiệu quả phương pháp nghiên cứu kết hợp với phương pháp thí nghiệm và phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề (nêu vấn đề ơrixtic) trong giảng dạy hoá học THCS thì sẽ nâng cao hiệu quả của giờ dạy theo hướng hoạt động hoá ngưới học, đây cũng là 2 phương pháp được ưu tiên khi giảng dạy hoá học THCS hiện nay. Phần thứ ba ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn hoá học THCS I - Phương pháp thí nghiệm hoá học: Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực là phương pháp đặc thù của các môn khao học thực nghiệm trong đó nhất là môn hoá học. Trong trường THCS sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực được thực hiện theo những cách sau: - Thí nghiệm để nêu vấn đề hoặc làm xuất hhiện vấn đề. - Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đoán. - Thí nghiệm chứng minh cho vấn dề đã được khẳng định. - Thí nghiệm thực hành: củng cố lí thuyết, rèn kĩ năng thục hành. - Thí nghiệm trong bài tập thực nghiệm. Phương pháp dạy học sử dụng thí nghiệm được sử dụng trong phần lớn các bài trong chương trình hoá học THCS. Một số bài sử dụng phương pháp thí nghiệm: * Lớp 8 - Bài 1. Mở Đầu Môn Hoá Học. - Bài 2. Chất. - Bài 12. Sự biến đổi chất. - Bài 15. Địng luật bảo toàn khối lượng. - Bài 24. Tính chất hoá học của oxi. - Bài 31. Tính chất – ứng dụng của hidro. * Lớp 9 Trong chương trình hoá học lớp 9 thì thì thí nghiệm hoá học được sử dụng trong hầu hết các bài, Ví dụ: - Bài 1. Tính chất hoá học của oxít - khái quát về sự phân loại oxít - Bài 3. Tính chất hoá học của axít. - Bài 7. Tính chất hoá học của bazơ. - Bài 9. Tính chất hoá học của muối. - Bài 16. Tính chất hoá học của kim loại. - Bài 17. Dãy hoạt động hoá học của kim loại. - Bài 36. Metan - Bài 37. Etilen. - Bài 38. Axtilen - Bài 39. Benzen. - Bài 44. Rượu etylíc. - Bài 45. Axít axetíc. Ngoài ra còn dùng trong tất cả các bài thực hành. Ví dụ; Sử dụng thí nghiệm khi dạy bài “ Tính chất hoá học của hiđro” lớp 8. Tên thí nghiệm:Hiđrô tác dụng với đồng(II)oxít. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Mục đích thí nghiệm Nghiên cứu thí nghiệm, rút ra hiđro khử đồng (II)oxít tạo thành đồng kim loại và nước, từ đó và một số thí nghiệm khác khái quát hoá được hiđrô khử một số oxít lim loại tạo thành kim loại và nước. Dụng cụ thí nghiệm Hãy quan sát hình5.2 cho biết dụng cụ chính và tác dụng của chúng Quan sát hình vẽ, mô tả dụng cụ và cách lắp đặt dụng cụ và lắp đặt để tiến hành thí nghiệm Dự đoán Phản ứng hoá học có xảy ra, hiện tượng . Thực hiện thí nghiệm Quan sát học sinh làm thí nghiệm Học sinh thực hiện thí nghiệm: - Điều chế H2 từ Zn và dung dịch HCl đặc. Hiện tượng thí nghiệm Hãy quan sát thành ống nghiệm, sự thay đổi mầu sắc của chất rắn. Xuất hiện chất rắn mầu đỏ, thành ống nghiệm bị mờ đi và có những giọt nước trong ống nghiệm. Giải thích hiện tượng, viết PTHH Chất rắn mầu đỏ có thể là chất nào? Kim loại đồng có mầu đỏ, hơi nước tạo thành ngưng tụ thành nước lỏng. PTHH: CuO + H2 à Cu + H2O Rút ra nhận xét Hãy rút ra nhận xét qua thí nghiệm này? Hiđro đã chiếm oxi của CuO, tạo thành kim loại Cu và nước. H2 là chất khử. Ví dụ trên là vận dụng mức độ cao nhất, tuỳ thuộc vào nội dung bài học và điều kiên cơ sở vật chất mà sử dụng các mức phù hợp. Ví dụ: Sử dụng thí nghiệm khi dạy bài “Một số oxit quan trọng” lớp 9 Trong bài này nhóm học sinh làm thí nghiệm để chứng minh tính chất hoá học của Caxioxit mức độ này tương đối tích cực bởi vì những tính chất hoá học của caxioxit học sinh đã biết. II – Phương pháp đàm thoại ơrixtic: Trong phương pháp này thì hệ thống câu hỏi của thầy giữ vai trò chủ đạo. Hệ thống câu hỏi – vấn đề phải được lựa chọn và sắp xếp hợp lí, câu hỏi có nội dung rõ ràng và dễ hiểu, chính xác, hợp trình độ của học sinh. Số lượng và tính phức tạp của câu hỏi cũng như mức độ phân chia câu hỏi đó thành những câu hỏi nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào: - Tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu - Trình độ phát triển của học sinh, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh tham gia các bài vấn đáp tìm tòi. * Quy trình vấn đáp tìm tòi ở lớp: Đây là quy trình được áp dụng phổ biến và có hiệu quả cao, và cần làm cho quy trình trở thành thói quen của lớp: - Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp, yêu cầu học sinh suy nghĩ chuẩn bị trả lời (tuyệt đối không chỉ định trước học sinh trả lời). - Cả lớp suy nghĩ 1 đến 2 phút. - Giáo viên chỉ định một học sinh trả lời. - Giáo viên và cả lớp nghe phần trả lời của học sinh. - Các học sinh khác nhận xét về ý kiến trả lời của học sinh được chỉ định phát biểu. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong chương trình hoá học THCS và được kết hợp với nhiều phương pháp tích cực khác. Ví dụ .Bài “Tính chất của Oxi” (lớp 8): *Câu hỏi chính: - Oxi có thể tác dụng với các chất khác không? Tác dụng mạnh hay yếu? *Câu hỏi phụ: - Nhận xét hiện tượng trong thí nghiệm
File đính kèm:
- SKHN CUA THUOC.doc