Đề tài Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn chạy bền

- Học sinh luyện tập TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển năng khiếu vốn có của bản thân, đây là một tiềm năng rất quan trọng và cần thiết đối với các nước đang phát triển. Những quốc gia có nền TDTT phát triển mạnh đã khẳng định: “Những vận động viên đạt thành tích cao qua các kỳ thi đấu TDTT trong khu vực và quốc tế, đều là những tài năng trẻ được phát hiện và bồi dưỡng từ những trường trung học”. Chính vì thế trong những năm qua, chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chú trọng đến “chương trình giáo dục thể chất trong Nhà trường, theo chiến lược đào tạo con người mới”.

- Điền kinh là môn thể thao “Nữ hoàng” không chỉ phong phú, đa dạng hấp dẫn, phù hợp mọi lứa tuổi; giới tính, mà còn là một nội dung thi đấu chủ yếu (bao gồm nhiều cự ly) trong các kỳ Hội thao, Hội khỏe.

- Môn chạy bền được giảng dạy xuyên suốt chương trình các khối lớp (từ lớp 6 đến lớp 9) của cấp THCS. Tập chạy bền để phát triển sức bền với cự ly chạy thường 300m trở lên, học sinh phần lớn ngán ngại tập luyện chạy bền vì chạy bền nội dung tập luyện tương đối đơn điệu, đòi hỏi năng lực, sức chịu đựng của người tập rất nhiều, vì phải hoạt động trên một đoạn đường dài, khả năng chống chịu mệt mỏi của cơ thể cao, quá trình tập luyện nhất thiết bản thân phải nỗ lực và cần có tính kiên nhẫn, bền bỉ, dẻo dai.

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn chạy bền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh viên tham gia tập luyện, nó là một bộ phận cơ bản chủ yếu cấu thành tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, điền kinh có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển tố chất vận động: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo.
Ngày nay điền kinh trở thành một môn mũi nhọn, phong trào tập luyện và thi đấu điền kinh phát triển rầm rộ khắp nơi, thu hút mọi người tham gia tập luyện. Vì thế đòi hỏi người thầy giáo dạy thể dục cần phải có phương pháp và kiến thức cần thiết để giảng dạy và huấn luyện, không chỉ nâng cao chất lượng đại trà mà còn phải nâng cao chất lượng các môn điền kinh nói chung và môn chạy bền nói riêng, góp phần xây dựng đội tuyển của trường và của phòng tham gia thi đấu hội khoẻ các cấp .
3. Cơ sở thực tiễn:
- Học sinh các trường THCS, ngoài việc học tập các môn văn hóa để phát triển trí tuệ, thì việc học bộ môn Thể dục, tập luyện TDTT thường xuyên ở nhà, nhằm nâng cao sức khỏe chống lại bệnh tật và phục vụ lao động sản xuất. Đây là một nhu cầu không thể thiếu đối với bản thân của mỗi học sinh.
- Thực hiện kế hoạch thường xuyên của ngành và kế hoạch cụ thể hằng năm của Nhà trường về giảng dạy bộ môn Thể dục chính khóa 2 tiết/tuần.
- Nhiệm vụ dạy học chính trong môn chạy bền là rèn luyện kỹ thuật và rèn luyện sức bền cho học sinh, đồng thời phát hiện học sinh năng khiếu để bồi dưỡng.
- Sân bãi tập luyện khá tốt nên học sinh thực hiện đảm bảo đủ cự ly quy định, phân phối thời gian giảng dạy chạy bền ở cuối tiết (khoảng 5-7 phút) đảm bảo lượng vận động cần thiết để phát triển sức bền. 
a/ Thuận lợi : Học sinh đa số con em nông dân lao động ,ở môi trường nông thôn nên việc chạy , nhảy trên các địa hình tự nhiên là thường xuyên
b/ Khó khăn : Địa phương chưa có phong trào tự luyện tập TDTT buổi sáng , cơ sở vật chất rất hạng chế .
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng phương pháp 
NỘI DUNG
 KHỐI 6
 KHỐI 7
 KHỐI 8
KHỐI 9
Học sinh rất tích cực trong luyện tập
 30/46
 65,00%
65,00%
 60.00%
31/45
69,00%
Học sinh có tích cực nhưng chưa nghiêm túc - còn sai sót
 9/46
 20,00%
23,00%
 30,00%
8/45
18,00%
Học sinh không tích cực – không tập trung – thực hiện sai kỹ thuật
 7/46
 15.00%
12,00%
 10,00%
6/45
13,00%
4. Biện pháp thực hiện:
	- Để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn chạy bền, GV phải dùng nhiều hình thức và biện pháp tập luyện khác nhau, có như vậy nội dung tập luyện sẽ bớt đơn điệu và gây hứng thú học tập cho học sinh.
	- Hình thức trò chơi vận động là một trong những hình thức đầu tiên có tác dụng kích thích tập luyện và phù hợp với tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh cần được sử dụng nhiều (GV nên thay đổi trò chơi dưới nhiều hình thức, tránh trường hợp lặp lại trò chơi, dễ gây nhàm chán trong học sinh).
	- Đối với trường không có đường chạy vì địa điểm chật hẹp nên sử dụng hình thức chạy tại chỗ, chạy trong khu vực quy định, chạy vòng số 8, chạy theo đường gấp khúc... với thời gian chạy tăng dần sau từng buổi tập.
	- Các trường có đường chạy dài nên sử dụng hình thức chạy lặp lại nhiều lần, chạy tốc độ trung bình 1,2 vòng, chạy biến tốc, cũng giúp cho việc nâng cao sức bền rất tốt cho người tập. Tuy nhiên cần phải đảm bảo nguyên tắc tăng dần cự ly chạy sau từng buổi tập, không nên cho chạy dài trong những buổi tập đầu.
	- Hình thức tập luyện chạy trên địa hình tự nhiên, đây là hình thức tập luyện chủ yếu, GV có thể chủ động biến đổi địa hình, đường chạy. Tuy nhiên việc lựa chọn đường chạy nên tận dụng các địa hình có sẵn như chạy lên dốc, xuống dốc, hố nước hoặc làm các chướng ngại vật trên đường chạy để làm cho đường chạy phong phú nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thông qua các loại hình tập luyện.
	- Tập chạy cự ly tương đương với cự ly kiểm tra theo từng nhóm sức khỏe, lứa tuổi dưới các hình thức thi đấu giữa các tổ, cá nhân.
	- Chương trình giảng dạy bộ môn thể dục mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, chạy bền lấy việc phát triển sức bền cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu. Do vậy, việc rèn luyện chạy bền cho học sinh THCS cần được GV xác định để lựa chọn nội dung, biện pháp luyện tập phù hợp, lượng vận động hợp lý, giúp HS rèn luyện thường xuyên. Có như vậy việc rèn luyện thể chất mới có hiệu quả và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong tập luyện và kiểm tra.
	- Ngoài ra GV cần cung cấp các kiến thức chuyên môn trong những thời gian nghỉ giữa các lần tập. Đó là: Kiến thức về các giai đoạn kỹ thuật chạy, phân phối sức 
khi chạy, giải thích các hiện tượng đau sóc, hiện tượng cực điểm, hiện tượng choáng, thở dốc và cách khắc phục. Nhắc nhở HS vận dụng tốt trong quá trình tập luyện trên lớp cũng như tự tập ở nhà. Để tránh nhàm chán, các biện pháp tập luyện cần được thay đổi thường xuyên qua các buổi tập, mỗi khi đưa ra biện pháp mới, GV cần hướng dẫn cụ thể mục đích, yêu cầu đến cách tổ chức tập luyện cho HS ở trên lớp và bài tập bổ trợ thêm ở nhà.
	- Để nâng cao tính tích cực tự giác của HS trong tập luyện chạy bền người GV cần quan tâm: Tìm đường chạy đủ độ dài, nếu đường vòng không nên ngắn quá (dưới 100m) làm học sinh ức chế khi phải chạy nhiều vòng. Đường chạy phải bằng phẳng để đảm bảo an toàn.
	- Phối hợp các hình thức tập luyện khác nhau: Trò chơi và các biện pháp phát triển thể lực. Luyện tập trên địa hình tự nhiên và các phần chạy theo cự ly quy định. Sự phong phú về hình thức và biện pháp tập luyện sẽ hạn chế bớt những ức chế khi thực hiện động tác.
	- Truyền thụ kiến thức xen kẽ giữa các lần tập sẽ giúp học sinh nhanh hồi phục và các tri thức cần thiết.
- Ngay từ buổi tập đầu cần chú ý nhắc nhở học sinh trong suốt quá trình tập luyện phải mang giày vài (ba ta) nhầm hạn chế chấn thương TDTT. 
- Cần chú ý giáo dục tư tưởng, phẩm chất tâm lý cá nhân vì hạt nhân của giáo dục Cộng sản chủ nghĩa là giáo dục tư tưởng. Việc giáo dục tư tưởng phải gắn liền với giáo dục phẩm chất đạo đức và các phẩm chất tâm lý tập luyện chuyên môn, rất cần thiết cho HS THCS, những phẩm chất này, giúp HS tham gia tập luyện một cách tập trung, có mục đích, tự giác, bền bỉ. Chính vì thế, cấn giáo dục cho HS hiểu rằng: những người tập luyện tích cực, thường xuyên luôn là tấm gương sáng cho thanh thiếu niên tham gia tập luyện thể thao noi theo, và thông qua sự tập luyện xuất sắc của họ thì danh dự của họ được tôn vinh và được mọi người tôn trọng.
- Hàng loạt các ảnh hưởng giáo dục sâu sắc gia đình, trường học, các tổ chức thiếu niên, nhi đồng đã tác động đến người tập. Như vậy việc phát triển các phẩm chất ý chí ngay từ buổi đầu tập luyện có một ý nghĩa to lớn, vì thế cần thiết phải phát triển và củng cố.
- Trong quá trình giảng dạy GV cần trang bị cho HS: tư thế thân người khi chạy, cách đặt chân chạm đất (nửa trước bàn chân) đánh tay cần phối hợp ăn nhịp với bước chạy của chân, hít thở khi chạy (thông thường cứ 3 bước hít vào, 3 bước thở ra. Lúc thở dốc thì 2 bước hít vào 2 bước thở ra, hít vào bằng mũi, thở ra bằng mồm). Yêu cầu giữ vững kỹ thuật trong điều kiện tập luyện. Bởi vậy việc phát triển sức bền và kỹ thuật luôn gắn bó với nhau. Trong mối quan hệ này, phải phát triển các khả năng phối hợp vận động cần thiết cho việc sử dụng kỹ thuật một cách hợp lý nhất.
- Phát huy tích tích cực trong tập luyện phải cần thiết coi trọng việc phát triển các khả năng trí tuệ của mỗi HS, xem đây là một bộ phận quan trọng của quá trình giảng dạy. Mức độ yêu cầu về trí tuệ năng lực nhận thức ngày càng cao, do đó góp phần tích cực vào việc tự giác tích cực chủ động tập luyện. Năng lực trí tuệ của HS, 
không những ảnh hưởng đến quá trình tập luyện (đặc biệt với việc trang bị kiến thức kỹ thuật) mà còn thể hiện ở các năng lực tham gia trò chơi, ý thức cá nhân trong tập luyện, hạn chế chấn thương khi tham gia tập luyện của vận động viên. 
- Bên cạnh công tác chuẩn bị về mọi mặt, GV khi giảng dạy chạy bền cần nghiên cứu trình độ phát triển, đặc điểm giới tính, lứa tuổi.
- Liên hệ chặt chẽ với gia đình các em học sinh, để nắm bắt tâm lý, tính tình, sở thích, trạng thái và ý thức của từng đối tượng.
- Cần thay đối cảnh quan, sân tập, lòng ghép các trò chơi phát triển thể lực chung, chuyên môn, tạo không khí hứng thú qua từng buổi tập.
- Tập luyện TDTT nhưng cần thiết phải coi trọng học tập các môn văn hóa.
- Đảm bảo nguồn năng lượng dự trữ đầy đủ, phân phối thời gian luyện tập và thời gian nghỉ hợp lý. Chú ý học sinh nữ những ngày ''bệnh'' không bố trí tập luyện.
5. Kết quả đạt được
Qua Thời gian công tác và áp dụng các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh tại trường THCS Quang Trung Đại Lộc tôi nhận được kết quả như sau :
NỘI DUNG
 KHỐI 6
 KHỐI 7
 KHỐI 8
 KHỐI 9
Học sinh rất tích cực trong luyện tập
 42/46
 91.30%
 93.1%
 81.8%
 43/45
 95,56%
Học sinh có tích cực nhưng chưa nghiêm túc - còn sai sót 
4/46
 8,70%
 6.9%
 14.5%
 2/45
 4,44%
Học sinh không tích cực – không tập trung – thực hiện sai kỹ thuật
0
0
 3.7%
0
Qua bảng phân tích trên ta thấy sau khi áp dụng các biện pháp phát huy tính tích cực ý thức học sinh khi học môn chạy bền được nâng lên rỏ ràng
6. Kết luận 
Trên đây là một số phương pháp trong công tác giảng dạy Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy môn chạy bền trong thể dục ở trường THCS và những kết quả mà bản thân tôi giảng dạy và huấn luyện nhiều năm đúc rút được.
	- Xác định được mục tiêu, nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đối với việc nâng cao sức khoẻ, góp phần rèn luyện thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đồng thời xây dựng huấn luyện đội tuyển lâu dài, vững mạnh, tham gia HKPĐ các cấp đạt kết quả cao, nhằm thúc đẩy phong trào TDTT phát triển rầm rộ trong và ngoài nhà trường.
	- Thầy giáo phải có lương tâm và trách nhiệm trước học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Người đời vẫn thường nhắc “người thầy giáo không có lương tâm sẻ làm hỏng đi cả thế hệ”. Vì vậy bất cứ việc làm nào của thầy cũng cần có hiệu quả thiết thực.
	- Thầy giáo phải dạy học sinh bằng cả phong cách, lối sống, tâm hồn và kiến thức.
	Thầy giáo phải say mê với môn dạy của mình cho dù thể dục, văn hoá hay bất kỳ môn nào.
	- Thầy giáo phải có phương pháp giáo dục tốt. Dạy học sinh giỏi 

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM TD CHAY BEN.doc
Giáo án liên quan