Đề tài Nâng cao việc quản lí thực hiện kế hoạch cá nhân của tổ viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn

Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THCS, THPT ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

“Điều 16. Tổ chuyên môn

1. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao việc quản lí thực hiện kế hoạch cá nhân của tổ viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.
a. Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học;
b. Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác;
c. Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN
1. Đặc điểm tình hình tổ năm học 2010–2011:
 - Tổng số giáo viên: 18
 * Nhóm Hóa: 10
 * Nhóm Sinh: 8
	Lãnh đạo tổ gồm có 01 đồng chí Tổ trưởng và 02 đồng chí Tổ phó
 a. Thuận lợi:
 - Tinh thần đoàn kết tốt
 - Trình độ chuyên môn khá đồng đều tất cả đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn
- Mỗi thành viên trong tổ đều hiểu rõ nhiệm vụ, tình hình, đặc điểm của năm học và xác định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân.
 b. Khó khăn:
- Tổ gồm 2 nhóm chuyên môn
- Có đồng chí đi học, có con nhỏ, nghỉ sinh con
- Đồ dùng dạy học và dụng cụ thí nghiệm đúng theo quy chuẩn chưa có đủ
- Phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu bộ môn cả về số lượng và chất lượng, không có cán bộ chuyên trách.
2. Xây dựng kế hoạch năm học của Tổ chuyên môn và lập hồ sơ tổ chuyên môn
 a. Xây dựng kế hoạch năm học của Tổ chuyên môn
 Cơ sở để xây dựng kế hoạch năm học của Tổ chuyên môn là:
+ Kết quả năm học trước thông qua báo cáo tổng kết năm học.
+ Năng lực giáo viên trong tổ thông qua điều tra cơ bản.
+ Cơ sở vật chất của Nhà trường, của cá nhân giáo viên, nhất là công cụ phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và thực hành thí nghiệm.
+ Các chỉ tiêu của tổ được giao trong kế hoạch năm học chung của Nhà trường.
+ Các danh hiệu thi đua mà tổ và các thành viên trong tổ đăng kí.
 b. Lập sổ quản lí tổ: 
 Sổ quản lí chuyên môn được lập theo mẫu thống nhất do Nhà trường quy định, nội dung quản lí gồm:
+ Kế hoạch năm học và kế hoạch từng tháng.
+ Kế hoạch giảng dạy, thực hành và tiến độ vào điểm cả 3 khối của 2 bộ môn 
+ Bảng tổng hợp các mặt hoạt động của tổ viên.
+ Kế hoạch thanh tra chuyên môn (gồm thanh tra toàn diện và theo chuyên đề mà cá nhân đã đăng kí đầu năm).
+ Thống kê chất lượng bộ môn trong các kì thi chung.
+ Biên bản họp tổ chuyên môn.
+ Báo cáo tháng, học kì và cả năm.
+ Bảng tổng hợp nhiệm vụ cụ thể của tất cả thành viên trong tổ.
+ Hồ sơ lưu đề thi các bài làm của học sinh đối với các bài kiểm tra định kì trong năm học
3. Tổ chức thực hiện
 a. Phân công quản lí:
- Tổ Trưởng: chịu trách nhiệm chung về các hoạt động, lập kế hoạch, phân công tổ viên thực hiện, cùng với tổ phó kiểm tra hồ sơ, lập báo cáo tháng, tổng hợp kết quả từng đợt thi đua cho BGH, kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu, có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, đề nghị khen thưởng, kỉ luật đối với các thành viên trong tổ.
- Tổ Phó: cùng với tổ trưởng tham gia tổ chức hoạt động của tổ, ghi chép biên bản họp tổ, thay mặt tổ trưởng điều động công việc khi tổ trưởng vắng mặt, chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động phong trào trong tổ.
- Tổ trưởng công Đoàn chịu trách nhiệm về các hoạt động văn hóa, văn nghệ TDTT và các hoạt động phong trào khác.
- Ngoài ra chúng tôi còn chia ra các khối, mỗi khối có một khối trưởng phụ trách về việc lên kế hoạch thực hiện qui chế chuyên môn cho khối mình như: kế hoạch kiểm tra và ma trận đề kiểm tra lấy điểm định kì 15’; 45’; Học kì, kế hoạch thực hành, vào điểm, dạy bài khó rút kinh nghiệm, thống nhất các chuyên đề dạy nâng cao phục vụ cho luyện thi Đại học..
 b. Xây dựng kế hoạch trọng tâm 
 Hàng tháng trong kế hoạch năm học của tổ đã có phân công công việc cụ thể cho từng thành viên, thời gian hoàn thành, biện pháp thực hiện  (giao chỉ tiêu cá nhân + biểu mẫu phù hợp để giáo viên chủ động trong công việc được giao, sau khi hoàn thành công việc giáo viên nộp lại cho người phụ trách hoặc tổ trưởng đúng thời gian  đã quy định) công việc này thực hiện đầu năm trong phiên họp triển khai kế hoạch năm học của tổ. Tổ trưởng, tổ phó dựa vào kế hoạch để kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ.
 c. Thông tin và báo cáo:
 + Thông tin: Tổ có quy ước về thông tin, báo cáo thông suốt trong tổ bằng nhiều hình thức: thông báo trên bảng, điện thoại, e-mail,.. mục đích là làm sao cho hoạt động chuyên môn diễn ra bình thường, việc nhận báo cáo từ tổ viên đến Tổ trưởng,Tổ phó và ngược lại  phải chính xác và kịp thời. Ngoài sự chỉ đạo trực tiếp của BGH nhà trường, Tổ trưởng,Tổ phó còn nắm bắt thông tin chỉ đạo chuyên môn từ SGD, qua mạng internet hằng ngày để không bị động trong công việc. Tổ chức tốt thông tin làm tăng rất nhiều khả năng hoàn thành công việc, tăng hiệu quả quản lí của Tổ trưởng,Tổ phó.
 + Báo cáo: Tất cả các loại hình hoạt động chuyên môn đều có biểu mẫu thống nhất trên giấy A4 (phiếu dự giờ, hồ sơ chuyên đề, biên bản họp tổ, các biểu mẫu thống kê chất lượng, thống kê điểm thi, .) được phân phối đến giáo viên từ đầu năm tùy theo nhiệm vụ của từng người, hằng năm có rà soát và hoàn chỉnh các biểu mẫu, giáo viên chủ động hoàn thành công việc được giao căn cứ vào các biểu mẫu đã nhận mà không cần sự có mặt của Tổ trưởng, Tổ phó điều này giúp cho các hoạt động chuyên môn được đồng bộ, giúp cho tổ viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự giác hoàn thành nhiệm vụ, công việc còn lại là sự kiểm tra của Tổ trưởng, Tổ phó trong thời điểm thích hợp.
 d. Về tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn:
 - Tổ chuyên môn Hóa–Sinh tổ chức sinh hoạt 2 lần/tháng thường vào tuần 2 và tuần 4 hàng tháng (trừ trường hợp đột xuất), trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn chúng tôi thực hiện rất nhiều hình thức khác nhau theo các chủ điểm, trọng tâm các công việc cần thực hiện trong tháng. Có đánh giá tổng kết những việc đã làm được và những tồn tại cần khắc phục, đồng thời triển khai những nhiệm vụ mới theo kế hoạch, các thành viên có thể đóng ý kiến điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng nề nếp qui chế chuyên môn theo yêu cầu của cấp trên.
 - Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn và nội dung sinh hoạt được in bằng văn bản thông báo trên bảng tin của tổ trước ít nhất 3 ngày để các thành viên có tư thế chuẩn bị tham gia thảo luận.
 - Trong quá trình sinh hoạt tổ chuyên môn chúng tôi dành khoảng 20-30 phút để làm các nội dung như tổng kết hoạt động, đánh giá chất lượng hoạt động, phổ biến kế hoạch mới giữa hai kì họp, khoảng 30 phút thực hiện phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, lên kế hoạch hoàn thành công việc và thảo luận biện pháp thực hiện, tất cả đều được ghi vào biên bản họp tổ. Thời gian còn lại các nhóm sinh hoạt chuyên môn theo từng chủ điểm, chuyên đề đã định sẵn. Từ đó Tổ tưởng, Tổ phó chủ động định hướng nội dung, bảo đảm về thời gian, thiết thực và không gây quá tải cho giáo viên. 
Thí dụ: Buổi sinh hoạt tổ chuyên môn của chúng tôi được tổ chức vào tuần 2 tháng 12 năm 2011 có những phần nội dung như sau:
 - Tổng kết những việc đã làm được trong tháng 11:
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động kỉ niệm ngày thành lập trường, ngày Nhà giáo Việt nam 20 – 11 
+ Đăng kí thi đua dạy tốt đợt 1
+ Môn Hóa hoàn thành bài thực hành số 1 cho khối 10 và số 3, 4 cho khối 12
+ Môn Sinh tiếp tục bồi dưỡng đội tuyển HSG Quốc gia
 - Kế hoạch công tác tháng 12:
 + Thống nhất việc hoàn thành tiến độ chương trình học kì 1 cho cả ba khối
 + Rút kinh nghiệm về đề thi và đánh giá kết quả thi học kì 1 cho các khối
 + Hoàn thành việc ra đề, coi chấm thi, vào điểm sổ cái và máy tính đúng thời gian qui định.
 + Tham gia hoạt động giáo dục quốc phòng
 - Báo cáo việc chuẩn bị kế hoạch chuẩn bị cho “Hội thảo thực hành” của từng cá nhân.
 + Chuẩn bị Hội thảo thực hành: Tập trung hoàn thành các công việc cho tổ chức “Hội thảo thực hành” (các tổ phó, trưởng bộ môn giám sát và kiểm tra tiến độ hoàn thành các công việc của từng thành viên)
 + Phân công nhiệm vụ cụ thể và kế hoạch hoàn thành: 
	(Phần phụ lục)
 Như vậy qua sinh hoạt tổ chuyên môn chúng tôi có thể kiểm tra, đánh giá được việc thực hiện kế hoạch từng tháng, học kì và năm học của từng thành viên trong tổ về chất lượng và tiến độ. Từ đó việc đánh giá phân loại giáo viên khác quan, trung thực đúng với năng lực và phẩm chất, giúp cho công tác thi đua khen thưởng được đảm bảo công bằng, tạo được mối đoàn kết, gắn bó giữa các thành viện trong tổ và phong trào thi đua ngày càng sôi nổi và thiết thực, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng dạy học.
III. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN HIỆN NAY
 - Thực tiễn hoạt động của tổ chuyên môn so với quy định của điều lệ trường phổ thông còn một số mặt  mà tổ không chủ động được như:
+ Nhiều nội dung về bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên khá mới mẻ (ứng dụng các công nghệ cao vào giảng dạy  hoặc nhiều vấn đề buộc phải đi vào thực chất, viết và thực hiện SKKN) khiến một số ít giáo viên ngại tham gia
+ Chất lượng tự học, tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ không đồng đều làm cho việc nhân điển hình tiên tiến chưa rộng khắp (không nhân rộng được việc tích hợp nhiều công cụ như CNTT, thí nghiệm trực quan, kênh hình. vào dạy học do nhiều nguyên nhân).
+ Nhiều nội dung giáo dục mới được đưa vào chương trình chỉ sau một lần tập huấn đơn giản trong thời gian ngắn gây lúng túng cho giáo viên khi triển khai vào thực tế trường học.
 Trên đây là một số vấn đề có tính thực tiễn được rút ra sau một thời gian tham gia quản lí tổ chuyên môn. Kính mong được sự góp ý của quý vị.
 * Nhóm Hóa: 
Đ/c Tuấn: 
- Chịu trách nhiệm chung
- Báo cáo với BGH về nội dung chương trình và kế hoạch Hội thảo bộ môn
- Lên dự trù kinh phí cho các hoạt động của quá trình tổ chức Hội thảo
Đ/c Hùng: Thực hiện nhiệm vụ của Khối trưởng 12
Đ/c Lan: Thực hiện nhiệm vụ của Khối trưởng 11
Đ/c Vân: Thực hiện nhiệm vụ của Khối trưởng 10
Đ/c Thuy: Tập hợp các phim thí nghiệm đã quay được của cả 3 khối và sưu tầm các thí nhiệm mô phỏng, thí nghiệm chỉ thực hiện được ở các phòng thí nghiệm đặc biệt để làm đĩa
	- Phối kết hợp với các 

File đính kèm:

  • docDOI MOI SINH HOAT TO CHUYEN MON.doc
Giáo án liên quan