Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học

Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình .Vì thế đại hội lần IX, Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó.

Nêu về tầm quan trọng của giáo dục cho thế hệ trẻ nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần công lớn công học tập của các em”.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 863 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề này vào trong khi dạy đến phần về muối CaCO3(ở lớp 9).
* Ví dụ08: Cao dao Việt Nam có câu: 
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. 
Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động: 
Sau đó: 	
Khí NO2sẽ tan vào trong nước mưa: 
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất.Ngày nay, người ta đã điều chế Ure[(NH2)2CO] từ không khí để chủ động bón cho cây trồng.Trong nền nông nghiệp hiện đại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ của nghành công nghiệp hoá chất “hướng về không khí đòi lương thực” là càng lớn.
Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang một ý nghĩa thực tiễn, thấy rõ trong đời sống. Vấn đề này có thể xen vào trong tiết dạy phân đạm (ở lớp 9 ). Tạo cho học sinh khu vực làm nông nghiệp có thể tiện kiểm nghiệm trong đời sống, tự quan sát.
* Ví dụ9:Tại sao nước máy lại có mùi clo? 
Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo vào nước có tác dụng sát trùng do clo tan 1 phần (gây mùi) và phản ứng 1 phần với nước:
Hợp chất HClO không bền có tính oxi hoá mạnh: 
Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn.
* Ví dụ 10 :Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước?
Cloramin là chất NH2Cl và NHCl2. Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giải phóng cho ra khí Clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO.
HClO có tính oxy hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật, làm cho vi sinh vật chết.
Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chất này.
 * Ví dụ 11:Vì sao nước biển lại mặn?
Các con sông, suối, Các dòng nước trên lục địa đều chảy về biển, đại
 dương và hoà tan mọi vật thể có thể hoà tan. Do quá trình bay hơi, các nguyên tố, hợp chất tụ tập trong nước biển ngày càng nhiều theo thời gian, vị mặn của nước biển chủ yếu do NaCl gây nên. Trong nước biển có khoảng hơn 80 nguyên tố, các halogen có nhiều trong nước biển, nguyên tố Br có trong nước biển tới 99% tổng lượng tồn tại và chiếm 0,065% trong nước biển.
Áp dụng: GV có thể lựa chọn một trong 3 VD (9,10,11) để đưa vào bài: clo (ở lớp 9 ) 
* Ví dụ 12:Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm?
Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽ bị ngưng tụ thành những “óc đậu” khi nấu, xào nếu như cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá
* Ví dụ 13: Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên? Khi nấu trứng thì lòng trắng trứng kết tủa lại?
Vì trong những trường hợp đó có xảy ra sự kết tủa protit bằng nhiệt, gọi là sự đông tụ.Một số protit tan trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng sẽ bị kết tủa. 
Áp dụng: Giáo viên có thể chọn một trong 2 VD 12,13 để xen vào bài giảng của phần về protit (lớp 9). Đây cũng là vấn đề thiết thực bắt gặp trong cuộc sống và phục vụ thiết yếu trong việc chế biến thực phẩm.
* Ví dụ 14: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này?
Trong tự nhiên nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học :
CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn.
Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 lượng dấm (CH3COOH 5%) và rượu, đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành 1 lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch.
Áp dụng: Giáo viên có thể xen vào trong bài giảng về nước cứng(ở lớp 9 ). Mục đích cung cấp mẹo vặt trong đời sống cũng góp phần cho học sinh hiểu bản chất của vế đề có trong đời sống hàng ngày, học sinh có thể ứng dụng trong đời gia đình mình, tạo sự hưng phấn trong học tập. Đó là một thí nghiệm tự làm 
được.
* Ví dụ 15: Sherlock Homes đã phát hiện ra cách lấy dấu vân tay của tội phạm lưu trên các vật ở hiện trường như thế nào chỉ sau một vài phút thí nghiệm?
Lấy một tờ giấy sạch, ấn một ngón tay vào mặt giấy rồi nhấc ra sau đó đem phần giấy có dấu vân tay đặt trên miệng ống nghiệm có đựng cồn iod, dùng đèn cồn để đun nóng phần đáy ống nghiệm.Đợi cho khí màu tím thoát ra (I2) từ ống nghiệm thấy phần giấy có vân tay dần hiện lên rõ nét (màu nâu). Nếu bạn cất tờ giấy có vân tay đi mấy tháng sau làm tương tự cũng vẫn có hiện tượng như trên. 
Do đầu ngón tay có chất béo, dầu khoáng, mồ hôi, khi ấn tay vào giấy sẽ lưu lại một phần trên giấy mặc dù mắt thường không nhận ra. Các chất này khi gặp hơi Iod cho màu nâu (chú ý hơi Iodrất độc không được ngửi).
Áp dụng:Đây là câu chuyện nêu lên ứng dụng của hoá học trong đời sống, giúp học sinh hiểu biết nhiều hơn. Giáo viên có thể xen vào trong các bài giảng về chất béo (ở lớp 9 ).
* Ví dụ 16: Vì sao tay một người dính cồn iod cầm bánh mì thì có chấm xanh trên bánh?
Do cồn iod là hỗn hợp tan của Iod và Ancol etylic (C2H5OH),Iod gặp tinh bột tạo ra phức màu xanh dương. 
Điều này cũng có thể giải thích khi bôi cồn iod lên phía trong quả chuối xanh lại cũng có hiện tượng tương tự (do trong chuối xanh có tinh bột (C6H10O5)n). Nhưng nếu là chuối chín thì không thấy hiện tượng này (do chuối chín chuyển tinh bột thành đường Glucozo(C6H12O6).Người ta sử dụng tinh bột để nhận biết iod và ngược lại.
* Ví dụ 17: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ: 
* Ví dụ 18:Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và giải phóng khí O2.
Nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang hợp, chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2.
Áp dụng: GV có thể lựa chọn một trong ba VD 16,17,18 để đưa vào trong bài dạy về tinh bột (ở lớp 9)
* Ví dụ19: Dấm ăn là gì?Có ích gì?
Trong dấm ăn có vị chua vì có 3-5% là Axit axetic (CH3COOH). Dấm ăn có tác dụng tạo vị chua và có tác dụng làm cho cơ thể có cảm giác muốn ăn và tiêu hoá tốt, có khả năng tiêu độc, sát khuẩn. 
Áp dụng: Dấm ăn là một thứ gia vị rất gần gũi trong đời sống, giáo viên có thể xen vào trong bài giảng về axit axetic (ở lớp 9 ) để học sinh liên hệ trong thực tế, hiểu biết về vai trò của dấm ăn đối với con người.
* Ví dụ 20: Vì sao không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn?
Trái cây có loại đường đơn là monosaccarit và một số loại axit sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra Axit tactaric, Axit citric làm cho dạ dày đầy hơi.
Một số loại hoa quả có hàm lượng Tanin và Pectin cao, chúng sẽ kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ tạo thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này hình thành sỏi ở dạ dày, ruột.
Nên ăn hoa quả sau bữa ăn khoảng 1−3 giờ.
*Ví dụ 21: Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa?
Trong sữa có thành phần protein gọi là Cazein. Khi vắt chanh vào sữa làm tăng độ chua, tức làm giảm pH của dung dịch sữa tới pH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa. 
Khi làm phomat, người ta cũng tách Cazein theo nguyên tắc tương tự và cho lên men tiếp.
* Ví dụ 22: Vì sao nước rau muống đang xanh, khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?
Có một số chất hoá học được gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu của dung dịch thay đổi khi độ axit thay đổi.
Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị này.Trong chanh có 7% axit citric.Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau.Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh lét là chứa chất kiềm canxi.
* Ví dụ 23:Vì sao sau khi ăn trái cây thì không nên đánh răng ngay? 
Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được đánh răng. Tại sao vậy? Vì chất chua (axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương lợi. Bởi vậy phải đợi đến khi lượng nước bọt trung hòa axit trong trái cây, nhất là táo, cam, nho, chanh.
Ta đã biết thức ăn vào dạ dày phải lưu giữ lại từ 1−2 giờ. Nếu sau bữa ăn, ta ăn ngay trái cây sẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày.
* Ví dụ 24:Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Do trong nọc ong, kiến, nhện có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.
Áp dụng: Giáo viên có thể lựa chọn một trong 5 VD (VD20,21,22,23,24) để đưa các vấn đề thực tế này vào bài axit cacboxylic (ở lớp 9 ).
* Ví dụ 25: Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc (CO) hoặc nhiều khí thiên nhiên(CH4)và không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị ngạt?
Trong các giếng đào đặc biệt nhiều ở vùng đồng bằng thường có khí độc CO, CH4 và không có O2. Mà người dân chúng ta hay có thói quen xuống giếng thau giếng hoặc vì lấy gầu múc nước Đã có nhiều trường hợp bị tử vong một lúc nhiều mạng người vì gặp phải giếng có khí độc (CO) gây đông máu, CH4và không có O2 gây ngạt trong tíc tắc, làm người xuống cứu cũng chết.Để tránh, tốt nhất không nên xuống các giếng đào, nếu có xuống phải đeo bình oxi. Còn muốn biết có khí độc(CO), hoặc nhiều khí thiên nhiên(CH4) và không có O2 chỉ cần lấy dây buộc một con gà, vịt  thả xuống nếu nó chết thì chứng tỏ có khí độc.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng hay xảy ra, giáo viên nên đưa vào bài giảng để nhắc nhở học sinh, cộng đồng tránh những cái chết thương tâm. Vấn đề này có thể xen vào bài dạy Cacbon hay Metan (ở lớp 9 ).
* Ví dụ 26: Vì sao có thể đánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây bạc bị hóa đen? Để dây bạc trắng sáng trở lại, người ta sẽ ngâm vào nước tiểu?
Người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua(S2−) vô cơ hay hữu cơ đều có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do S có ái lực m

File đính kèm:

  • docSKKN HOA HOC RAT HAY.doc
Giáo án liên quan