Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy – Học môn Hóa học ở trường THCS bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN

 Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất các các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến l¬ược của dân tộc mình .Vì thế đại hội lần IX Đảng cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết ghi rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, t¬ương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó.

Nêu về tầm quan trọng của giáo dục cho thế hệ trẻ nhân ngày khai tr¬ường đầu tiên của n¬ước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Non sông Việt Nam có trở nên t¬ươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có b¬ước tới đài vinh quang để sánh vai với các c¬ường quốc năm châu đ¬ược hay không, chính là nhờ một phần công lớn công học tập của các em ”.

Trước khi ng¬ười ra đi, trong di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh có dặn: “ Phải giáo dục thế hệ trẻ để cho họ trở thành ng¬ười vừa hồng vừa chuyên ”.

Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển như¬ vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dư¬ỡng nh¬ưng cao hơn là giáo d¬ưỡng h¬ướng thiện khoa học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy – Học môn Hóa học ở trường THCS bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn.
6/ “Nâng cao hiệu quả dạy – học môn hoá học ở trường THCS bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học ” bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày. 
II/ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
 1/ Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: Bằng lời giải thích, băng hình ảnh, đoạn phim, bài hát, có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếuĐiều này cần phụ thuộc vào giáo viên ở mỗi trường THCS, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa vì hiệu quả giáo dục với nội dung đề tài này, có những kinh nghiệm có thể áp dụng cho nhiều người, nhưng có những phong cách không thể áp dụng cho giáo viên khác.Vì phong cách dạy “nó như tính cách của mỗi con người không thể ai giống ai” nhưng đảm bảo được nội dung dạy học theo yêu cầu của chơng trình. Tôi nói như vậy không có nghĩa người giáo viên không đổi mới phương pháp giảng dạy mà mỗi giáo viên luôn phải tìm cách đổi mới trong phong cách dạy của mình theo yêu cầu của thực tiễn hiện hành. Có thể nói “người giáo viên như một đạo diễn cho tiết dạy của mình ”. 
2/ Phần ví dụ minh hoạ thông qua một số hiện tượngthực tiễn trong số hàng nghìn, hàng vạn hiện tượng, tình huống thực tiễn có thể áp dụng và quan điểm của tôi trong từng vấn đề cụ thể với đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy – học môn hoá học ở trường THCS bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học ”.
F VẤN ĐỀ SỐ 01: Vai trò của ôzôn trong đời sống và công nghiệp như thế nào?
 	Ôzôn có khả năng “cải tạo ” nước thải, có thể khử các chất độc như phênol, hợp chất xianua, nông dược, chất trừ cỏ, các hợp chất hữu cơ gây bệnhcó trong nước thải. Ôzôn có thể tác dụng với các ion kim loại: sắt, thiếc, chì, manganBiến nước thải thành nước sạch vô hại. Trên tầng cao khí quyển 10- 30km quanh trái đất O3 tồn tại thành một tầng khí quyển riêng có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Vì các tia tử ngoại làm cho người, động thực vật bị đột biến gen, gây bệnh nan y Gần đây do công nghiệp phát triển, các nhà máy xuất hiện khí thải, động cơ phản lực  thải vào khí quyển một lượng bụi và khí ô nhiểm, thì ôzôn lại góp phần oxi hoá chất gây ô nhiểm, cũng chính vì vậy tầng ôzôn bị mỏng dần. Trong vòng 50 năm gần đây lượng ôzôn mỏng đi khoảng 1% , có một số nơi tầng ôzôn bị thủng và gây ra không ít hiện tượng như: bão, lũ lụt, cháy rừng, bệnh nan y
&. Lĩnh vực áp dụng: Đây là vấn đề có liện quan đên giáo dục môi trường và qua bài học học sinh hiểu được tầm quan trọng của ôzôn , vừa có ý thức bảo vệ môi trường và kích thích sự tìm hiểu về vấn đề này ..Giáo viên có thể đưa vào bài giảng về phần oxi (tiết 38 lớp 8, tiết 35 lớp 9 ).
F VẤN ĐỀ SỐ 02: Vì sao khi luộc rau muống nên tra vào trước một ít muối NaCl( muối ăn)
Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1atm là 1000C, nếu tra thêm NaCl thì lúc đó làm cho nhiệt nước khi sôi ( dung dịch NaCl loãng) là > 1000C. vì vậy khi đó rau muống sẽ mền hơn và xanh hơn là do nhiệt độ sôi cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian luộc rau không lâu làm rau ít mất vitamin nên xanh.
&. Lĩnh vực áp dụng: Vấn đề này có thể có học sinh biết nhưng có học sinh không để ý nhưng nếu được biết đến thì các em có thể tiến hành thí nghiệm ngay trong mỗi buổi nấu ăn, góp phần tạo thêm kinh nghiệm cho học sinh, rất thiết thực. Có thể chèn vào trong bài giảng:( tiết 15lớp 9 ), thời gian đề cập vấn đề này khoảng 2 phút. 
F VẤN ĐỀ SỐ 03: Tại sao không đựng dung dịch HF trong bình đựng bằng thủy tinh?
Dung dich HF tuy là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn được thuỷ tinh. Do thành phần của thuỷ tinh chính là SiO2 cho dung dịch HF vào thì có phản ứng: 
 SiO2 + 4HF = SiF4 ­ + 2 H2O 
 (dễ bay hơi )
&. Lĩnh vực áp dụng: Đây là vấn đề bắt buộc trong quá trình dạy về Flo và tính chất của dung dịch HF (tiết 38 lớp 9), giúp học sinh giải đáp được bài tập, mà trong thực tiễn tránh đựng dung dịch HF trong bình thuỷ tinh khi gặp. 
F VẤN ĐỀ SỐ 04 : Vì sao lại không dùng xăng pha chì nữa?
 Xăng pha chì là thêm tetraetyl chì có tác dụng tiêt kiệm 30% xăng dầu khi sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ chì ôxi bám vào các ống xả, thành xi lanh nên thực tế còn hoà tan thêm vào xăng đibrômua etan thì chì oxi sẽ bị chuyển thành PbBr dể bay hơi thoát ra khỏi xi lanh, ống xả, thải vào không khí làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì chì sẽ trong môi trường khí, tồn tại trong thực vật, động vật khi tiếp xúc với khí thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, ngoài ra hơi Br2 bay ra gây nguy hiểm tới đường hô hấp, làm bỏng da khi tiếp xúc với brôm lỏng. Hiện nay nước ta đã không sử dụng xăng pha chì.
&. Lĩnh vực áp dụng: Hiện nay, nước ta không còn sử dụng xăng pha chì nữa, nhưng không ít một số bộ phận học sinh và nhân dân không hiểu vì sao. Nên thông qua bài học liên quan giáo viên có thể làm rõ tại sao.Vấn đề này có thể xen trong tiết dạy về dầu mỏ (tiết 50, 51 lớp 9).
F VẤN ĐỀ SỐ 05: Tục ngữ Việt Nam có câu: “ Nước chảy đá mòn ” mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
 Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3 trong nước tồn tại phương trình điện ly: 
 CaCO3 = Ca2+ + CO32- (*)
Khi nước chảy cuốn theo các ion Ca2+, CO32– theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng hoá học thì cân bằng(*) chuyển dịch theo phía chống lại sự giảm nồng độ Ca2+, CO32-, nên theo thời gian nước chảy qua đá sẽ mòn dần.
&. Lĩnh vực áp dụng: Hiện tượng này thường thấy những phiến đá ở những dòng chảy đi qua, nếu không để ý trong xây dựng sẽ có ảnh hưởng không ít, góp phần hiểu được dụng ý của khoa học của câu tục ngữ, làm cho hoá học trở nên gần gũi, văn hơn. Giáo viên có thể xen vấn đề này trong khi dạy đến phần về muối CaCO3 (tiết 15 lớp 9). 
F VẤN ĐỀ SỐ 06: Cao dao Việt Nam có câu : “ lúa chiêm lấp ló đầu bờ , hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên ” mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào ?
 Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2 khi chớp (tia lửa điện) tạo điều kiện cho N2 hoạt động: 
 N2 + O2 D 2NO => sau đó 2NO + O2 = 2NO2
 Khí NO2 tan vào trong nước mưa: 4NO2 + O2 + H2O = 4HNO3
 HNO3 = H+ + NO3— (đạm) 
 	Nhờ hiện tượng này hàng năm làm tăng 6-7 kg nitơ cho mỗi mẫu đất. Ngày nay người ta đã điều chế urê (NH2)2CO từ không khí để chủ động bón cho cây trồng và trong nền nông nghiệp hiện đại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ của ngành công nghiệp hoá chất “ hướng về không khí đòi lương thực” là càng lớn.
&. Lĩnh vực áp dụng: Đây là một câu ca dao mạng một ý nghĩa thực tiễn , thấy rõ trong đời sống. Vấn đề này có thể xen vào trong tiết dạy phân bón hóa học ( tiết 16 lớp 9). Tạo cho học sinh khu vực làm nông nghiệp có thể tiện kiểm nghiệm trong đời sống, tự quan sát. 
F VẤN ĐỀ SỐ 07: Dùng kiếm giết yêu quái ra máu như thế nào?
Có một thầy cúng đến nhà có người bị bệnh phán rằng: ốm là do ma quỷ, yêu quái ám phạt phải trừ ma tà.Và ông ta làm như sau: Lấy một hình người bằng rơm, khoác lên đó áo giấy vàng rồi miệng đọc “thần chú” rút kiếm báu ra “bảo kiếm” và tưới lên lưỡi kiếm “nước tiên” rồi đâm vào hình người bằng rơm khi rút kiếm ra khỏi hình người bằng rơm thì lập tức ở chổ kiếm rút ra có xuất hiện những vết đỏ tươi như máu và bảo ma đã bị trừ. Thực chất: “nước tiên” là dd Na2CO3; áo giấy vàng không phải giấy vàng thường mà được nhuộm bằng chất màu thiên nhiên lấy ra từ củ cây nghệ nên: 
 dd Na2CO3 + Chất màu của nghệ –––> Màu đỏ sẩm (như máu). 
 Những chất có khả năng làm thay đổi màu sắc để chỉ rõ tính chất của dung dịch được gọi là chất chỉ thị màu. 
&. Lĩnh vực áp dụng: Hiện nay vấn đề chống mê tín dị đoan là vấn đề nóng bỏng, vai trò của giáo viên cũng rất quan trọng, qua các bài giảng mà hiểu bản chất vấn đề. Vì học để biết để ứng dụng vào cuộc sống. Giáo viên có thể xen mẩu chuyện này vào trong vào trong bài giảng về Na2CO3 ( tiết 37 lớp 9). 
F VẤN ĐỀ SỐ 08: Tại sao nước máy lại có mùi clo? 
 Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo có tác dụng sát trùng do clo tan 1 phần (gây mùi) và phản ứng 1 phần với nước:
 H2O + Cl2 D HCl + HClO 
Hợp chất HClO không bền có tính oxi hoá mạnh : 
 HClO D HCl + O . 
ôxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn. 
&. Lĩnh vực áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay trong các nhà máy nước cung cấp nước trong thành phố, thị xã, thị trấn.. .Giúp học sinh hiểu và giải toả thắc mắc, hiểu được vai trò của hoá học và học sinh có thể kiểm nghiệm qua thực tế. Giáo viên có thể xen vào bài giảng về Clo ( tiết 33, 34 lớp 9).
F VẤN ĐỀ SỐ 09: Tại sao sau những cơn mưa có sấm chớp , đường xá, khu phố, rừng cây bầu trời xanh cũng như sạch quang, mát mẻ , trong lành hơn? 
Do trong không khí có 20% O2 nên khi có sấm chớp tạo điều kiện: 
 Tia lửa điện 
 3O2 D 2O3
Tạo ra một lượng nhỏ O3 ,O3 có khả năng sát trùng : 
 O3 = O2 + O. ( sát trùng ) 
Nên ngoài những hạt mưa cuốn theo bụi thì O3 là tác nhân làm môi trường sạch sẽ và cảm giác tươi, mát.
&. Lĩnh vực áp dụng: Vấn đề này nên đề cập trong bài giảng về oxi (tiết 39 lớp 8), giúp học sinh kiểm nghiệm trong cuộc sống mà đôi khi có nhiều học sinh không chú ý đến. Đây là một hiện tượng tự nhiên không xa lạ với học sinh .
F VẤN ĐỀ SỐ 10: Ma chơi là gì ? Ma chơi thường gặp ở đâu ?
 Ma chơi “ chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo 1 phần thành khí PH3 ( phố

File đính kèm:

  • docDoi moi PPDH mon Hoa.doc