Đề tài Nâng cao hiệu quả bài giảng điện tử với bộ môn hoá học

Trong những năm đầu thế kỉ XXI, nhân loại chứng kiến sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin ngày một gần gũi và trở thành nhu cầu tất yếu của mọi nghành, mọi nghề, mọi người.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả bài giảng điện tử với bộ môn hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nói chung, với bộ môn hoá học nói riêng, tôi thực hiện nhóm giải pháp chính sau:
1. Kĩ năng soạn bài giảng điện tử
Có thể nói, soạn bài là một khâu hết sức quang trọng, mang tính chất định hướng, quyết định chất lượng giờ dạy. Công tác chuẩn bị, soạn bài nói chung, soạn và sử dụng bài giảng điện tử nói riêng bao giờ cũng đòi hỏi ở người giáo viên sự tâm huyết nghề nghiệp, sự đầu tư lớn cả về thời gian và trí lực.
Bài giảng điện tử được đánh giá là hay trước hết phải chuẩn và phong phú về nội dung kiến thức, các Slide phải có hiệu ứng hợp lí, đảm bảo tính logic về mặt thời gian và kiến thức, khi trình bày đảm bảo tính mĩ quan và khoa học trong giáo dục.
2. Kĩ năng trình chiếu bài giảng điện tử
Hiện nay, nhiều giáo viên khi trình chiếu bài giảng điện tử còn thiếu tự tin. Nguyên nhân cơ bản là do kĩ năng thao tác máy tính còn hạn chế. Vì thế khi trình chiếu bài giảng điện tử, sự xuất hiện hay thay đổi các Slide trong bài giảng chưa ăn khớp với tiến trình bài học, hiệu quả việc sử dụng các hiệu ứng và tiện ích của phần mềm Microft Office PowerPoint 2003 và Violet chưa cao, chưa tạo cơ hội cho học sinh có thể thao tác trên máy trong lúc giáo viên giảng dạy. Chính vì thế chất lượng và kết quả của hoạt động dạy và học chưa được nâng cao.
Kĩ năng trình chiếu thành thạo, sự chủ động trong hoạt động dạy của giáo viên khi sử dụng bài giảng điện tử là một trong những bí quyết thành công của hoạt động dạy học. Đây cũng là một trong những yêu cầu thiết yếu đối với giáo viên hiện nay.
3. Kĩ năng tổ chức lớp khi tiến hành giờ dạy với bài giảng điện tử
Công tác chuẩn bị, tổ chức lớp học chính là thể hiện nghệ thuật và năng lực sư phạm của người giáo viên. Trong giảng dạy sử dụng bài giảng điện tử, việc tổ chức lớp có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh, bầu không khí lớp học và kĩ năng hoạt động tập thể của học sinh. Tính tích cực và chủ động trong hoạt động học của học sinh có phát huy được hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác phân nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm và tập thể lớp. Điều đó đòi hỏi người dạy phải nắm bắt được tâm lí, khả năng của từng học sinh, của tập thể lớp để có cách quản lí, tổ chức và lựa chọn mô hình, mức độ yêu cầu cho khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh, nhất là đối với bộ môn hoá học. 
Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao đối với giáo dục, tôi xin trình bày biện pháp: “Nâng cao hiệu quả bài giảng điện tử với bộ môn hoá học”.
II. các biện pháp để tổ chức thực hiện
1. Kĩ năng soạn bài giảng điện tử
Có thể nói, Microft Office PowerPoint 2003 và Violet là hai phần mềm hữu dụng nhất trong công tác chuẩn bị bài giảng điện tử hiện nay đối với giáo viên. Do sự giống nhau về nhiều tiện ích và ứng dụng của hai phần mềm này nên trong sáng kiến này, tôi xin trình bày kĩ năng soạn bài giảng điện tử trên Microft Office PowerPoint 2003 và bỏ qua các thao tác soạn thảo văn bản cơ bản.
Dưới đây tôi xin trình bày các thao tác tạo bài tập trắc nghiệm (Tạo Slide trắc nghiệm) làm ví dụ điển hình, một khâu rất quan trọng trong bài giảng điện tử được sử dụng rất phổ biến cho nội dung củng cố bài học.
- Bước 1: Tạo môi trường làm việc với một Slide có nội dung câu hỏi như hình bên.
*Lưu ý: Mỗi câu a, b, c, d là một Text Box.
- Bước 2: Tạo dữ kiện cho từng lựa chọn a, b, c, d.
+ Tạo dấu khoanh tròn cho các câu bằng cách chọn hình Oval trong menu Drawing phía dưới màn hình.
+ Khoanh tròn vào các lựa chọn a, b, c, d như hình bên.
*Lưu ý: Có thể tạo một Oval rồi sau đó copy ra các vòng tròn còn lại cho đều về kích thước.
 - Bước 3: Tạo hiệu ứng cho từng đối tượng hình Oval
 Click phải chuột vào một Oval (hoặc trên thanh công cụ click vào Design/ Slide Desing), xuất hiện cửa sổ Custom Animation, chọn Add Effect sẽ xuất hiện một loạt các hiệu ứng (gọi là những hiệu ứng xuất hiện). Một trong số các hiệu ứng phù hợp với công tác giảng dạy là Diamond.
- Bước 4: Tạo hiệu ứng đi ra cho đối tượng Oval.
Tương tự như bước 3 nhưng ở đây ta click vào Exit (những hiệu ứng này có thể gọi là những hiệu ứng mất đi). Sau đó chọn hiệu ứng bất kì, ở đây tôi chọn hiệu ứng Diamond.
Lúc này trong Slide có 2 hiệu ứng xuất hiện được đánh số 1, 2 được mô tả như hình dưới đây:
- Bước 5: Tạo kĩ thuật “cò súng”, nghĩa là khi học sinh chọn câu nào thì dùng trỏ chuột ngay tại câu đó, click chuột sẽ xuất hiện vòng Oval khoanh tròn vào lựa chọn của học sinh. Nếu câu trả lời của học sinh không đúng hoặc muốn chọn câu khác thì vẫn click chuột ngay tại câu đã chọn trước đó, vòng Oval mất đi.
Cách làm như sau:
+ 5.1. Tạo kĩ thuật “cò súng” cho hiệu ứng xuất hiện
5.1.1. Click vào hiệu ứng 1 xuất hiện, sau đó click vào dấu mũi tên đi xuống, chọn thẻ Timing, xuất hiện hộp thoại Diamond.
5.1.2. Click vào ô Triggers có dấu mũi tên quay xuống, chọn Start effect on click of/ Rectangle 6: a/ OK 
Như vậy hiệu ứng “cò súng” xuất hiện đã được tạo xong cho câu a.
*Lưu ý: Các chữ trong ô này đều đã bị mã hoá cho nên khi chọn cần cẩn thận, chọn chính xác đối tượng. Kĩ thuật “cò súng” xuất hiện và mất đi yêu cầu người sử dụng phải thiết lập đúng trình tự và chính xác, nếu không khi trình chiếu sẽ xảy ra hiện tượng không trùng khớp giữa các thao tác hiệu ứng. Theo tôi chọn các chữ cái a, b, c, d theo đúng như nội dung câu hỏi sẽ tránh được khó khăn sau này.
	Lúc này trên màn hình hiệu ứng 1 chuyển sang dấu bàn tay, hiệu ứng 2 chuyển sang hiệu ứng 1.
+ Bước 5.2: Tạo kĩ thuật “cò súng” cho hiệu ứng mất đi.
Tương tự như bước 5.1.1 đến bước 5.1.3 ở trên nhưng lúc này ta thao tác trên hiệu ứng mất đi (đã chuyển sang hiệu ứng được đánh số 1). Sau khi thực hiện xong trên Slide của chúng ta sẽ xuất hiện hai dấu bàn tay.
Tương tự như thế chúng ta thực hiện các hiệu ứng cho các lựa chọn trắc nghiệm khác b, c, d.
- Bước 6: Tạo hiệu ứng xuất hiện cho đáp án đúng
Trong các lựa chọn của nội dung trắc nghiệm, click vào Texbook đáp án đúng, ví dụ đáp án d.
Bước 6.1. Chọn cho Texbook d một hiệu ứng bất kì, ở đây tôi chọn hiệu ứng thay đổi màu sắc trạng thái Emphasis/ Flash Bulb cho Texbook d như mô tả hình bên.
Bước 6.2. Chọn thuộc tính chạy liên tục cho hiệu ứng vừa lựa chọn ở 6.1 được đánh số 1 bằng cách đưa trỏ chuột đến ô chứa hiệu ứng vừa tạo nằm bên trái màn hình, sau đó click vào mũi tên quay xuống, chọn thẻ Timing/ Repeat/ Unitil Next Click/ OK.
- Bước 7: Chọn màu và kiểu chữ
Việc chọn màu và kiểu chữ trong Microft Office PowerPoint 2003 và Violet cũng giống như trong Microft Office Word 2003.
7.1. Chọn kiểu chữ
Bôi đen đoạn văn bản hoặc text book cần chọn, nháy chuột vào Font, xuất hiện nhiều kiểu chữ, chọn bất kĩ kiểu chữ nào theo ý muốn. ở đây tôi chọn kiểu chữ T.VnAristote, một trong những kiểu chữ đẹp.	
7.2. Chọn màu cho chữ hoặc text book
Bôi đen đoạn văn bản hoặc text book cần chọn, nháy chuột vào Font color, xuất hiện nhiều kiểu màu, chọn bất kì màu nào theo ý muốn. ở đây, theo tôi chọn màu đỏ (red), màu xanh đậm (green) là hai trong những màu rõ nét.
Như vậy một Slide bài tập trắc nghiệm đã được hoàn thành.
2. Kĩ năng trình chiếu bài giảng điện tử	
Có thể nói, hiệu ứng và tiện ích của phần mềm Microft Office PowerPoint 2003 và Violet rất hữu dụng cho công tác soạn bài giảng điện tử đối với giáo viên. Để đảm bảo kết quả và chất lượng giờ dạy, trước khi trình chiếu giáo viên cần xem trước và trình chiếu thử trước khi lên lớp. Mỗi click chuột sẽ tương ứng với một nội dung hoặc một hiệu ứng biểu diễn.
Ví dụ, đối với bài tập trắc nghiệm ở trên có thể tiến hành như sau:
- Trong lúc giảng dạy giáo viên cho học sinh chọn đáp án, giáo viên có thể cho học sinh thao tác hoặc tự mình dùng chuột di chuyển đến nội dung mà học sinh chọn a, b, c, d rồi click vào lựa chọn đó. Vòng tròn Oval sẽ xuất hiện khoanh vào lựa chọn a, b, c, d 
- Sau đó học sinh nhận xét, nếu lựa chọn trên không đúng hoặc học sinh có cách lựa chọn đấp án khác thì click chuột vào lựa chọn đó, khoanh tròn Oval vừa xuất hiện sẽ mất đi, khi đó lại chọn đáp án khác.
- Sau khi học sinh thảo luận xong, giáo viên chốt kiến thức, đưa đáp án bằng một thao tác rất đơn giản, đưa trỏ chuột ra ngoài khoảng trống và click chuột, đáp án đúng sẽ xuất hiện thông qua tín hiệu một khoanh tròn Oval.
3. Kĩ năng tổ chức lớp khi tiến hành giờ dạy với bài giảng điện tử
3.1. Phân nhóm học tập, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. 
Mỗi nhóm gồm: Nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí và các thành viên trong nhóm. 
- Nhóm trưởng kết hợp với nhóm phó tổ chưc hoạt động thảo luận của nhóm theo định hướng, yêu cầu của giáo viên. 
- Các thành viên tiến hành hoạt động, làm việc, thảo luận dưới sự quản lí, tổ chức của nhóm trưởng và nhóm phó.
- Thư kí ghi lại và báo cáo kết quả hoạt động của cả nhóm (hoạt động báo cáo có thể do nhóm trưởng thực hiện).
3.2. Kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm.
Khi tiến hành thảo luận nhóm, hoạt động nhóm giáo viên phải chỉ rõ:
- Nhiệm vụ, nội dung mà nhóm cần thoàn thành.
- Chuẩn bị phiếu học tập kèm theo, phát cho mỗi nhóm.
- Thời gian tiến hành hoạt động.
- Cách thức báo cáo (báo cáo bằng văn bản, bằng lời )
Trong thời gian diễn ra hoạt động nhóm, giáo viên phải chú ý bao quát hoạt động chung của lớp học, có thể hỗ trợ hoặc hướng dẫn thêm cho học sinh để hoạt động nhóm diễn ra như định hướng, đồng thời tạo bầu không khí sôi nổi trong giờ học.
Khi kết thúc hoạt động nhóm, đại diện các nhóm báo cáo kết quả, giáo viên nên để cho học sinh được chủ động nêu lên tư duy, nhận xét của cả nhóm. Tuy nhiên chính giáo viên phải hoàn toàn chủ động trong hoạt động hướng dẫn học sinh rút ra kết quả đúng, chốt được nội dung kiến thức cần đạt.
Những yêu cầu đó càng phát huy hiệu quả cao khi sử dụng bài giảng điện tử. Nhờ tiện ích của phần mềm Microft Office PowerPoint 2003 và Violet, giáo viên có thể trình chiếu, chỉ rõ các yêu cầu đặt ra một cách cụ thể và được chuẩn bị cẩn thận, khoa học thông qua việc trình diễn trên máy chiếu Prozectert.
3.3. Kĩ năng tổ chức hoạt động tư duy độc lập ở học sinh
Khả năng tư duy của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự định hướng của giáo viên, sự phân loại học sinh và công tá

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem 2010.doc