Đề tài Nâng cao chất lượng trong giờ dạy môn sinh học lớp 9

 Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về vi sinh sinh vật, thực vật, động vật và con người, sự tiến hoá của giới thực vật, động vật và con người. Sự tiến hoá của giới thực vật và động vật nguồn gốc của con người. Tại sao có loài tồn tại đến ngày nay và có loài tiệt chủng. Sinh học phản ánh mọi mặt của cuộc sống xã hội góp phần hình thành phát triển hoàn thiện nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo dục. Nó là chìa khoá để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa học, mọi hoạt động xã hội, nó có tác dụng sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn trí tuệ con người

doc15 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng trong giờ dạy môn sinh học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS một loạt những bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm nhưng nó được cấu trúc lại một cách sư phạm gọi là bài toán Ơristic .
	HS tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán Ơristic như mâu thuẫn của nội tâm mình và đặt vào tình huống có vấn đề tức là trạng thái nhu cầu bên trong bức thiết muốn giải quyết bằng bài toán đó.
	Trong và bằng cách tổ chức giải bài toán nhận thức mà HS lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả kiến thức cả cách giải quyết và do đó có được niềm vui và sự nhận thức sáng tạo “Đặt vấn đề” được hiểu là vấn đề có thể do GV hoặc do chính HS đặt ra. GV tổ chức tạo tình huống có vấn đề để HS tự lực phát hiện nhận dạng, phát biểu vấn đề được đặt ra cùng nhau giải quyết dạy học đặt – giải quyết vấn đề gồm 3 bước lớn : Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận. Qua đó HS vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó. Dạy học đặt, giải quyết vấn đề không dễ thực hiện, GV chưa có nhiều mẫu cụ thể để học tập vận dụng, GV muốn thực hiện nhưng thiếu điều kiện thuận lợi . Dung lượng các bài trong SGK quá nặng thiếu thời gian để áp dụng dạy học đặt, giải quyết vấn đề lớp học quá đông thi cử nặng về tái hiện kiến thức chưa kích thích học, chủ động sáng tạo.
	Dạy học đặt, giải quyết vấn đề có 4 mức trình độ.
	+ Mức 1: GV đặt vấn đề , nêu cách giải quyết vấn đề HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV, GV kết luận đánh giá kết quả làm việc của HS.
	+ Mức 2: GV nêu vấn đề gợi ý để HS tìm cách giải quyết vấn đề HS thực hiện cách giải quyết vấn đề, GV và HS cùng kết luận và đánh giá. 
	+ Mức 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giúp HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần – HS và GV cùng đánh giá và kết luận.
	+ Mức 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh thực tế của mình. HS giải quyết vấn đề tự đánh giá chất lượng hiệu quả và kết luận khi cần. GV bổ sung chỉnh xác hoá kết luận.
	Dạy học đặt và giải quyết vấn đề không mới với đa số GV nhưng chưa được vận dụng rộng rãi và còn ở trình độ thấp. Trước tiên cần đào tạo một lớp người có đủ năng lực phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh trong tình huống thực tế, phục vụ cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. GV chúng ta cần học hỏi vận dụng phát triển dạy học đặt giải quyết vấn đề ngày càng thường xuyên, phổ biến và đạt trình độ cao hơn. Trong dạy học đạt giải quyết vấn đề thói quen học thuộc và ghi nhớ những kiến thức GV thông báo được thay thế bằng thói quen chủ động tham gia những hoạt động tìm tòi, phát hiện tình huống có vấn đề, đề xuất các giả thuyết dự báo về hiện tượng sẽ gặp, giải thích nguyên nhân, tính quy luật của các hiện tượng bằng quan sát thí nghiệm thảo luận. Đặc trưng cơ bản của dạy học đạt giải quyết vấn đề là sự chiếm lĩnh kiến thức kỹ năng mới thông qua các hoạt động tư duy sán tạo ý nghĩa cơ bản của dạy học đặt vấn đề - giải quyết vấn đề là chuẩn mực cho HS một năng lực rất cần cho cuộc sống cá nhân, gia đình, cộng đồng: năng lực phát hiện kịp thời và giảI quyết hợp lý các vấn đề gặp phải. Dạy học đặt giảI quyết vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù phương pháp dạy học. Việc vận dụng nó đòi hỏi cảI tạo cả nội dung phương tiện cách thức tổ chức dạy và học cũng như đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học. Trong phạm vi phương pháp dạy học nó có khả năng thâm nhập vào hầu hết các phương pháp dạu học khác và làm cho chúng trở nên tích cực hơn, chẳng hạn như thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại nêu vấn đề Ơristic biểu hiện thí nghiệm nghiên cứu phát hiện
	c. Phương pháp dạy học bằng hoạt động nhóm: Tổ chức hoạt động theo nhóm là quá trình trong đó những người tham gia được hướng dẫn bởi một người tổ chức thông qua một chuỗi các hạot động học tập được khuyến khích để trao đổi các kinh nghiệm và tạo cơ hội để chỉ huy và bị chỉ huy bởi các bạn cùng tuổi thông qua quá trình học tập. Đây là cách tiếp cận để dạy học tích cực. Qua thảo luận nhóm, các thành viên của nhóm có thể được nhận thêm thông tin từ bạn bè được biểu lộ cac quan điểm khác nhau và phát triển các kỹ năng giao tiếp. Hoạt động nhóm nhỏ được tổ chức tốt sẽ làm tăng không khí học tập gắn bó. Trong từng nhóm các ý kiến của mỗi cá nhân được đánh giá và chấp nhận có sự cảm thông chia sẻ, tin cậy và ủng hộ giữa HS với nhau giúp các em hình thành và phát triển khả năng làm việc hợp tác. Học theo nhóm HS có cơ hội thể hiện hiểu biết những kỹ năng những quan điểm, thái độ trước một vấn đề nêu ra. Tính cách cá nhân được bộc lộ, phát triển tình bạn bè , ý thức cộng đồng. Dạy học theo nhóm giúp HS thu nhận những kinh nghiệm, sự sáng tạo của HS dạy học theo nhóm là phương pháp công hiệu tạo điều kiện để HS tham gia vào quá trình dạy học, giúp phát triển hành vi ứng xử xã hội và phát triển tư duy, khi tổ chức một hoạt động nhóm, người giáo viên cần phải quan tâm đến số nhóm và số người trong nhóm số người trong một nhóm phải có đủ để trao đổi giải quyết các vấn đề được giao nếu quá đông sẽ không sử dụng hết nguồn lực, nếu quá ít sẽ không đủ để giải quyết nhiệm vụ, số người trong một nhóm và số nhóm phụ thuộc vào bài tập và số HS trong lớp một nhóm trung bình từ 5 – 7 người. Mỗi nhóm có một thư ký và 1 nhóm trưởng để điều khiển cuộc thảo luận có nhiều kiểu thành lập nhóm , nhưng ta có thể tập trung vào hai kiểu chủ yếu sau: 
	Thành lập nhóm ngẫu nhiên gồm: theo đếm số thứ tự, theo biểu tượng nhóm rì rầm 2 người.
	Thành lập nhóm có chủ định : Gồm thành lập nhóm theo chuyên môn, theo giới tính theo địa bàn dân cư, theo tổ học tập .. việc thành lập này theo ý định của GV và căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của bài tập.
	Quy trình hướng dẫn hoạt động nhóm gồm các bước.	
	Bước 1: Giao nhiệm vụ gồm nhiều mục tiêu của hoạt động nhóm, tóm tắt kháI quát toàn bộ hoạt động nêu câu hỏi vấn đề.
	Bước 2: Thành lập nhóm gồm chia nhóm , cung cấp thông tin các điều kiện hoạt động cho bảo quản nhóm.
	Bước 3: Làm việc theo nhóm gồm: Bắt đầu làm việc theo nhóm, theo dõi tiến độ của nhóm, thông báo thời gian, hỗ trợ các nhóm làm báo cáo.
	Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả.
	Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm.
	Vai trò của GV và HS trong dạy học theo nhóm trong dạy học theo nhóm người GV có vai trò hết sức quan trọng. GV vừa là người hướng dẫn cố vấn , trọng tài, người điều khiển hết sức linh hoạt đồng thời GV còn là nhà tổ chức thiết kế các hoạt động. Trong khi HS thảo luận GV tạo môI trường bình đẳng giữa các HS và các nhóm. GV là người tạo được môI trường tâm lý an toàn cho hoạt động nhóm, tạo cơ hội cho HS chia sẻ kinh nghiệm suy nghĩ cùng các bạn trong nhóm tạo cơ hội cho HS chia sẽ kinh nghiệm , suy nghĩ cùng các bạn trong nhóm và tạo mối quan hệ hoà đồng giữa các nhóm. Vai trò của HS đã thay đổi trong việc học theo nhóm từ cách học tóêp nhận thông tin do GV cung cấp, các em đã thay đổi cách học là người chủ động tìm kiếm và thu nhận thông tin. Do đó vai trò của HS rất quan trọng trong phương pháp dạy học theo nhóm. HS làm việc với nhóm theo yêu cầu của GV. Tích cực đóng góp ý kiến làm theo yêu cầu của nhóm và chia sẻ công việc với nhóm. Các thành viên trong nhóm tác động qua lại với nhau trong khuôn khổ hợp tác thực hiện nhiệm vụ của nhóm và hợp tác với nhóm trưởng. Mỗi HS đều có thể giữ vai trò điều khiển nhóm khi cần thiết, luân phiên làm nhóm trưởng. 
	Tôi xin đưa ra một cách lập kế hoạch hoạt động nhóm sau đây để các bạn tham khảo.
	Chọn chủ đề: Chủ đề mà bạn chọn có liên quan đến kiến thức và kinh nghiệm thực tế của HS hay không, sau đó bạn có thể viết ra giấy dưới dạng câu hỏi, hoặc tình huống có vấn đề. Nếu chủ đề lớn bạn có thể chia thành những bài tập (nhiệm vụ) nhỏ hơn và bạn cần xác định ngay kà tất cả các nhóm chung nhau một nhiệm vụ hay mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau.
	Xác định mục tiêu: Sau hoạt động HS của bạn sẽ đạt được những kiến thức và kỹ năng nào? 
	Xác định loại hoạt động: Bạn cần xác định loại hoạt động đó là loại gì (Sắm vai, nghiên cứu tình huống, thí nghiệm, trò chơi, thảo luận)
	Thành lập nhóm Bạn định thành lập bao nhiêu nhóm, mỗi nhóm bao nhiêu HS , các chia nhóm thế nào (theo ngẫu nhiên hay có chủ định).
	- Xác định thời gian: Hoạt động nhóm này trong bao nhiêu phút. Bạn nên chia khoảng thời gian này cho những công việc cụ thể sau: 
	+ Chuẩn bị thời gian này dùng để HS di chuyển về nhóm của mình (ví dụ 3 phút)
	+ Làm việc thực tế của nhóm: Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất, HS thảo luận làm thí nghiệm , đóng vai viết báo cáo, chuẩn bị trình bày (VD 10 phút) 
	+ Báo cáo kết quả: Các nhóm trình bày kết quả của nhóm(Ví dụ 3 phút/nhóm, có 4 nhóm sẽ có thời gian trình bày là 12 phút) 
	+ Rút kinh nghiệm về hoạt động: GV tổng kết rút kinh nghiệm (VD 5 phút)
	- Thực hiện hoạt động nhóm: Trong phần này bạn có thể ghi chi tiết HS phải thực hiện như thế nào? 
	- Xác định vật tư thiết bị: Bạn cần có những gì cho hoạt động này.
	Tôi chưa biết bạn sẽ chọn bài nào để lập kế hoạch cho hoạt động nhóm nhưng tôi tin rằng bạn đã lập kế hoạch một cách chi tiết kế hoạch chi tiết của bạn sẽ giúp bạn thực hiện một hoạt động nhóm có hiệu quả và bạn không lo “cháy giáo án” do hoạt động bị kéo dài mất thời gian.
	d. Dạy học bằng tổ chức các hoạt động khám phá, học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực học tập về thực chất là tính tích cực hoạt động nhận thức đặc trưng ở khát vọng hiểu biết cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập bằng con đường khám phá khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức mà loài người đã tích luỹ được. Tuy nhiên trong học tập HS cũng phải được “khám phá” ra những kiến thức mới đối với bản thân. HS sẽ thông hiểu ghi nhớ và vận dụng linh hoạt những gì mình đã nắm được qua hoạt động chủ lực khám phá của chính mình. Đó là chưa đến khi đạt tới một trình độ nhất định thì sự học tập tích cực sẽ mang lại tính nghiên cứu khoa học và người học cũng sẽ tìm ra nh

File đính kèm:

  • docSang Kien KN SINH.doc