Đề tài Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp tại lớp 7b trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở bản hon

Có thể hiểu một cách khái quát về giáo dục kĩ năng sống là “ dạy người” với mục tiêu hình thành các thói quen, hành vi, thái độ tích cực trong việc ứng xử mọi tình huống của cuộc sống, cá nhân và tham gia đời sống xã hội. Đây là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, đòi hỏi nhà giáo dục phải kiên trì, sáng tạo. Đối tượng giáo dục chỉ có thể hình thành được kĩ năng sống thông qua việc tham gia hoạt động thực tiễn, tự trải nghiệm, tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách, bổ sung kinh nghiệm sống.

doc17 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp tại lớp 7b trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở bản hon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lựa chọn hành vi, nhu cầu, phòng tránh, dự báo để ứng sử tích cực, phù hợp trước các hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy. Kĩ năng sống là những khả năng học được thể hiện những giá trị mình đón nhận qua học tập, rèn luyên thành những hoạt động có hiệu quả trong đời sống hàng ngày.
	Theo UNESCO, WHO, UNICEF, kĩ năng sống có thể gồm các kĩ năng cốt lõi sau: Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng suy nghĩ phên phán, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng nhận thức, tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.
	Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện. Do vậy trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong Luật giáo dục năm 2005 đã thể hiện rõ nhiệm vụ đổi mới giáo dục hiện nay đó là.
	Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới trương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm năng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
	Điều 2- Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp. Trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
	Hiệp định số 2384- VIE ký ngày 10/01/2008 giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu Á(ADB) về tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở vùng khó khăn với mục đích hỗ trợ Giáo viên phát triển năng lực thiết kế, tổ chức và xác định vấn đề cần ưu tiên trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho Học sinh Trung học cơ sở vùng khó, giúp các em tìm hiểu, khám phá và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Xác định và rèn luyện những kĩ năng sống cơ bản, đưa ra những quyết định đúng, phát triển khả năng suy nghĩ độc lập khả năng sáng tạo của học sinh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÔNG TRONG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở LỚP 7
2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến
	Lớp 7b có tổng số 20 học sinh. Trong đó có 11 học sinh nam và 9 học sinh nữ, lớp có một học sinh nam bị khuyết tật. Nhà cách trường học xa nên 100% các em trong lớp ở bán trú. Đa phần các em ngoan và có ý thức học tập
2.2. Thực trạng vấn đề được nghiên cứu
a. Thuận lợi
	Đầu năm 2013-2014 tôi đươc phân công chủ nhiệm lớp 7b và giảng dậy môn sinh học 7, hoạt động ngoài giờ lên lớp nên thuận lợi cho việc rèn kĩ năng sống cho học sinh
	Lớp 7b có tổng số 20 học sinh. Trong đó có 11 học sinh nam và 9 học sinh nữ, 100% các em ở bán trú nên thuận tiện cho việc dạy học và tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh.	
Được sự quan tâm của chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, và sự kết hợp của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
b. Khó khăn
	Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa nhận thức đúng mức về ý nghĩa và tầm quan trọng về kĩ năng sống và và giáo dục kĩ năng sống.
	Xây dựng, tổ chức các chủ đề giáo dục kĩ năng sống còn mang tính hình thức, Học sinh ít được trải nghiệm các kĩ năng sống cơ bản.	
	Tài liệu liên quan đến kĩ năng sống của giáo viên và học sinh còn hạn chế. Đồ dùng, phương tiện để tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống còn thiếu.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú thung học cơ sở Bản Hon nằm ở vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí thấp. 100% các em là người dân tộc ít người, các em còn phải tham gia lao động giúp gia đình, ý thức tự giác học tập chưa cao
Trong lớp có một học sinh khuyết tật nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống
	Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc rèn kĩ năng sống cho con em mình
	Phần đa học sinh thực hành kĩ năng sông chưa tốt 
Kết quả khảo sát đầu năm lớp 7b tổng số 20 học sinh cụ thể như sau: 
 Thực hành kĩ
 năng sống 
Thời gian
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Tổng số học sinh
%
Tổng số học sinh
%
Tổng số học sinh
%
Tổng số học sinh
%
Đầu kì I
0
0
5
25
10
50
5
25
2.3. Nguyên nhân
	Chưa có một chủ trương rõ ràng và có tính toàn diện về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
	Việc rèn kỹ năng sống cho HS chưa được quan tâm đúng mức
Trình độ dân trí thấp, kinh tế gia đình học sinh còn khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm tới việc học tập của các em.
CHƯƠNG 3
3.1 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở LỚP 7
Biện pháp 1: Nhận định tình hình thực tế của lớp mình chủ nhiệm
 Nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng học sinh trong lớp thông qua việc đến thăm gia đình học sinh, tìm hiểu qua mọi người xung quanh, học sinh trong lớpđể biết được kinh tế của từng gia đình khó khăn hay đầy đủ, đông con hay ít con, nề nếp của gia đình như thế nào, cha mẹ còn hay mất
 Nắm bắt chất lượng học tập của lớp ( học lực, hạnh kiểm của từng em. ) tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm năm trước, giáo viên bộ môn, học sinh trong lớp
 Cần xác định xem học sinh trong lớp đã có kĩ năng sống tốt chưa, những kĩ năng sống nào còn khuyết cần thiết phải bổ sung phù hợp với các em để giúp các em hoàn thiện mình hơn, học tập tôt hơn, sống tốt hơn và để các em thích nghi được với điều kiện thực tế của lớp, của gia đình, của địa phương, của đất nước. 
Biện pháp 2: Xác định những nhóm kĩ năng sống cần quan tâm giáo dục cho học sinh thông qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho phù hợp.
 Nắm rõ nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 7 gồm 9 chủ điểm phân theo các tháng: 
Tháng 9 truyền thống nhà trường.
Tháng 10 Chăm ngoan học giỏi.
Tháng 11. Tôn sư trọng đạo.
Tháng 12. Uống nước nhớ nguồn.
Tháng 1 và 2. Mừng đảng, mừng xuân.
Thang 3. Tiến bước lên đoàn.
Tháng 4. Hòa bình và hữu nghị.
Tháng 5. Bác hồ kính yêu.
 Qua thực tế, tìm hiểu các em học sinh trong lớp, tôi nhận thấy các chủ điểm trên rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển ở học sinh những nhóm kĩ năng sau
Nhóm kĩ năng tự nhận biết bản thân: Bạn là ai? gồm kĩ năng hiểu biết về cơ thể, kĩ năng sử lí các mối quan hệ của học sinh với gia đình, thầy cô, bạn bè.
Nhóm kĩ năng giao tiếp, ứng xử của học sinh gồm kĩ năng giao tiếp ứng sử với bạn bè, kĩ năng giao tiếp ứng xử với người lớn, kĩ năng giao tiếp ứng xử nơi đông người, kĩ năng phòng chống xâm hại
Nhóm kĩ năng rèn luyện bản thân trong điều kiện khó khăn gồm. kĩ năng tự lập, kĩ năng nhẫn nại, kiên trì, kĩ năng trách nhiệm, kĩ năng hợp tác..
Nhóm kĩ năng phòng tránh những bệnh tật thông thường ở tuổi học trò như. Mụn trứng cá, cảm cúm nhức đầu, chảy máu cam, sâu răng, ngộ độc do ăn uống
Nhóm kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích thường gặp, thoát hiểm, sơ cứu và cấp cứu an toàn như. Tai nạn giao thông, bỏng lửa, đuối nước ..kĩ năng sơ cứu và cấp cứu, kĩ năng an toàn trong hoạt động.
Nhóm kĩ năng hoàn thiện chính mình trong điều kiện khó khăn bao gồm. Kĩ năng sống lạc quan, kĩ năng ước mơ, kĩ năng biết yêu thương
Nội dung giáo dục kĩ năng sống cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi, đặc điểm vùng miền, địa phương giáo viên có thể lựa chọn thêm một số kĩ năng sống khác để giáo dục cho học sinh của lớp mình cho phù hợp. 
Biện pháp 3: Xây dựng,thiết kế chủ đề và tổ chức thực hiện các hoat động giáo dục kĩ năng sống trong dạy học hoạt động ngoài giờ lên lớp
Phải xây dựng các chủ đề giáo dục kĩ năng sống trong dạy học hoạt động ngoài giờ lên lớp thành các chủ đề cụ thể, gắn với điều kiện và nhu cầu phát triển kĩ năng sống thực tiễn của học sinh để xây dựng các hoạt động thiết thực, bổ ích và hiệu quả. Cần chủ động và linh hoạt trong thiết kế các chủ đề, tránh việc tổ chức các chủ điểm giáo dục hàng tháng một cách hình thức, rập khuôn máy móc.
	Thiết kế chủ đề và tổ chức các hoat động giáo dục kĩ năng sống tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình hoạt động. Cách tiếp cận này làm cho các hoạt động giáo dục trở nên gần gũi, tự nhiên, thiết thực và bổ ích đối với học sinh.Quy trình thiết kế và tổ chức giáo dục kĩ năng sống gồm hai giai đoạn
	Giai đoạn 1. Thiết kế. Giai đoạn này gồm các bước sau
	Bước 1. Xác định nhu cầu cần ưu tiên về giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường bao gồm. Nhu cầu hiểu biết về tâm, sinh lí bản thân của em gái, nhu cầu hiểu biết về tình bạn, tình yêu đúng đắn, nhu cầu phát triển kĩ năng giao tiếp với thầy cô, bạn bè, nhu cầu phát triển kĩ năng phòng chống xâm hại, nhu cầu phát triển kĩ năng phòng chống tai nạn, thương tích ở vùng sông nước. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của lớp, nhà trường, địa phương và những khó khăn về kĩ năng sống của học sinh đang gặp phải
	Bước 2. Xác định chủ đề và mục tiêu cần đạt phải căn cứ vào nhu cầu thực tiễn để xác định chủ đề và mục tiêu cần đạt. Cần quan tâm mục tiêu cần đạt về kĩ năng thể hiện ở hành vi của học sinh.
	Bước 3. Lựa chọn nội dung, phương pháp, hoạt động. Hạn chế sử dụng các phương pháp dùng lời, tăng cường các phương pháp thực hành, luyện tập, đóng vai, giải quyết tình huống, trò chơi.để buộc học sinh thực hiện các hành động nhằm hình thành kĩ năng.
	Bước 4. Chuẩn bị điều kiện cần lựa chọn các phương tiện phù hợp với kĩ năng cần hình thành. Thiết kế môi trường thực hành tương tự môi trường thực giúp cho hoạt động của các em thuận lợi và kĩ năng sống hình thành chuẩn xác.
Tôi xin đưa ra ví dụ về xây dựng chủ đề giáo dục kĩ năng giao tiếp ứng xử tháng 11 như sau:
Tháng
Chủ điểm
Chủ đề kĩ năng sống
Yêu cầu cần đạt của học sinh
Tổ chức hoạt động giáo dục
Phương tiện thiết bị
11
Tôn sư trọng đạo
Kĩ năng giao tiếp ứng xử
- Chào hỏi
- Xưng hô
- Phát biểu
- Làm quen
-Nhận ra điểm tốt của người khác
- Từ chối
-Thương lượng
-Ứng xử trong tình huống căng thẳng
- Ứng xử với thầy cô giáo, cha me.
- Đóng vai
- Thi ứng xử, giao tiếp
- 

File đính kèm:

  • docDOI MOI PP DAY HOC.doc