Đề tài Một tiết học có sử dụng phương tiên kĩ thuật dạy học trong giảng bài (chẳng hạn như sử dụng giáo án điện tử) đã được xem là đổi mới phương pháp dạy học chưa

1. Những yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đối với giáo dục

Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng trước một thách thức là tri thức của loài người tăng càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một tiết học có sử dụng phương tiên kĩ thuật dạy học trong giảng bài (chẳng hạn như sử dụng giáo án điện tử) đã được xem là đổi mới phương pháp dạy học chưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 15. Một tiết học có sử dụng phương tiên kĩ thuật dạy học trong giảng bài (chẳng hạn như sử dụng giáo án điện tử) đã được xem là đổi mới PPDh chưa?
Những yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đối với giáo dục
Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng trước một thách thức là tri thức của loài người tăng càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh. Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi. trong xã hội tri thức, việc phát triển kinh tế - xã hội dựa vào tri thức. Vì vậy, giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế xã hội thông qua việc đào tạo con người, chủ thể sáng tạo và sử dụng tri thức. việc gia nhập WTO của Việt Nam trước hết sẽ làm tăng nhu cầu của thị trường lao động đối với đội ngũ nhân lực có trình độ cao.
Từ những đòi hỏi trên đây cảu sự phát triển kinh tế -xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và xã hội hóa tri thức có thể khẳng định rằng mô hình giáo dục “Hàn lâm kinh viên” đào tạo ra những con người thụ động, chạy theo bằng cấp, chú trọng việc truyển thụ những tri thức xa rời thực tiễn, còn gọi là “ kiến thức chết” không còn thích hợp với những yêu cầu của xã hội và thị trường lao động. giáo dục cần đổi mới để đáp ứng những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động
Vài nét về thực trạng dạy học ở trường THPT
Thực trạng dạy học ở THPT có những vấn đề thuộc văn hóa học tập nói chung và những vấn đề về PPDH: Nền giáo dục mang tính hàn lâm kinh viện, chú trọng việc truyền thụ những tri thức khoa học chuyên môn, ít ứng với ứng dụng thực tiễn, tâm lí học tập đối phó với thi cử còn nặng nề. PPDH chiếm ưu thế là các phương pháp thông báo – tiếp nhận, giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học, là người truyền thụ tri thức mang tính áp đặt, hoạt động học tập của học sinh mang tính thụ động. việc dạy học ít găn với thực tiễn vì thế hạn chế việc phát triển toàn diện, tính tích cực, sáng tạo và năng động của học sinh. Các vấn đề nêu trên đây là những vấn đề lớn cần khắc phục của giáo dục trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế. cần xây dựng một văn hóa học tập mới, khắc phục nền văn hóa học tập nặng tính hàn lâm
Vấn đề đổi mới PPDH ở trường phổ thông
PPDH là một phạm trù của khoa học giáo dục. Việc đổi mới PPDH dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn giáo dục. Khoa học giáo dục là một lĩnh vực rất rộng lớn và phức hợp, có nhiều chuyên ngành khác nhau. Vì vậy, việc đổi mới PPDH cũng được tiếp cận dưới rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tùy theo những cách tiếp cận khác nhau có thể có những quan niệm khác nhau về đổi mới PPDH
Thuật ngữ PPDH bắt nguồn từ tiến Hy Lạp (Methodos) có nghĩa là con đường đi đến mục đích. Theo đó, PPDH là con dường để đạt được mụch đích dạy học. PPDH là cách thức hành động của GV và HS trong quá trình dạy học. cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức cụ thể. Cách thức và hình thức không tách rời nhau một cách độc lập. cho đến nay không có sự thống nhất về định nghĩa PPDH. Sau đây là một định nghĩa rộng về PPDH: PPDH là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác điinhj nhằm đạt mục đích dạy học
Dựa trên khái niệm chung về PPDH có thể hiểu: đổi mới PPDH là cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của GV và HS, sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh.
Một số biện pháp đổi mới PPDH
Cải tiến các phương pháp dạy học truyển thống: cac phương pháp dạy học truyển thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này ngươi Giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kĩ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kĩ thuật mở bài, kĩ thuật trình bày. Tuy nhiện các PPDH truyền thống cũng có những hạn chế, vì thế bên cạnh các PPDH truyển thống cần kết hợp sử dụng các PPDH mới
Kết hợp đa dạng các PPDH: không có một phương pháp dạy học nào là toàn năng cả. mỗi PPDH và hình thức có những ưu, khuyết và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy, việc phối hợp đa dạng các PPDH và hình thức trong quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học
Một trong những biện pháp đổi mới PPDH là tăng cường sử dụng các phương tiên trực quan và CNTT trong dạy học
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các PTTQ cần phù hợp với mối quan hệ giữa PPDH và PTDH. T
Đa phương tiện và CNTT vừa là một nội dung dạy học vừa là phương tiện học trong dạy học. đa phương tiện và CNTT có nhiêu khả năng ứng dụng trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-learning)
Quan điểm về tiết học có sử dụng phượng tiễn kĩ thuật dạy học trong dạy học ( chẳng hạn, sử dụng Power Point) đã được xem là đổi mới PPDH chưa?
Hiện nay xu hướng là :” đổi mới PPDH bằng cách sử dụng giáo án Power Point” nghĩa là chuyển từ bài giảng trên giấy của các thầy cô sang slide của powerpoint, tuy nhiên tôi có cảm giác nhiều khi chúng ta đã quá lạm dụng từ đổi mới ở đây.
Đành rằng Powerpoint rất tiện ích vì tạo ra được nhiều hiệu ứng sinh động và trực quan giúp cho bài giảng trở nên sinh động hơn, nhưng không vì thế mà nó là cứu cánh cho cái gọi là "đổi mới phương pháp". 
Theo tôi, Powerpoint hóa không hẳn là đổi mới phương pháp dạy học. Tất nhiên nếu các bạn chưa rành về CNTT thì có thể coi PowerPoint là một cái gì đó khác hẳn với phương pháp dạy học truyền thống với bảng đen và phấn trắng.
 Nêu nhớ điều gì cũng có 2 mặt của nó. Có những môn ta có thể sử dụng hình ảnh, biểu đồ hoặc film ảnh minh họa. Những môn đó thì ta có thể sử dụng máy tính làm công cụ trợ giúp và có thể giúp người học nhanh chóng hình dung ra vấn đề. Như tôi thấy nó giúp cho các em học sinh rất nhiều, tạo cho các em hiểu đựoc bài dể hơn nếu chúng ta biết cách áp dụng đúng cách ICT vào trong giảng dạy . Như môn Hóa Học của chúng tôi chẳng hặn nó có rất nhiều hữu ích, đặc biệt là khi mô phỏng các công thức cấu tạo, các cơ chế của phản ứng, hoặc là mô tả các dây chuyền phản ứng
 Nhưng nếu bạn giảng một bài về tích phân, và nếu bạn không khéo dạy, thì PowerPoint chỉ giúp cho bạn giảng nhanh (do không phải viết), còn đảm bảo với bạn rằng 100% học sinh của bạn sẽ la ó vì bạn kích chuột nhanh quá, chúng nó không viết kịp!!! 
 Chúng ta biết rằng, trong khoa học tự nhiên, đặc biệt là trong toán-lý... đòi hỏi phải có sự tính toán, biến đổi các công thức. Do vậy nếu thầy không biến đổi công thức trên bảng mà chỉ nói "thế nhé..." và chỉ cho sinh viên những slide thì sinh viên không thể theo dõi và tiếp thu được.
 Trong khoa học xã hội, sinh viên có thể được sẽ thấy thích thú hơn, nếu thầy đầu tư khi tích hợp các hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng cùng với bài giảng của mình. Song nếu lạm dụng, thì thành ra sinh viên đang được xem kỹ xảo "điện ảnh" mà thôi.
 Vậy suy cho cùng, đổi mới là cái gì? Là thay cách dạy cổ truyền "thầy đọc, trò nghe và chép" như kiểu học sinh chữ to (đại học - chữ to) bằng cách kích thích hoạt động của sinh viên, chủ động hơn nữa, tự khám phá, tự trả lời câu hỏi của thầy đặt ra, và biết cách đặt câu hỏi khi gặp một vấn đề với thầy....
Các hình thức như vậy có rất nhiều, có thể thông qua những buổi thảo luận (xêmina) để có thể tìm ra câu trả lời, và rất nhiều biện pháp khác nữa....
 Và nhớ một điều: computer chỉ giúp ta chứ không thể thay đổi cả một cách thức dạy học. Quan trọng cuối cùng vẫn là algorithm (cách thức xây dựng một tiến trình giảng dạy) thật hợp lý, thì mới mong đạt hiệu quả cao, và mới là đổi mới trong cách thức giảng dạy - học tập hiện nay.
 Như vậy chúng ta nên biết kết hợp hài hòa giữa những phương pháp dạy học truyền thống với việc sử dụng các phương tiện trực quan và công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng những ưu điểm của mỗi phương pháp để ngày càng nâng cao được chất lượng dạy và học.

File đính kèm:

  • doccau 15.DMPPDH.doc