Đề tài Một số vấn đề lưu ý khi làm trắc nghiệm,sử dụng trắc nghiệm trong trắc nghiệm

1) Vai trò của bộ môn hóa học.

 Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Tính chất và ứng dụng của từng chất.

Hóa học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của loài người. Con người đã tìm ra những chất có sẵn trong tự nhiên và chế tạo những chất mới phục vụ cho cuộc sống. Hóa học đã cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp như dược phẩm, điện tử, phân bón, thuốc trừ sâu, xây dựng, thực phẩm, vải giấy

 

doc9 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề lưu ý khi làm trắc nghiệm,sử dụng trắc nghiệm trong trắc nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ những vai trò quan trọng của việc làm thí nghiệm và tác dụng của trắc nghiệm(như đã nêu trên).
Từ những thiếu sót của bản thân và một số đồng nghiệp qua việc làm thí gnhiệm. Vì vậy, trong chuyên đề nhỏ “ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI LÀM THÍ NGHIỆM, SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM TRONG THÍ NGHIỆM ”. Để cùng trao đổi và tìm ra giải pháp tốt nhất cho sự thành công khi làm thí nghiệm gĩp phần làm cho tiết dạy trở nên sinh động, học sinh dễ tiếp thu bài và thúc đẩy sự tìm tịi và say mê nghiên cứu mơn hĩa học ở các em
Do năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, rất mong sự chỉ bảo của các bạn đồng nghiệp chuyên môn và sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của thầy cơ trong tổ.
Phần II
NỘI DUNG
A Một số vấn đề cần lưu ý khi làm thí nghiệm.
I Yêu cầu cơ bản của thí nghiệm.
1.Phải đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.
2.Phải đảm bảo thành công khi biểu diễn thí nghiệm.
3.Thí nghiêïm phải chính xác, rõ ràng, học sinh phải được quan sát đầy đủ.
4.Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ gọn gàng, hóa chất vừa, đầy đủ.
5.Thí nghiệm phải bảo đảm tính khoa học và thẩm mỹ.
6.Phải kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với lời giảng và nội dung ghi bảng.
7.Giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát được dụng cụ nào cần để làm thí nghiệm.
8.Học sinh phải quan sát được màu, dấu hiệu của phản ứng. So sánh , phân biệt được màu, trạng thái chất sau phản ứng.
II Các bước cần thiết khi làm thí nghiệm.
1>Chuẩn bị
Hoá chất
-Giáo viên coi kỹ sách giáo khoa từ trước và xác định trong bài này có mấy thí nghiệm, dùng những hoá chất nào? (giáo viên ghi trước ra tờ giấy nhỏ). Mang giấy đó vào phòng thiết bị để lấy đủ và đúng hoá chất (tránh tình trạng lấy thiếu hoặc nhầm).
-Nếu không có một hoá chất nào đó, có thể thay thế bằng một hoá chất khác được không? Chất thay thế có sai khác gì về kết quả của thí nghiệm không? Nếu chất thay thế vẫn bảo đảm thí nghiệm thành công và đúng như mục đích thì nên làm(cần có sự linh động trong sử dụng hoá chất).
Ví dụ : Trong thí nghiệm kẽm với dung dịch HCl để có H2 bay lên nếu có sẵn H2SO4 mà không có dung dịch HCl thì dùng H2SO4 làm thí nghiệm vẫn được.
Hoá cụ
-Giáo viên xác định trước bài này có mấy thí nghiệm, thí nghiệm này chỉ có giáo viên làm hay cho mấy nhóm cùng làm? Dựa trên cơ sở đó, giáo viên tính toán cần dùng những loại dụng cụ nào? Số lượng mỗi loại là bao nhiêu? (Giáo viên ghi sẵn ra giấy nhỏ rồi mang vào phòng thiết bị lấy đủ và đúng theo yêu cầu)
-Phải có găng tay, áo blu, giấy thấm, khăn lau tay, chậu nước rửa tay sau khi làm thí nghiệm.
-Điều cần lưu ý nhất trong khâu chuẩn bị là: 
+Phải có hai khay: một khay đựng dụng cụ và hoá chất chưa làm, một khay đựng dụng cụ và hoá chất đã làm.
+Đánh dấu( cách ghi số, hoặc dán giấy khác màu)vào ống nghiệm, ống hút, muỗng múc hoá chất, đũa khuấy, phễu rót (tránh nhầm lẫn khi dùng đũa khuấy dung dịch 1 lại đưa khuấy dung dịch 2).
-Khi làm thí nghiệm nên mặc áo blu để tạo hình ảnh đẹp trong mắt học sinh, gây hứng thú và giáo dục lý tưởng sống cho học sinh(tác phong của người bác sĩ, nhà khoa học).
-Sau khi làm thí nghiệm phải có thau nước sạch rửa tay, khăn lau tay để đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ cho giáo viên và học sinh.
-Chuẩn bị sẵn một cuộn giấy thấm(phòng khi lỡ tay đổ dung dịch thì thấm cho nhanh)
2>Tiến hành làm thí nghiệm.
Nếu yêu cầu của bài học thí nghiệm đó phải làm trước 30 phút, 1 ngày, 3 ngày  thì giáo viên cần chuẩn bị đúng theo yêu cầu đó để đảm bảo độ chính xác, nhưng vẫn phải có thí nghiệm đối chứng tại lớp.
Nếu thí nghiệm làm tại lớp học thì giáo viên phải bảo đảm được các yêu cầu sau:
- Pha dung dịch tại lớp sẽ rèn luyện kỹ năng quan sát (học sinh nhận biết chất rắn màu gì? Sau khi pha thành dung dịch màu gì? Khả năng tan nhanh hay chậm)
- Pha dung dịch tại lớp tại lớp tạo độ tin cậy, tính hấp dẫn cho học sinh và đặc biệt là bảo đảm tính chính xác
- Pha dung dịch tại lớp giáo viên chỉ mất vài giây trong thời gian của tiết học, nhưng cái được sẽ nhiều hơn.
+ Nếu pha dung dịch từ trước có mặt hạn chế:
 * Mang tính áp đặt cho học sinh (thậm chí giáo viên không ghi nhãn vào lọ đựng dung dịch đó)
* Có khi giáo viên pha dung dịch trước nhưng không đậy nắp dẫn đến sai về nội dung.
- Ví dụ : Nếu giáo viên pha dung dịch NaOH trong lọ rộng miệng nhưng không đậy nắp để dùng từ tiết 1 qua tiết 2 đến tiết 3. Như vậy dung dịch NaOH tác dụng với CO2 trong không khí dẫn đến sai kiến thức.
- Sử dụng hoá cụ: phải nhanh nhẹn, gọn gàng, chính xác bảo đảm tính khoa học và thẩm mỹ
- Nếu giáo viên đã chuẩn bị được hai khay, có đánh dấu, ghi số vào ống nghiệm, ly, đũa, muỗng, phểu thì rất thuận lợi cho các thao tác làm thí nghiệm.
- Giáo viên quy định bên trái(phía ngoài) là khay để dụng cụ, hoá chất chuẩn bị làm. Khay bên phải (phía trong) là khay để dụng cụ, hoá chất đã làm.
- Giáo viên quy định ống nghiệm1, phểu 1, ly 1, muỗng1 dùng pha dung dịch A; ống nghiệm2, phểu 2, ly 2, muỗng2 dùng pha dung dịch B
- Nếu làm được như vậy sẽ tránh nhầm lẫn dẫn đến sai kiến thức.
 	Ví dụ : giáo viên dùng cùng một đũa khuấy dung dịch BaCl2 sau đó lại khuấy dung dịch Na2SO4 thì ngay tức thì dung dịch Na2SO4 đã có vẫn đục mất tính trong suốt của dung dịch dẫn đến sai (bài tính chất của muối – hoá học 9)
- Sử dụng hoá chất: Khi sử dụnh hoá chất cần lưu ý những điểm sau:
+Người làm thí nghiệm phải mang đủ hai găng tay (tránh tình trạng chỉ có giáo viên mang găng tay mà học sinh không mang).
+ Phải có kinh nghiệm trong việc lấy một lượng hoá chất vừa phải, đủ dùng cho thí nghiệm (kinh nghiệm này do bản thân rút ra từ lần trước đã ghi vào sổ tích luỹ chuyên môn, do học hỏi đồng nghiệp, qua lần thí nghiệm trước).
Ví dụ : có thí nghiệm chỉ cần lấy muỗng hoá chất ; hoặc một lượng rất nhỏ bằng hạt đậu xanh  không nhất thiết phải múc một muỗng đầy. Cụ thể như thí nghiệm đốt cháy P (đỏ) chỉ dùng 1 lượng nhỏ bằng hạt đậu xanh là đủ.
- Tuyệt đối không dùng một muỗng lấy nhiều loại hoá chất.
- Hoá chất lấy xong phải đậy nắp ngay (có tình trạng giáo viên quên không đậy nắp lọ Na2CO3, sau buổi học lớp trên mặt lọ bị chảy nhão dẫn đến hỏng hoá chất). Khi lấy hoá chất kết hợp hỏi học sinh để phát huy quan sát và sự chú ý của học sinh (ví dụ : màu hoá chất? Thể? Dạng? Mùi?).
*Chú ý: 
- Có thể tận dụng kết quả thí nghiệm trước làm kết quả đối chứng nổi bật cho thí nghiệm giờ sau.
Ví dụ 1 :trong bài mở đầu của hoá học 8, nếu để lại kết quả thí nghiệm cho đinh sắt vào dung dịch HCl đến giờ sau thì mũi đinh bị ăn mòn nhiều đã ngắn hơn đinh mới, chứng minh cho học sinh rõ ràng hơn.
Ví dụ 2: thí nghiệm giữa dây Cu và dung dịch AgNO3 (bài 17 – hoá 9) nếu giáo viên để kết quả giờ trước làm so sánh với giờ sau thì rõ hơn (lượng Ag (trắng) bám nhiều trên dây Cu hơn, mang tính thuyết phục cao.
Giáo viên có hệ thống câu hỏi rõ ràng, cụ thể phù hợp với từng giai đoạn của thí nghiệm để học sinh vừa quan sát vừa nhận biết, so sánh và rút ra được nội dung của thí nghiệm 
- Chất rắn cần pha thành dung dịch có màu? Mùi? 
- Sau khi pha thấy khả năng tan như thế nào? 
- ung dịch có màu gì? Mùi gì?
- Dấu hiệu của phản ứng là gì? (Bay hơi? Kết tủa? Sủi bọt? Chuyển màu? Có mùi lạ?)
- Sau phản ứng sản phẩm gồm những chất nào?
- Khối lượng của dung dịch sau phản ứng có thay đổi không?
- Điều kiện của phản ứng là gì?
Tóm lại : nếu giáo viên có hệ thống câu hỏi phù hợp trong lúc làm thí nghiệm sẽ khai thác được nội dung cần làm. Học sinh sẽ hiểu rõ hơn bản chất của thí nghiệm, ghi được phương trình phản ứng và xác định được trạng thái, màu của chất và sản phẩm.
Sau khi làm thí nghiệm.
Đây là công việc hoàn thành sau cùng của thí nghiệm. Nếu ta không chú ý có thể gây tai nạn cho giáo viên và học sinh khi dọn dẹp và rửa dụng cụ; hoặc gây ô nhiễm môi trường dẫn đến phản giáo dục  Vì vậy ta cần chú ý những điểm sau:
+ Nếu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm thì sau khi thí nghiệm hoàn thành giáo viên phải quán triệt cho tất cả học sinh ngồi yên, yêu cầu nhóm trưởng (có măng găng tay) thu dọn gọn vào khay và đem lên bàn giáo viên. Nếu không học sinh lộn xộn sẽ va chạm nhau làm đổ hoá chất, bể dụng cụ, gây nguy hiểm và ô nhiễm lớp học.
+ Giáo viên trực tiếp phải đổ dồn sản phẩm của thí nghiệm vào một cốc lớn và đem đỏ vào bồn rửa, cống thoát nước rồi xả nước nhiều cho sạch.
+ Giáo viên thu dọn các lọ hoá chất, vặn lại các nút cho chặt rồi cất vào thùng đựng.
+ Dụng cụ phải rửa thật sạch và phơi khô tự nhiên (úp trên giá).
+ Tránh tình trạng dùng giấy vệ sinh lau khô ống nghiệm, như vậy có bột giấy bám trên dụng cụ, khi làm thí nghiệm sau sẽ bị ảnh hưởng đến độ trong của dung dịch.
=> Từ những điều cần lưu ý ở trên tôi xin đưa ra một số ý kiến nhỏ như sau:
- Giữa tiết này sang tiết khác thời gian rất ngắn không kịp rửa dụng cụ ta nên cho rửa qua, rồi cuối tu

File đính kèm:

  • docSKKN HOA 9(2).doc