Đề tài Một số sai lầm thường mắc và biện pháp khắc phục khi giảng dạy và học kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”

 Từ thời xa xưa trong cuộc sống khi đi săn bắt, hái lượm. Con ngươi đã biết sử dụng những bước nhảy để vượt qua những chướng ngai vật, vượt qua những tảng đá, những hố nước, hào mương và để chạy trốn những thú dữ khi đi săn trong rừng. Sau đó người ta thấy được hiệu quả của nó trong cuôc sống nên thường ngày họ đã tập luyện lại những cách nhảy mà khi đi săn bắt hái lượm cũng như khi chạy trốn khỏi kẻ thù cho con cháu cùng tập. Đó là nguồn gốc sơ khai của các kĩ thuật nhảy xa ngày nay mà các vận đọng viên chúng ta thường dùng trong thi đấu, trong đó có kĩ thuật nhảy xa kiểu “ ngồi”.

 Nhảy xa kiểu ngồi là một kĩ thuật đơn giản mà học sinh dễ học nhất trong ba kĩ thuật nhảy xa nên người ta đã đưa kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” vào giảng dạy ở chương trình phổ thông dành cho cả học sinh cấp II và cấp III. Đây là một kĩ thuật dễ học tuy nhiên để học sinh tiếp thu và thực hiện tốt kĩ thuật và đạt được thành tích cao thì không đơn giản chút nào. Trong quá trình giảng dạy học sinh khối 8 và khối 9 tôi thấy các em học sinh còn mắc rất nhiều những sai lầm khi thưc hiện các giai đoạn của kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” nên tôi mạnh dạn đưa ra một số những sai lầm học sinh thường mắc phải và biện pháp sửa chữa những sai lầm đó để các bạn cùng tham khảo và áp dụng xem có hiệu quả không, riêng bản thân tôi đã áp dụng những biện pháp này và tôi nhận thấy được rằng nó hạn chế đựoc rất nhiều những sai lầm mà học sinh mắc phải.

 Xuất phát từ mục đích trên với hi vọng kết quả của quá trình tìm hiểu này sẽ góp phần bổ sung thêm kinh nghiệm và hiệu quả công tác giảng dạy kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi nói riêng và nhảy xa nói chung. Tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến này.

“Một số sai lầm và biện pháp khắc phục khi giảng dạy và học kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi” cho học sinh khối 8 và học sinh khối 9”.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4329 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số sai lầm thường mắc và biện pháp khắc phục khi giảng dạy và học kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốt hơn.
 Giai đoạn này động tác được hình thành nhưng chưa được củng cố vững chắc, dễ bị rối loạn trong điều kiện thay đổi không ổn định.
 * Giai đoạn 3: Giai đoạn này kĩ năng , kĩ xảo được hình thành tương ứng, ở giai đoạn này thì động tác đã ổn định và trở thành kĩ năng vận động, được thực hiện ngày càng tự động hố hơn . lú này trên vỏ não đã định hình được các đường dây liên hệ tam thời giữa các trung tâm thần kinh.
 Tuy nhiên, để động tác tự động hố hơn thì người học phải lặp đi lặp lại động tác nhiều lần với việc hình thàng kĩ năng, kĩ xảo vạn động.
 Trong quá trìnhgiảng dạy động tác cho học sinh và người tập luyện thể dục thể thao thì ở các giai đoạn trên chỉ mang tính tương đối, trong quá trình tập luyện thì một vài giai đoạn không biểu hiện rõ rệt. Điều này phụ thuộc vào độ khó của động tác như: độ khó của kĩ thuật, đặc điểm hoạt động cơ bắp, đặc điểm cá nhân, trình độ tập luyện của người học.
 Trong quá trình học tập mỗi động tác riêng lẻ cần phải dựa trên các giai đoạn tương ứng của quá trình hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động. Muốn học được thành kĩ xả tương đối hồn thiệnthì phải trải qua 3 giai đoạntiêu biểu khác nhau cả về nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy. 3 giai đoạn đó là:
 + Giai đoạn học ban đầu:
 Mục đích của giai đoạn này là dạy các nguyên lí kĩ thuật, hình thành kĩ năng thực hiện, mặc dù còn nhiều nhóm cơ thừa tham gia thực hiện động tác còn vụng về. Nhiệm vụ của giai đoạn này là:
 - Tạo khái niệm chung về động tác tâm thế tốt để tiếp xúc với động tác đó.
 - Học từng phần (từng giai đoạn) của kĩ thuật động tác mới. 
 - Ngăn ngừa , loại trừ những cử động không cần thiết và những sai lầm lớn trong kĩ thuật động tác.
 - Hình thành nhịp điệu chung của động tác.
 + Giai đoạn học đi sâu:
 Mục đích của giai đoạn này là đưa trình độ tiếp thu ban đầu còn thấp, chưa hồn thiện đối với kĩ thuật động tác lên mức tương đối hồn thiện, việc thực hiện động tác chuẩn đã được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu bướđầu chủ yếu tiếp thu cơ sở kĩ thuật thì lúc này phải tiếp thu chi tiết kĩ thuật đó, các nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là:
 - Hiểu được các quy luật vận động của đọng tác cần được học sâu hơn.
 - Chính xác hố động tác theo các đặc tính không gian, thời gian và các động lực của nó sao cho tương ứng với các đặc điểm cá nhân của người tập.
 - Hồn thiện nhịp điệu động tác, thực hiện động tác tự nhiên và liên tục
 - Tạo điều kiện để thực hiện động tác biến dạng.
 + Giai đoạn hồn thiện kĩ thuật:
 Mục đích của giai đoạn này là đảm bảo cho người tập tiếp thu và vận dụng các động tác một cách tồn vẹn. Trong thực té các nhiêmj vụ cơ bản của giai đoạn này là:
 - Củng cố kĩ xảo đã có về kĩ thuật động tác.
 - Mở rộng sự thực hiện vềkĩ thuật động tác trong các trường hợpkhác nhau hồn thiện kĩ thuật động tác phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân.
 * Tìm hiểu đối tượng:
 Lứa tuổi học sinh lớp 8 – 9 là lứa tuổi mà học sinh đã bắt đầu lớn đa số các em đã có ý thức và khả năng tiếp thu kĩ thuật động tác một cách hệ thống, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ham chơi và tiếp thu động tác vẫn chưa tốt. Vì vậy việc giảng dạy và học kĩ thuật nhảy xa nói chung còn gặp nhiều khó khăn nên đòi hỏi người giáo viên phải tìm cách để khắc phục sự hạn chế này.
 * Thực trạng công tác giảng dạy và học tập môn thể dục ở trường THCS Hồ Tùng Mậu nói chung và việc giảng dạy nội dung môn nhảy xa kiểu “ngồi” cho học sinh lớp 8 - 9 nói riêng là vẫn chưa đem lại hiệu quả cao. Một phần là do học sinh còn ham chơi và khả năng tiếp thu động tác của một số học sinh còn chưa tốt, với lại số lượng học sinh của các lớp cũng tương đối đông nên việc giảng dạy và sửa chữa động tác cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Một phần nữa là do dụng cụ để cho học sinh tập luyện các động tác bổ trợ còn thiếu. Một phần quan trọng nữa là do phương pháp lên lớp cũng như chưa tìm được những cách sửa sai thật hiệu quả để giúp học sinh sửa chữa kĩ thuật. Qua thực tế giảng dạy tại trường và quan sát những buổi tập của học sinh tôi thấy rằng học sinh mắc rất nhiều những lỗi sai. Mặc dù giáo viên đã sửa chữa nhiều nhưng các em vẫn không sửa được, vì vậy việc cấp thiết là phải tìm ra những biện pháp mới để sửa chữa những lỗi sai đó cho học sinh.
 2. Đặc điểm của kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi’:
 Nhảy xa kiểu “ngồi” gồm bốn giai đoạn: chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất.
 + Giai đoạn chạy đà: 
 Chạy đà trong nhảy xa nhằm tạo ra tốc độ ban đầu tối ưu giúp cho giậm nhảy đạt hiệu quả cao. Tuỳ theo đặc điểm cá nhân, trình độ tập luyện và thể lực của mỗi người, mà đoạn đường chạy đà có thể kéo dài từ 10 – 35 mét. Với học sinh lớp 8 - 9 đà có thế dài từ 10 - 25 mét.
 Kĩ thuật chạy đà gồm hai phần: tư thế chuẩn bị trước khi chạy và kĩ thuật chạy đà.
 - Tư thế chuẩn bị trươcù khi chạy đà: đứng chân trước chân sau, chân trước cả bàn chân hoặc nửa trước bàn chân chạm đất, mũi chân sát vạch xuất phát. Chân sau (thường là chân giậm nhảy) chạm đất bằng nửa trước bàn chân cách gót chân trước theo chiều dọc khoảng một bàn chân, theo chiều ngang khoảng 5 – 10 cm. Cả hai chân khuỵu gối trọng tâm dồn nhiều vào chân trước. Thân ngả về trước hai tay buông tự nhiên hoặc co tay trước, tay sau so le với chân. Hoặc có thể đứng hai chân song song mũi hai chân sát vạch xuất phát. Hai chân hơi khuỵu, khoảng cách giữa hai chân nhỏ hơn vai. Hai tay buông tự nhiên hoặc dể hờ lên hai đầu gối, thân ngả về trước.
 - Kĩ thuật chạy đà: kĩ thuật chạy đà như kĩ thuật chạy cự li ngắn về tần số nhưng độ dài phải được tăng dần. Thân người được nâng cao dần lên phối hợp với đánh tay và đặc biệt là phải tăng dần tốc độ cho đến khi đạt tốc độ hợp líthì duy trì tốc độ dó đến khi giậm nhảy. Để duy trì được tốc độ cao phải giữ ổn định độ dài vàtần số bước chạy, phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân với tay và tránh tâm lí lo lỡ đà làm rối loạn bươcù chạy.
 Khi chạy đặt nửa trước bàn chân chạm đất, thời kì đạp sau cần đạp tích cực như khi chạy 60m. Riêng bước cuối cùng khi đặt chân vào ván giậm nhảy cần bước nhanh và ngắn hơn bước trước đó khoảng 0,5 – 1 bàn chân để dặt cả bàn chân chạm ván chuẩn bị cho giai đoạn giậm nhảy. Lúc này thân không ngả về trước hoặc không ngả ra sau mà giữ thẳng đứng, hai tay sẵn sàng phối hợp với giậm nhảy đưa người ra trước lên cao. Chạy đà là giai đoạn quan trọng trong nhảy xa ở tất cả các kiểu nhảy khác nhau. Thông thường, tốc độ chạy càng cao, giậm nhảy càng mạnh, thành tích đạt được càng cao. Chính vì vậy những người có tốc độ chạy ngắn tốt thường có thành tích cao khi nhảy xa. Tuy nhiên, trong thực tế không phải những nhà vô địch chạy cự li ngắn lại là những người vô địch nhảy xa. Ơû đây có một yếu tố quan trọng là sự phối hợp một cách chính xác, ăn nhịp giữa chạy đà và giậm nhảy. Vì vậy tập chạy đà trong nhảy xa là vô cùng quan trọng, không những để phát huy tốc độ, mà còn để tập cách đặt chân giậm nhảy vào ván giậm cho chính xác và đúng góc độ cần thiết.
 + Giai đoạn giậm nhảy: Sau khi đặt chân vào ván, người nhảy bắt đầu bước vào giai đoạn giậm nhảy. Lúc này chân giậm hơi khuỵu gối một chút, sau đó rất nhanh dùng sức mạnh của đùi, cẳng chân, cổ chân và bàn chân giậm mạnh, nhanh lên ván tư thế giậm của bàn chân lên ván chuyển từ gót chân lên nửa trước bàn chân nhanh và mạnh như sức bật của một chiếc lò xo. Khi giậm nhảy, chân giậm đạp hết sức tích cực, chủ động, phối hợp với đánh tay và đưa chân lăng ra trước - lên cao, đồng thời phải giữ cho cơ thể được thăng bằng. Giậm nhảy phải nhanh, mạnh, phối hợp ăn nhịp với tốc độ do chạy đà tạo ra.
 + Giai đoạn trên không: Kĩ thuật giai đoạn trên không gồm hai phần.
 - Phần thứ nhất: Khi chân giậm nhảy rời khỏi ván là lúc bắt đầu phần thứ nhất của giai đoạn trên không, lúc này người bắt đầu bay lên cao – ra trước. Phần này ở bất kì kiểu nhảy xa nào cũng giống nhau: chân giậm nhảy duỗi thẳng chếch dưới phía sau, chân đá lăng co ở phía trước, trông như đang bước một bước ở trên không, vì vậy phần này có tên gọi là “bước bộ” trên không.
 - Phần thứ hai: Sau khi thực hiện bươc bộ trên không, chân giậm nhảy co dần lại và đưa ra trước nâng cao gối, tay khác bên cùng với chân giậm cũng đưa ra trước – lên cao cùng với tay bên chân giậm nhảy. Tiếp theo, đánh hai tay ra trước vòng xuống dưới – ra sau kết hợp với thân ngả nhiều về trước và vươn hai chân để chuẩn bị tiếp đất. 
 + Giai đoạn tiếp đất: Giai đoạn tiếp đất bắt đầu khi hai chân tiếp đất, cần chủ động co chân để giảm chấn động và dướn người cùng hai tay đưa ra trước, không để bất kì một bộ phạn nào của cơ thể chạm đất phía sau hai chân. Tiếp theo, đứng lên rời khỏi hố cát (không đi sang ngang hoặc lùi). Động tác tiếp đất cần hết sức khéo léo, chû động sẽ tận dụng đươợc tối đa thành tíchdo chạy đà và giậm nhảy tạo nên.
 3. Xác định một số sai lầm học sinh thưòng mắc khi tập luỵên kĩ thuật nhảy xa kiểu “ngồi”. 
 Để xác định được những sai lầm học sinh mắc phải khi tập luyện kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồitôi đã sử dụng phương pháp quan sát sư phạm.
 Tôi đã quan sát các giờ học nhảy xa của học sinh lớp 8 – 9 của trường THCS Hồ Tùng Mậu và đã phát hiện được một số sai lầm học sinh thường mắc khi học tập kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi đó là:
a. Sai giai đoạn chạy đà
 + Đà không đúng (chạy đà dặt chân không đúng ván giậm)
 + Rối loạn các bước chạy đà chủ yếu là ở các bước cuối trước khi đặt chân vào ván giậm.
 + Bước chạy quá dài hoặc quá ngắn làm cho việc chạy đà không đem lại hiệu quả.
 + Tốc độ chạy đà giảm dần ở các bước cuối.
 b. Sai giai đoạn giậm nhảy:
+ Giậm nhảy không tích cực.
+ Giậm nhảy với góc độ nhỏ quá hoặc lớn quá.
Sai giai đoạn trên không:
+ Thu chân giậm quá sớm làm thiếu tư thế bước bộ trên không
+ Đưa chân giậm ra trước chậm hoặc không tích cực nên không tạo được tư thế ngồi ở trên không.
 + Thân người khi bay trên không bị lệch hoặc xoay người ở trên không nên dẫn đến động tác ở trên không bị sai.
 + Gập thân lệch dẫn đến mất thăng bằng.
 + Giậm nhảy xong không chủ động đánh tay lên cao để đưa trong tâm cơ thể lên cao, vì vậy dẫn đến vòng cung bay trên không của cơ thể ngắn nên làm hạn chế không nhỏ đến thành tích. 
S

File đính kèm:

  • docSKKN CUHUNG2011.doc
Giáo án liên quan