Đề tài Một Số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học học tốt văn Miêu tả

Ở lớp 4 học sinh đã được học cách viết một bài văn gồm 3 phần: (Mở bài, Thân bài, Kết bài). Mỗi kiểu bài thường có một tiết lập dàn ý cho đề bài đầu tiên. Những đè sau học sinh không có thời gian lập dàn bài mà vào ngay tiết làm miệng. Vì thế học sinh cũng làm miệng luôn đáng ra học sinh cần phải lập nhanh dàn ý rồi mới làm bài miệng. Điều ®ã dÉn ®Õn nhiÒu em lµm bµi ch­a ®ñ ý, ý lén xén, rêi r¹c, ch¾p v¸, nhí ®Õn ®©u lµm ®Õn ®ã.

- Sang lớp 5 tiết tập làm văn cũng ít. Vì vậy, những đề không yêu cầu lập dàn ý thì học sinh cũng không lập dàn ý dẫn đến lộn xộn khi viết một bài văn miêu tả, llamf ảnh hưởng đến logic của bài văn. Khi phát triển thành một bài văn các em thường dễ sót các ý chính.

 

doc17 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một Số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học học tốt văn Miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết câu văn mà giáo viên đưa ra đó là của mình. Do vậy, tôi thường làm như sau : Trước khi cho học sinh cả lớp sửa, tôi gặp riêng từng em có câu văn sai, hướng dẫn, chỉ bảo nhẹ nhàng, giúp các em hiểu và nắm được cách khắc phục nhược điểm của mình, đồng thời tôi động viên, nhắc nhở các em ghi nhớ để lần sau không mắc phải nữa. Và đến khi đưa ra cho cả lớp sửa, các em lại được học hỏi và rút kinh nghiệm thêm một lần nữa, lúc này những biện pháp đưa ra khắc phục, sửa chữa lại càng có sức thuyết phục đối với các em và làm cho các em có càng khắc ghi những lỗi đó mà không lập lại lần sau.
	* Ví dụ 1 : Trên cành cây, những con chim xinh xinh xắn đang hót.
	- Tôi hỏi học sinh viết sai : em hãy cho biết đâu là chủ ngữ, vị ngữ trong câu thứ nhất của em ? (học sinh đó không trả lời được).
	- Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ câu thứ hai ?
	- Học sinh xác định : (Những con chim / xinh xắn đang hót.).
	- Tôi chỉnh lại : Những con chim xinh xắn / đang hót .
 Từ những lúng túng của học sinh như vậy, tôi đưa ra câu hỏi “Bổ phận chư ngữ thường được tạo bởi từ loại nào?” và hướng cho học sinh nhớ đó là do “Danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành”.
	Tôi giảng giải : “Những bông hoa trắng xóa” là cụm danh từ làm chủ ngữ trong câu.
	Vậy “Trên cành cây”, “trong vòm lá xanh” là thành phần gì trong câu? Có tên gọi là gì ? (là thành phần phụ - là trạng ngữ chỉ nơi chốn)
	Giữa thành phần chính (CN-VN) và thành phần phụ (trang ngữ) trong câu có sử dụng dấu chấm không ? (không dùng dấu chấm câu)
	- Em hãy sửa chữa lại câu trên cho đúng ngữ pháp :
	Trên cành cây, trong vòm lá xanh, những bông hoa trắng xóa điểm lác đác.
	* Ví dụ 2 : Trong tủ đồ chơi của em có rất nhiều đồ vật, trông cũng xinh xắn và dễ thương.
	- Tôi yêu cầu học sinh : Em hãy xác định C-V trong câu thứ hai của em ? (học sinh lúng túng).
	- Tôi gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức cũ: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào (Ai ? Cái gì ? Con gì ?)
	- Trong câu của em có phần trả lời cho câu hỏi đó không ? (không có)
	- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào ? (Làm gì ? là gì ? thế nào ?)
	- Vậy trong câu này có vị ngữ không ? (có)
	- Đâu là vị ngữ ? (trông cũng xinh xắn, dễ thương).
	- Vị ngữ này trả lời cho câu hỏi nào ? (trả lời câu hỏi “thế nào?”)
	- Vậy câu thứ hai của em thiếu bộ phận nào ? (bộ phận chủ ngữ).
	- Hãy sửa lại cho đúng ngữ pháp
	- Học sinh tự sửa “Trong tủ đồ chơi của em có rất nhiều đồ vật. Cái nào cũng xinh xắn và dễ thương”
	- Tôi yêu cầu những em viết sai ngữ pháp về nhà ôn lại, học thuộc phần ghi nhớ về chủ ngữ - vị ngữ ở lớp Bốn, đến lớp trả bài cho tổ trưởng, tổ trưởng báo cáo lại cho tôi. Quan điểm của tôi ở phần này là không đợi đến khi học sinh viết sai rồi mới khắc phục sửa chữa, mà giáo viên cần giúp các em khắc phục tận gốc việc dẫn đến viết sai ngữ pháp của học sinh. Đó là phải thường xuyên tổ chức cho học sinh ôn tập, củng cố để “lấp chỗ hổng” kiến thức cho các em. Bởi lẽ các em không nắm hoặc nắm không chắc những kiến thức, kĩ năng cơ bản về câu ở các lớp dưới dẫn đến việc các em viết sai ngữ pháp, không diễn đạt được một ý trọn vẹn. Vì thế, hằng ngày trong việc dạy tiếng Việt, tôi thường xuyên tổ chức cho học sinh lĩnh hộ kiến thức, kĩ năng của bài mới kết hợp với việc ôn luyện kiến thức, kĩ năng đã học một cách linh hoạt, sáng tạo. Thực tế chứng minh, chỉ khi học sinh nắm vững những kiến thức, kĩ năng đã học thì các em mới có điều kiện thuận lợi để tiếp thu bài mới được dễ dàng và hiệu quả. Bởi vậy, ở bất kì phân môn nào của môn Tiếng Việt hay bất kì tiết học nào có vận dụng kiến thức cũ và liên quan đến kĩ năng viết của học sinh, tôi cũng có thể cho các em ôn luyện lại những kiến thức mà các em đã học từ các lớp dưới. 
	* Ví dụ : Bài : “Mở rộng vốn từ : Tổ quốc”. (Luyện từ và câu)
	 Bài tập 4 : Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây :
Quê hương .
Quê mẹ.
Quê cha đất tổ.
Nơi chôn nhau cắt rốn.
	Trước khi cho học sinh thực hành đặt câu, tôi cho học sinh ôn lại kiến thức về : “Hai thành phần chính của câu” (Ở lớp 2).
	- Dạy bài : “Câu ghép”, cho học sinh ôn “Chủ ngữ, vị ngữ” (Ở lớp 4).
	- Dạy bài : “Ôn tập về tả đồ vật” (Tập làm văn).
	Trước khi cho học sinh lập dàn ý miêu tả một đồ vật cụ thể trong yêu cầu của bài, tôi cho học sinh ôn lại dàn bài chung của kiểu bài miêu tả đồ vật ở lớp 4.
	- Bài : “Ôn tập về từ và cấu tạo từ” (Luyện từ và câu), cho học sinh ôn về từ đơn, từ ghép (Lớp 4).
	- Bài : “Bà cụ bán hàng nước chè” (Chính tả) : Ôn về cách viết và trình bày một đoạn văn miêu tả : Cây cối (cây bàng), tả người (bà cụ).
	b. Rèn kĩ năng viết văn hay :
	+ Trong suốt quá trình dạy tập làm văn cho học sinh, bên cạnh việc hướng dẫn, nhắc nhở học sinh khi đặt câu phải có đủ hai bộ phận chính đó là chủ ngữ và vị ngữ, tôi còn luôn động viên, khuyến khích các em cần thêm những thành phần phụ như trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ…Để câu văn tránh được sự khô khan, cứng nhắc và trở nên mượt mà, sinh động hơn, dễ đi vào lòng người hơn. Tôi còn chú tâm đến việc tạo cho học sinh một bầu không khí học tập vui tươi, tích cực và sáng tạo thông qua các hình thức : Thi đua, trò chơi, làm bài tập trắc nghiệm… Nhằm kích thích học sinh hứng thú, ham thích học phân môn Tập làm văn.
	+ Việc rèn cho học sinh biết viết những câu văn hay để hình thành những đoạn văn, bài văn sinh động, giàu hình ảnh không phải một sớm một chiều mà có được. Đó là cả một quá trình lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi học sinh phải kiên trì, tích lũy vốn từ phong phú, hiểu nghĩa từ, nắm chắc về từ loại, từ gần nghĩa, cùng nghĩa, từ trái nghĩa…kết hợp với việc nắm vững từng thể loại văn cũng như việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn cảnh để đặt câu có hình ảnh. Biết sử dụng những biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa giúp cho người đọc dễ dàng cảm nhận được ý tưởng, tâm tư tình cảm của mình gửi gắm trong lời văn, ý văn. Vì thế, để góp phần giúp học sinh viết được những câu văn hay, tôi cho học sinh học tập so sánh bài làm của mình với bài làm của bạn, phát hiện những câu văn hay để học tập và ghi vào sổ tay văn học của mình va học thuộc những câu văn , ý văn mà mình thích.
	* Ví dụ : 
	1. Trước tầm nhìn của em, cánh đồng lúa quê em trải dài mênh mông, với một màu xanh ngút ngàn vẫn đang im lìm như còn tận hưởng giấc ngủ thanh bình của buổi sớm yên tĩnh làng quê. 
(Tả cánh đồng lúa chín - Vy Văn Hình).
Hoặc những hình ảnh sau: Khi nhìn một bầu trời đầy sao, Huy-gô thấy nó giống như “ một cánh đồng lúa chín”, ở đó người gặt đã “bỏ quyên lại một cái liềm con” là vành trăng non”. Mai-a-cốp-xki thì lại thấy “những ngôi sao kia như những giọt nước mắt của người da đen”. Nhưng còn đối với Ga-ga-rin thì “ những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ”. Miêu tả cây cối, có nhà văn thấy chúng giống như những con người đang đứng tư lự (Vì trời lặn gió), có nhà văn thì lại thấy chúng tựa như con ngựa đang phi nhanh, bờm tung ngược (Vì đang có gió thổi), có nhà văn lại bảo chúng là cài lồng chim của thiên nhiên, trong mỗi cái lồng có những con chim đang nhỷ, đang chuyền...
 ( Chữ nghĩa trong văn miêu tả- Phạm Hổ).
* Trên đây chỉ là một phần rất ít những câu văn, đoạn văn hay mà tôi cho học sinh ghi nhớ và ghi vào sổ tay của mình.
	+ Trong việc tổ chức hướng dẫn học sinh học tập làm văn, ở bất kì thể loại nào, tôi cũng tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ và phát huy vốn văn, từ ngữ và câu văn của mình. Các em có dịp phát triển năng lực diễn đạt, khả năng tư duy sáng tạo và trí thông minh qua nhiều hình thức thi đua với các bạn trong nhóm cũng như trong toàn lớp học. Cụ thể tôi thực hiện như sau :
	Tôi đưa ra những câu văn bình thường có đủ hai bộ phận chính : Chủ ngữ và vị ngữ rồi yêu cầu các em tự suy nghĩ, cùng thi đua bổ sung thêm những từ ngữ, hình ảnh, sau đó tôi giúp các em điều chỉnh để có những câu văn hay giàu hình ảnh và hấp dẫn hơn.
	b) Tiếng gà gáy đánh thức mọi người dậy.
	Học sinh :
	- Sáng sớm, tiếng gà gáy đánh thức mọi người dậy.
	- Mỗi buổi sáng, tiếng gà gáy đánh thức mọi người dậy đi làm.
	- Hôm nào cũng vậy, tiếng gà gáy lanh lảnh như chiếc đồng hồ đánh thức mọi người dậy đi làm.
	- Hôm nào cũng thế, tiếng gà gáy dõng dạc như chiếc đồng hồ đánh thức mọi người dậy chuẩn bị một ngày mới.
	* Ví dụ : Kiểu bài tả người .
	a) Ông em già rồi nhưng vẫn khoẻ.
	Học sinh : 
	- Ông em già rồi nhưng vẫn khoẻ vì ông thường xuyên tập thể dục.
	- Ông em già rồi nhưng vẫn còn khoẻ nên hàng ngày ông vẫn chăm vườn, nhổ cỏ, tưới cây.
	b) Bé Lan đang tập đi.
	Học sinh : 
	- Bé Lan đang chập chững tập đi.
	- Ngoài sân, bé Lan đang chập chững tập đi.
	- Ngoài kia, bé Lan đang chập chững tập đi trông dễ thương quá!
	- Ô kìa ! Bé Lan đang lẫm chẫm bước đi trông thật đáng yêu…
	Ở hình thức thi đua này, học sinh đã được học tập trong một môi trường rất tích cực. Tâm lý các em rất thích được khen và nhất là khen trước tập thể lớp. Em nào cũng muốn được thầy, cô và các bạn biết đến câu văn của mình. Em nào cũng muốn thể hiện tài năng của mình trước sự chứng kiến của cả lớp. Vì thế, các em đã đem hết khả năng và vốn từ ngữ ra thi thố với các bạn. Từ đó các em không chỉ phát triển được khả năng tư duy ngôn ngữ, trí thông minh và óc sáng tạo mà càc em còn được rèn luyện về kĩ năng dùng từ đặt câu, biết lựa chọn và sử dụng những hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hóa để đạt được những câu văn sinh động hấp dẫn, những câu văn có hình ảnh thực chất gây nhiều cảm hứng cho người đọc.
	c. Rèn luyện và phát huy khả năng tự học, tự bồi dưỡng văn cho học sinh :
	- Theo định hướng đổi mới việc dạy và học hiện nay là : Học sinh tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức mới dưới sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên. Do vậy, trước những yêu cầu đổi mới giáo dục, trước sự phát triển của đất nước ta hiện nay thì việc rèn luyện và phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu để tự mình chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết. Sử vận dụng các phương pháp dạy học giáo viện phải đi từ cái học sinh đã có đến cái học sinh cần có, từ thực tiễn cuộc sống của học sinh đến kiến thức trong sách vở, và quay trở về phục vụ cuộc sống. Hơn nữa, thời gian các em

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Giáo án liên quan