Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá giữa cộng hòa dân chủ nhân đân Lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 Toàn cầu hoá nền kinh tế đã khiến cho người gửi hàng và người nhận hàng hợp nhất và liên kết trở thành những công ty đa quốc gia, kinh doanh với phạm vi trên toàn cầu. Những công ty đa quốc gia này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu hàng hoá cần trao đổi trên toàn thế giới. Chính vì vậy, khi kinh doanh, điều mà những công ty này cần là một hệ thống vận chuyển và mạng lưới kho vận được thực hiện một cách hoàn hảo và mau chóng. Ngày nay, chủ tàu và đặc biệt là những công ty giao nhận nhận thấy sự cần thiết phải hình thành nên một mạng lưới kết hợp với những công ty giao nhận khác cũng như là các công ty giao nhận đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa để phục vụ tốt hơn và đầy đủ hơn những khách hàng lớn này, bởi vì vai trò trọng yếu của hệ thống hậu cần (Logistics system) là hỗ trợ trong quá trình sản xuất, tiêu dùng và phân phối. Mạng lưới vận chuyển này đã dẫn đến một sự tập trung trong sản xuất không chỉ phát triển quy mô của những người kinh doanh lĩnh vực vận tải mà còn giúp kiểm soát các dịch vụ hậu cần (Logistic service). Điều này cho phép các công ty giao nhận có thể thực hiện dịch vụ kho tới kho (door to door) một cách hoàn hảo. Tại các công ty vận tải Container, các công ty có kinh doanh vận tải đa phương thức (VTĐPT) hiện nay đang chuyên chở hơn 50% của tổng số Container trên toàn cầu, và tỉ lệ này còn được hi vọng là sẽ tăng lên 70% vào năm 2000 (theo báo Banomyong – Thái Lan, 2000

doc104 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá giữa cộng hòa dân chủ nhân đân Lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong khoản 1 của điều này thì:
	+ Việc cho phép sẽ có hiệu lực cho tới khi nào cơ quan quốc gia có thẩm quyền gửi thông báo chính thức bằng văn bản cho người kinh doanh VTĐPT về việc ngừng hoặc huỷ bỏ việc đăng ký.
	+ Để người kinh doanh VTĐPT đã đăng ký ở một nước thành viên hoạt động kinh doanh ở các nước thành viên khác, người đó sẽ phải cung cấp một bản sao giấy chứng nhận đăng ký đã được cơ quan quốc gia có thẩm quyền của nước mình cấp một cách hợp lệ cho cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên khác mà ở đó người kinh doanh VTĐPT có đại diện pháp lý như qua hợp đồng đại lý hay văn phòng chi nhánh.
	+ Các quy định trong điều này không ảnh hưởng tới luật lệ của các nước thành viên ASEAN mà luật lệ này giảm quyền kinh doanh vận tải đơn phương thức cho các công dân của mình.
	Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT là một bước tiến mới trong hợp tác giao thông vận tải giữa các nước ASEAN. Đây là một văn bản pháp lý khung khu vực giúp cho việc phát triển VTĐPT nói riêng và vận tải nói chung. Nó thể hiện được xu hướng tự do hoá dịch vụ vận tải nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng về thương mại và đầu tư trong khu vực và nối kết với các nước ngoài khu vực.
Nghị định số 125 của chính phủ Việt Nam về VTĐPT quốc tế 
	Ngày 29 tháng 10 năm 2003, một nghị định của chính phủ Việt Nam về VTĐPT quốc tế đã ra đời nhằm thúc đẩy sự phát triển của VTĐPT Việt Nam cũng như thực hiện mọi cố gắng chuẩn bị về mặt luật pháp để Việt Nam tham gia vào Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT. 
	Có thể nói, nghị định thể hiện khá đầy đủ tinh thần và nội dung của Công ước quốc tế về VTĐPT, với những quy định về chứng từ VTĐPT và trách nhiệm của MTO. Tuy nhiên, nghị định trên cơ sở điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh từ hợp đồng giữa người gửi, MTO và người nhận hàng, cũng như là đối với MTO của nước ngoài kinh doanh VTĐPT ở Việt Nam, đã có xây dựng một số điều khoản cần lưu ý như sau:
	- Về phạm vi điều chỉnh: nghị định sẽ quy định hoạt động VTĐPT quốc tế của mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đăng kí kinh doanh VTĐPT quốc tế theo luật Việt Nam.(điều 1)
	- Về cơ quan quản lý VTĐPT quốc tế ở Việt Nam: Bộ GTVT là cơ quan chính thức thực hiện chức năng quản lý, là đầu mối giúp chính phủ điều phối hoạt động liên ngành hướng dẫn thực hiện quy định liên quan đến VTĐPT. (điều 4)
	Để kinh doanh VTĐPT tại Việt Nam, các cá nhân tổ chức đều phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để có được Giấy phép kinh doanh VTĐPT hoặc Giấy phép đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh VTĐPT. Điều 31 quy định :”các cá nhân, tổ chức kinh doanh VTĐPT phải làm thủ tục để cấp Giấy phép kinh doanh VTĐPT trong vòng 90 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực” (tức là ngày 1 tháng 1 năm 2004). Nghị định nêu rõ các điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam cần có để kinh doanh VTĐPT đồng thời để đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế trong qúa trình hội nhập, chính phủ cũng có những quy định cho phép những tổ chức cá nhân kinh doanh VTĐPT khi họ là doanh nghiệp của nước thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT, hoặc là nước đã ký kết Hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam về VTĐPT. 
	Các quy định khác về trách nhiệm của MTO, về thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện, Nghị định đều dựa trên tinh thần những quy định đã soạnthảo của Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT. 
	Đây chính là những biện pháp của chính phủ nhằm kiểm soát các doanh nghiệp kinh doanh phương thức vận tải này tại Việt Nam. Một mặt, giúp các doanh nghiệp Việt Nam khi còn bỡ ngỡ với những luật lệ hoặc quy tắc quốc tế về hình thức vận tải còn mới mẻ này có nhiều cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở các nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ về vận tải. Mặt khác, nó giúp Việt Nam thể hiện tinh thần hợp tác và sự nhiệt thành trong vấn đề gia nhập Hiệp định khung về VTĐPT của ASEAN.
	Tuy hiện nay, Nghị định này vẫn chưa có hiệu lực thi hành (hiệu lực thi hành là ngày 1 tháng 1 năm 2004) nhưng hi vọng là khi chính thức có hiệu lực, Nghị định sẽ góp phần thúc đẩy nền vận tải Việt Nam nói chung và VTĐPT quốc tế tại Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)
2.3.1 Định nghĩa 
	Trong VTĐPT chỉ có một người duy nhất chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở, đó chính là người kinh doanh VTĐPT (Multimodal Transport Operator – MTO ). Trong quá trình thực hiện VTĐPT, xác định một cách chính xác thế nào là một MTO, trách nhiệm của họ đối với những mất mát, hư hỏng của hàng hoá hay đối với những hành vi thiếu sót của người làm công, đại lý, người chuyên chở thực tế mà họ sử dụng là điều rất quan trọng. Trong quá trình nghiên cứu và tự tìm hiểu, người viết xin được trình bày một số định nghĩa và phân loại các MTO để phần nào làm rõ thêm về một chủ thể của loại hình vận tải đang ngày càng phát triển trên thế giới này.
	Theo Công ước của Liên hợp quốc về VTĐPT, MTO được định nghĩa như sau:”Người kinh doanh VTĐPT là bất kỳ người nào tự mình hoặc qua một người khác thay mặt cho mình, ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một người uỷ thác chứ không phải là một người đại lý hoặc người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia công việc vận tải đa phương thức, và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng”. Dù Công ước này hiện nay vẫn chưa được nước nào áp dụng nhưng các điều khoản của Công ước vẫn là các cơ sở để các quốc gia áp dụng và đưa vào luật lệ của nước mình về VTĐPT. Và các điều khoản về MTO cũng là một trong những điều khoản đó.
	Trong quy tắc về chứng từ VTĐPT của Hội nghị Liên hợp quốc tế về buôn bán và phát triển, Phòng Thương mại quốc tế định nghĩa MTO một cách ngắn gọn hơn như sau: “ Người kinh doanh VTĐPT là bất kỳ người nào ký một hợp đồng VTĐPT và nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như là một người chuyên chở ” đồng thời cũng định nghĩa về người chuyên chở như sau:”Người chuyên chở là người thực sự thực hiện hoặc cam kết thực hiện việc chuyên chở hoặc một phần chuyên chở, dù người này với người kinh doanh VTĐPT có là một hay không”. Như vậy, MTO theo định nghĩa đầu có thể là người chuyên chở, nhưng người chuyên chở chưa chắc là MTO. điều quan trọng ở đây chính là dù MTO có là người chuyên chở hàng hoá hay không thì trách nhiệm thực hiện hợp đồng bao giờ cũng phải do MTO đảm nhận, như vậy tinh thần của bản quy tắc này về định nghĩa MTO trong Công ước của Liên hợp quốc là không có gì thay đổi.
	Tuy nhiên trong Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT, MTO lại được định nghĩa như sau: “Người kinh doanh vận tải đa phương thức là bất kỳ người nào, nhân danh bản thân mình hoặc thông qua người khác thay mặt mình ký kết một hợp đồng vận tải đa phương thức, chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó với tư cách là một người chủ chứ không phải là một đại lý, hoặc với tư cách thay mặt người gửi hàng hoặc thay mặt những người chuyên chở tham gia vào các hoạt động thực hiện vận tải đa phương thức”. Đây là bản Hiệp định mà Việt Nam đã dự định tham gia nhằm đáp ứng xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế nói chung và về giao thông vận tải nói riêng. Chính vì vậy, định nghĩa này cũng chính là cơ sở cho định nghĩa về MTO mà Nghị định 125 của Chính phủ về VTĐPT quốc tế quy định.
2.3.2 Các loại MTO
	Trên thế giới, do nhu cầu về vận tải ngày càng lớn, kinh doanh VTĐPT đem lại nhiều nguồn lợi cũng như có giá trị vận tải cao, nhiều loại MTO vì đó mà hình thành. Tuy nhiên, tựu trung lại, MTO chủ yếu là hoạt động dưới những dạng sau:
	- MTO có tàu (Vessel Operating Multimodal Transport Operator – VO – MTOs) bao gồm các chủ tàu biển, kinh doanh khai thác tàu biển, nhưng mở rộng kinh doanh cả dịch vụ VTĐPT. Các chủ tàu này thường không sở hữu và khai thác các phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt và hàng không mà phải ký hợp đồng để chuyên chở trên các chặng đó nhằm hoàn thành hợp đồng VTĐPT.
	- MTO không có tàu (Non Vessel Operating Multimodal Transport Operator – NVO – MTOs) gồm có:
 + Chủ sở hữu một trong các phương tiện vận tải khác không phải tàu biển như ô tô, máy bay, tàu hoả. Họ cung cấp dịch vụ VTĐPT, do đó phải đi thuê các loại phương tiện vận tải nào mà họ không có.
 + Những người kinh doanh dịch vụ liên quan đến vận tải như bốc dỡ, kho hàng, bến bãi.
 + Những người chuyên chở công cộng không có tàu, những người này không kinh doanh tàu biển nhưng lại cung cấp dịch vụ VTĐPT thường xuyên, kể cả việc gom hàng trên những tuyến đường nhất định, loại MTO này rất phổ biến ở Mỹ.
+ Người giao nhận: hiện nay, người giao nhận có xu thế không chỉ làm đại lý mà còn cung cấp dịch vụ vận tải, đặc biệt là VTĐPT. Phương thức này thích hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam vì không đòi hỏi phải tập trung một lượng vốn lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị hiện đại phục vụ trong chuyên chở hàng hoá. Điều này cũng có nghĩa là khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng sẽ được tăng lên do có thể tập trung nguồn vốn và thời gian thực hiện các dịch vụ vận tải.
2.4 Chứng từ VTĐPT:
2.4.1 Định nghĩa về chứng từ VTĐPT:
	Sau khi nhận hàng để chở, trách nhiệm của người điều kiện VTĐPT theo yêu cầu của người gửi hàng cấp cho họ một bộ chứng từ VTĐPT ở dạng lưu thông được hoặc không lưu thông được. Vì vậy, một vấn đề hết sức quan trọng trong VTĐPT chính là chứng từ VTĐPT. Trong tất cả các văn bản pháp lý có liên quan đều có đề cập rất chi tiết đến vấn đề này, và tinh thần của tất cả các văn bản đó là phải tạo điều kiện để đơn giản hóa chứng từ, tạo thuận lợi về thủ tục hải quan. Định nghĩa về chứng từ VTĐPT trong Công ước của Liên hợp quốc được trình bày như sau:”chứng từ VTĐPT là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng vận tải đa phương thức, cho việc nhận hàng để chở của người kinh doanh vận tải đa phương thức và cam kết của anh ta giao hàng theo đúng những điều khoản của hợp đồng”.
	Khác với Công ước của Liên hợp quốc, quy tắc của UNTAD/ICC quy định chứng từ VTĐPT như sau:”chứng từ VTĐPT là chứng từ chứng minh cho một hợp đồng VTĐPT và có thể được thay thế bởi một thư truyền dữ liệu điện tử, như luật pháp áp dụng cho 

File đính kèm:

  • docHang hoa Lao va Viet nam.doc
Giáo án liên quan