Đề tài Một số câu hỏi trắc nghiệm cần vận dụng khi giảng dạy về phản ứng oxi hoá - Khử

Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học của bộ giáo dục đang tiến hành thay sách cho THCS và THPT đặc biệt là việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong các kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh vào các trường đại học. Đứng trước những yêu cầu đó tôi tháy rằng mình là một giáo viên giảng dạy môn hoá học bậc trung học cần phải tiếp cận với các dạng bài tập trắc nghiệm để có thể sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm, giúp học sinh quen với dạng kiểm tra này.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số câu hỏi trắc nghiệm cần vận dụng khi giảng dạy về phản ứng oxi hoá - Khử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo dục đang tiến hành thay sách cho THCS và THPT đặc biệt là việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong các kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh vào các trường đại học. Đứng trước những yêu cầu đó tôi tháy rằng mình là một giáo viên giảng dạy môn hoá học bậc trung học cần phải tiếp cận với các dạng bài tập trắc nghiệm để có thể sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm, giúp học sinh quen với dạng kiểm tra này.
II/ Nội dung:
1/ Về kiến thức:
- Học sinh cần nắm được những định nghĩa: sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử, phản ứng oxi hoá - khử
- Phân biệt được phản ứng oxi hoá - khử với các loại phản ứng không làm thay đổi số oxi hoá 
2/ Về kĩ năng:
- Biết tìm số oxi hoá của các nguyên tố.
- Biết cách cân bằng phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron.
3/ Hệ thống câu hỏi TNKQ 
Câu 1: Hãy lựa chọn phương án đúng cho các câu sau đây:
Khi tham gia vào phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại:
A. Bị khử B. Bị oxi hoá C. Cho proton D. Đạt tới số oxi hoá âm
Câu2: Nguyên tử Brôm chuyển thành ion brommua bằng cách:
A. Nhận 1 electron	B. Nhận 1 proton
 	C. Nhường 1 electron	D. Nhường 1 proton
Câu 3: Trong phản ứng: AgNO3 + NaCl – AgCL + NaNO3
Tìm câu khẳng định đúng.
ion Ag+
A. Không bị oxi hoá 	 B. Chỉ bị khử 
C. Không bị oxi hoá, không bị khử D. Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử
Câu 4: Trong phản ứng: Zn + CuCl2 ZnCl2 + Cu
Tìm câu khẳng định đúng 
ion Cu2+:
A. Chỉ bị oxi hoá	 B. Chỉ bị khử
C. Không bị oxi hoá không bị khử D. Vừa bị oxi hoá vừa bị khử
Câu 5: Trong phản ứng: Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O. 
Tìm câu khẳng định đúng 
ion Clo:
A. Chỉ bị oxi hoá	 B. Chỉ bị khử 
C. Không bị oxi hoá, không bị khử D. Vừa bị oxi hoá, vừa bị khử
Câu 6: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hoá - khử.
A. 4Na + O2 2Na2O	 B. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O
	C. Na2CO3 + 2HCL 2NaCl + H2O + CO2
D. 2KBr + Cl2 2KCl + Br2	 E. NH3 + HCl NH4Cl
Câu 7: Chọn phương án đúng 
Trong phản ứng: Zn + CuCl2 ZnCl2 + Cu, 1 mol ion Cu2+ đã:
A. Nhường 1 mol electron	B. Nhận 1 mol electron 
C. Nhường 2 mol electron 	D. Nhận 2 mol electron 
Câu 8: Lượng electron cần dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là:
A. 0.5 mol	B. 1,5 mol
C. 3mol	D. 4.5 mol
Câu 9: Cho phản ứng M2Ox + HNO3 M(NO3)3 + NO + H2O
Phản ứng là phản ứng oxi hoá khử khi:
A. x = 1	B. x = 2	C. x = 1 hoặc x = 2
D. Tất cả các trường hợp A, B, C đều sai
Câu 10: Cho phản ứng: M2Ox + HNO3 M(NO3)3 + NO + H2O
Phản ứng này là phản ứng trao đổi khi:
A. x = 1	 	B. x = 2	C. x =1 hoặc x = 2	D. x = 3
Câu 11: Phản ứng oxi hoá khử xảy ra theo chiều tạo thành:
A. Chất kết tủa 	B. Chất ít phân li	
C. Chất oxi hoá và chất khử yếu hơn
D. Chất oxi hoá và chất khử mới	E. Tất cả đều sai 
Câu 12: Cho các dd:
HCl(X1); KNO3(X2); (HCl + KNO3): (X3); Fe2(SO4)3 (X4)
DD hoà tan được đồng là
A. X1; X2; X3	 B. X3; X4	C. X1; X2; X3; X4	D. X3; X2
E. Tất cả đều không hoà tan được
Câu 13: Số oxi hoá của nitơ được sắp xếp tăng dần như sau:
A. NO < N2O < NH3 < NO2 
B. NH+4 < N2 < N2O < NO < NO2 < HNO3
C. NH3 < N2 < NO2 < NO < HNO3
D. NH3 < NO < N2O < N2O5	E. Tất cả đều sai
Câu 14: Cho các chất và ion: Cl, Na2S, NO2, Fe2+, SO2, Fe3+, N2O5, SO42-, SO32-, MnO, Na, Cu.
Các chất, ion vừa có tinh khử vừa có tính oxi hoá gồm.
A. Cl-, Na2S, NO2, Fe2+	 B. NO2, Fe2+, SO2,MnO, SO32- 
C. Na2S, Fe3+,N2O5, MnO	 D. MnO, Na, Cu E. Tất cả đều sai
Câu 15: Cho phản ứng hoá học sau:
Fe3O4 + NO3- + H+ Fe3+ + NxOy + H2O 
Hệ số cân bằng lần lượt là:
A. (5x – 2y), 3x, (3x – y), (3x – 3y), 1, (13x – y)
B. (5x –2y), x, (x – y), (2x – 2y), 1, (23x – 9y)
C. (x – 2y), 4x, (6 – 8y), (15x – 6y), 1, (13x – y)
D. (5x –2y), x, (46x – 18y), (15x – 6y), 1, (23x – 9y)
E. (5x – 2y), 4x, (46x – 18y), (15x – 6y), 2, (23x – 9y)
Câu 16: Cho phản ứng 
Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O
Nếu tỷ lệ mol giữa N2O và N2 là 2: 3 thì sau khi cân bằng, ta có tỷ lệ mol giữa nAl: nN2O: nN2 là:
A. 23: 4: 6	B. 20: 2: 3	C. 46: 6: 9
D. 46: 2: 3	E. Tất cả đều sai 
Câu 17: Dẫn 2 luồng khí Clo cho đi qua 2 dd KOH: 1 dd loãng và nguội, Một dd đậm đặc đun nóng tới 1000C.
Nếu lượng muối KCl sinh ra trong 2 dd bằng nhau thì tỷ lệ thể tích Clo đi qua 2 dd KOH là:
A. 5/6	B. 6/3	C. 10/3	D. 5/3	E. 8/3
Câu 18: Cho m(g) Al phản ứng hết với dd HNO3 thu được 8.96 l (đktc) hỗn hợp khí NO và N2O có tỷ khối hơi so với H2 bằng 16,5. Khối lượng m có giá trị là:
A. 5,3	 B. 15,3	 	 C. 11,3	 D. 16,0 E.16,3
Câu 19: Cho phản ứng: H2SO3 + Br2 + H2O H2SO4 + X. X là:
A. HBr	B. HBrO3	C. HbrO4	D. HbrO
Câu 20: Cho phản ứng SO2 + KMnO4 + H2O các chất là:
A. K2SO4, MnSO4 	B. MnSO4, KHSO4, H2SO4 
C. MnSO4, KHSO4 	D. MnSO4, K2SO4, H2SO4
Câu 21: Xét phản ứng: Cu2+ + Fe Fe2+ + Cu	(1)
Chọn phát biểu đúng 
A. (1) là quá trình thu electron
B. (1) là quá trình nhận electron
C. (1) là một phản ứng oxi hoá khử
D. Cả A, B, C đều đúng	E. Cả A, B, C đều sai
Câu 22: Cho Al tác dụng với HNO3 tạo hỗn hợp khí X gồm NO, NO2 theo phương trình phản ứng:
Al + HNO3 Al(NO3)3 NO2 +NO + H2O
Nếu dx/H2 = 20,4 thì hệ số cân bằng phản ứng lần lượt là:
A. 17, 42, 17, 5, 11, 31	B. 17, 32, 12, 10, 10, 31
C. 12, 40, 17, 10, 11, 21	D. 17, 82, 17, 10, 21, 41
E. 10, 20, 15, 15, 21 
Câu 23: Cho phản ứng hoá học sau:
FeO + HNO3 Fe(NO3)3 +NO2 + NO + H2O
Tỷ lệ nNO2: nNO = a: b thì hệ số phản ứng trên lần lượt là:
A. (a + 3b), (2a + 5b), (6 + 5b), (a + 5b), a, (2a + 5b)
B. (3a + b), (3a + 3b), (a + b), (a + 3b), a, 2b
C. (3a +5b), (2a + 2b), (a+b), (3a + 5b), 2a, 2b
D. (a + 3b), (3a + 5b), (a + 3b), a, b,(4a + 10b)
E. (a + 3b), (4a + 10b), (a + 3b), a, b (2a + 5b)
Câu 24: Hoà tan hoàn toàn 1 oxi kim loại bằng dd H2SO4 đặc, nóng vừa đủ thu được 2,24l khí SO2 (đktc) và 120g muối. Công thức của oxit kim loại là:
A. Al2O3	 B. Fe2O3	 C. Fe3O4	 D. CuO	 E. Công thức khác
Câu 25: Hoà tan hoàn toàn 1,805g mỗi hỗn hợp gồm Fe và 1 kim loai A có hoá trị n duy nhất bằng dd HCl thu được 1,064l khi H2, còn khi hoà tan 1,805g hỗn hợp trên bằng dd HNO3 loãng dư thì thu được 0,896l khí NO duy nhất. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kim loai A là:
A. Cu	B. Cr	C. Al	D. Mn
Câu 26: Chọn phát biểu đúng 
A. Sự oxi hoá một nguyên tố là lấy bớt electron của nguyên tố đó làm cho số oxi hoá của nguyên tố đó tăng lên.
B. Chất oxi hoá là có thể thu electron của chất khác 
C. Sự khử 1 nguyên tố là ghép thêm electron cho nguyên tố làm cho số oxi hoá của nguyên tố đó giảm đi
D. Tính chất hoá học cơ bản của kim loại là tính khử 
E. Tất cả A, B, C, D đều đúng 
Câu 27: Phát biểu nào sau đây luôn đúng.
A Một chất hay ion có tính oxi hoá găp một chât hay ion có tính khử thì nhất thiết xẩy ra phản ứng oxi hoá- khử.
B. Một chất hay ion thì hoặc chỉ có tính khử, hoặc chỉ có tính oxi hoá.
C. Trong mỗi phân nhóm chính của bảng hệ thống tuần hoàn, chỉ gồm các nguyên tố kim loại hoặc gồm các nguyên tố phi kim.
D. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố tronh công thức phân tử luôn luôn là số nguyên dương.
E. Tất cả các phát biểu trên luôn luôn đúng.
Câu 28: Để hoà tan hoàn toàn 4g oxit FexOy cần 52,14 ml dd HCl 10% (d=1,05g/ml): Công thức phân tử của oxit sắt đó là:
A. FeO	B. Fe2O3	C. Fe3O4	D. ko xác định
Câu 29: Cho các phản ứng sau:
a) KCl + AgNO3 = AgCl + KNO3	b) 2KNO3 = 2KNO2 + O2
c) CaO + 3C = CaC2 + CO	d) 2H2S + SO2 = 2H2O + 3S
e) CaO + H2O = Ca(OH)2	g) CaCO3 = CaO + CO2
h) 2FeCl2 + Cl2 = 2FeCl3	i) FeO + H2 = Fe + H2O
Các phản ứng oxi hoá khử là:
A. (a, c, d)	D. Tất cả đều là phản ứng oxi hoá khử
B. (b, c, d)	E. Có 5 trong 8 phản ứng là phản ứng oxi hoá - khử
C. (b, c, h, i)
Hãy chọn đáp án đúng nhất 
Câu 30: Hoá trị và số oxi hoá của Nitơ trong các chất NH3, NH4Cl, NH4NO3 là:
A, NH3	Hoá trị III	 C. NH3	Hoá trị III
	Số oxi hoá - 3	Số oxi hoá - 3
 NH4Cl	Hoá trị IV	 NH4Cl	Hoá trị IV	
	Số oxi hoá - 4	Số oxi hoá - 3
 HNO3	Hoá trị V	 HNO3	Hoá trị IV
	Số oxi hoá + 5	Số oxi hoá + 5
B. NH3	Hoá trị III	 D. NH3	Hoá trị III
	Số oxi hoá + 3	Số oxi hoá - 3
 HNO3 	Hoá trị III	 HNO3	Hoá trị III
	Số oxi hoá + 5	Số oxi hoá - 3
 NH4Cl	Hoá trị III	 NH4Cl	Hoá trị III
	Số oxi hoá + 4	Số oxi hoá + 5
Câu 31: Mệnh đề nào sau đây đúng 
A. Số oxi hoá của 1 nguyên tố trong hợp chất bằng hoá trị của nó
B. Hoá trị của các nguyên tố là số nguyên
C. Số oxi hoá của các nguyên tố là số nguyên
Câu 32: Cho phản ứng.
Fe2+ + 2H+ + NO3- Fe3+ + NO2 + H2O
Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Fe2+ bị oxi hoá và H+ bị khử	B. Fe2+ bị oxi hoá và Nitơ bị khử
C. Fe2+ và H+ bị oxi hoá 	 D. Oxi bị oxi hoá E. H+ và oxi bị khử
Câu 33: Trong phản ứng SO2 + Cl2 + 2H2O = 2HCl + H2SO4.
Số oxi hoá của lưu huỳnh đã:
A. Tăng từ + 2 lên + 6	C. Tăng từ + 4 lên + 6
B. Giảm từ + 4 xuống + 2	D. Không thay đổi
Câu 34: Cho phản ứng MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O
Chọn chất và quá trình tương ứng ở cột II ghép vào chỗ trống ở cột I cho phù hợp.
	Cột I	Cột II
 a/ Chất oxi hoá..	1, Cl-
b/ Chất khử.	2, Mn2+
c/ Sự oxi hoá...	3, Cl2
d/ Sự khử.	4, Mn4+
	5, Cl- - 1e = Cl0
	6, Mn4+ + 2e = Mn+2
	III/ Kết luận:
Trên đây là một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà tôi đã vận dụng để giảng dạy cho học sinh lớp 10 khi học chương III phản ứng oxi hoá khử tôi nhận thấy những lớp được vận dụng câu hỏi trên học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản nhanh và chắc chắn hơn cụ thể những lớp đã được vận dụng phương pháp học trên khi kiểm tra bài tập trong sách giáo khoa đạt 
80% điểm từ trung bình trở lên còn những lớp chưa làm quen với dạng bài tập này chỉ đạt 60%. Với kết quả trên tôi nhận thấy phải xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ở trường THPT để giúp học sinh phát triển tư duy và nắm chắc kiến thức cơ bản một cách nhanh nhất, mặt khác giúp các em làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm để đáp ứng với chương trình cải cách giáo dục mà bộ giáo dục đang tiến hành.
Cuối cùng tôi rất mong được cộng tác với các đồng nghiệp để phát triển đề tài này.
	XIN CHÂN THàNH CảM ƠN
	Ninh Bình 19/5/05
	 Nguyễn Thế Nhung
	PHầN ĐáP áN
1 – B, 2 – A, 3 – C, 4 – B, 5 - D, 6 – A và D, 7 – D, 8 – D, 9 – C,
10 – E, 11 – C, 12 – B, 13 – B, 14 – B, 15 – D, 16 – C, 17 – B, 18 – D

File đính kèm:

  • docSang kien Kinh nghiem.doc
Giáo án liên quan