Đề tài Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động nặn
7. Cấu trúc của đề tài:
Lời cảm ơn.
Mục lục.
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Nội dung nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương II: Nghiên cứu thực trạng
Chương III: Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động nặn.
Phần 3: Kết luận chung và kiến nghị sư phạm.
Phần 4:Tài liệu tham khảo.
n của trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động nặn có sử dụng biện pháp gây hứng thú, chúng tôi dựa vào những tiêu chí và thang đánh giá sau: -Mức độ hứng thú của trẻ đối với các đối tượng. -Khả năng nắm bắt hình khối, đặc điểm của vật. -Khả năng ứng dụng những hiểu biết của trẻ vào hoạt động nặn 3.2. Thang đánh giá: -Loại tốt: Trẻ hứng thú, tích cực trao đổi ý kiến của bản thân, thê rhieenj cảm nhận về vẻ đẹp, nhận ra được nhịp sắp xếp đặc điểm đặc trưng của các đối tượng trong thế giới xung quanh, đồng thời trẻ rất linh hoạt bắt chước tái tạo lại các hình dạng của đối tượng để tạo nên những sản phẩm đẹp(9-10 điểm). -Loại khá: Trẻ tích cực thể hiện ý kiến của bản thân về đặc điểm của đối tượng qua các trò chơi để tự mình bắt chước tái tạo ứng dụng vào hoạt động để tạo nên sản phẩm có tính thẩm mỹ (7-8 điểm) -Loại trung bình: Trẻ ít tham gia trao đổi ý kiến của bản thân chỉ có thể nhận ra đặc điểm của sự vật hiện tượng qua sản phẩm và bắt chước kiểu dáng nguyên vẹn để tạo ra sản phẩm dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Sản phẩm ít có tính thẩm mỹ (4-6 điểm) -Loại yếu: Trẻ không tham gia trao đổi ý kiến của bản thân khi trả lời các câu hỏi của cô không có khả năng bắt chước tái tạo lại ngay cả khi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Sản phẩm không có tính thẩm mỹ (1-3 điểm). 4. Kết quả nghiên cứu thực trạng: *Mức độ nội dung GV thường chú trọng khi tổ chức các hoạt động nặn cho trẻ. Rất chú trọng Chú trọng Ít chú trọng Không chú trọng SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Chú trọng gây hứng thú, thu hút trẻ vào hoạt động nặn. Làm nảy sinh nhu cầu nặn cho trẻ. 23 76,6 7 23,3 0 0 0 0 Hình thành và phát triển kỹ năng nặn cho trẻ. 5 16,7 25 83,3 0 0 0 0 Quan tâm giúp trẻ đạt kết quả sau hoạt động. 0 0 22 73,3 8 26,7 0 0 Qua kết quả trên cho thấy hiện nay ở các trường Mầm Non, giáo viên đã rất chú trọng tới việc gây hứng thú, thu hút trẻ vào hoạt động nặn làm nảy sinh nhu cầu hoạt động nặn của trẻ. *Mức độ sử dụng các phương pháp biện pháp của GV trong quá trình tổ chức hoạt động nặn cho trẻ Mầm Non. Các phương pháp Thường xuyên sử dụng Ít sử dụng Không sử dụng SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Quan sát Cho trẻ quan sát các sự vật hiện tượng tự nhiên. 30 100 0 6,7 0 0 Cho trẻ quan sát những sản phẩm do cô làm ra 4 93,3 2 86,7 0 0 Cho trẻ quan sát những sản phẩm của bạn. 25 13,3 26 16,7 0 0 Sử dụng đồ dùng trực quan Sử dụng bộ sưu tập tranh phục vụ cho giờ học. 2 83,3 5 93,3 0 0 Sử dụng vật thật. 30 6,7 28 0 0 0 Dùng lời Dùng hệ thống câu hỏi. 30 100 0 0 0 0 Chỉ dẫn trực quan. 25 100 0 16,7 0 0 Dùng bài thơ, câu đố nhằm kích thích hứng thú của trẻ. 9 83,3 5 70 0 0 Trò chơi Các trò chơi “sắm vai” (miêu tả theo chủ đề, miêu tả theo các tình huống chơi,...) 30 30 21 0 0 0 Các biện pháp vui chơi tìm hiểu thế giới xung quanh. 3 100 0 90 0 0 Các trò chơi sáng tạo (sử dụng các sản phẩm tạo hình đã hoàn thiện) 100 27 0 0 Kết quả trên cho thấy giáo viên đã sử dụng khá phong phú các biện pháp dạy học khác nhau trong quá trình tổ chức hoạt dộng tạo hình cho trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên mức dộ sử dụng thường xuyên các phương pháp, biện pháp có sự chênh lệch. Đa số giáo viên sử dụng phương pháp quan sát, dùng lời và sử dụng vật mẫu của cô. Phương pháp trò chơi chưa được giáo viên sử dụng thường xuyên. Giáo viên gặp khó khăn khi gây hứng thú cho trẻ vì vậy việc tìm biện pháp gây hứng thú cho trẻ còn hạn chế. *Nhận thức của GV trong việc tìm kiếm “biện pháp nâng cao sự hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” nhằm phát triển kỹ năng nặn cho trẻ. Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 19 63,3 11 36,7 0 0 Kết quả cho thấy đa số giáo viên đã thường xuyên gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động nặn. Tuy nhiên vẫn còn một số ít ý kiến giáo viên cho rằng chỉ nên gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình (nặn) ở từng thời điểm và nội dung cụ thể. Bởi vậy việc tìm kiếm được một biện pháp phù hợp với nội dung bài học, trình độ của trẻ, kích thích hứng thú của trẻ không phải đơn giản. *Những khó khăn GV thường gặp khi thực hiện hoạt động nặn cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi. STT Những khó khăn Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Trò chơi lồng ghép khó thực hiện trong hoạt động tạo hình. 17 56,7 2 Tài liệu tham khảo về hoạt động nặn ít. 20 66,7 3 Thời gian eo hẹp. 26 86,7 4 Hạn chế về khả năng kích hoạt hứng thú. 14 46,7 Kết quả cho thấy khó khăn mà giáo viên gặp phải đó là việc phải thực hiện các trò chơi theo chương trình giáo dục cần mang nội dung giáo dục, kích thích hứng thú phù hợp tâm sinh lý trẻ, bên cạnh đó do có quá ít thời gian dành cho việc tự học tự nghiên cứu. Vì vậy làm ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. *Các nguồn kích hoạt nâng cao hứng thú của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi đối với hoạt động nặn. +Nguồn trò chơi: trò chơi hóa (chơi với đất). +Nguồn kỹ năng gợi mở, lồng ghép của giáo viên: qua kể chuyện, câu đố, bài thơ,... (còn hạn chế) +Nguồn sản phẩm từ hiệu ứng máy vi tính(sử dụng nhiều). *Những điều kiện để nâng cao hứng thú nặn cho trẻ. STT Các điều kiện Đồng ý Không đồng ý SL TL (%) SL TL (%) 1 Chuẩn bị về vốn kiến thức kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động, sự hứng thú trước khi bước vào hoạt động. 30 100 0 0 2 Thường xuyên tổ chức các hoạt động nặn cho trẻ. 25 83,3 5 16,7 3 Tăng cường cho trẻ tham gia hoạt động nặn dưới nhiều hình thức phong phú. 30 100 0 0 4 Sưu tầm giải pháp gây hứng thú cho trẻ bằng trò chơi. 28 93,3 2 6,7 5 Tăng cường cho trẻ quan sát thế giới tự nhiên. 30 100 0 0 Kết quả cho thấy bên cạnh việc dùng biện pháp gây hứng thú bằng trò chơi thì giáo viên các trường Mâm Non đã sử dụng rất nhiều cách thức để nâng cao hứng thú, phát triển kỹ năng nặn cho trẻ. Đây là những điều kiện cần thiết để bồi dưỡng năng lực tạo hình trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình. 5 Kết luận chương 2. Sau khi chọn đề tài cũng như đề ra các biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ chúng tôi đã tiến hành qua các TC để tổ chức cho trẻ khám phá hình dáng của đói tượng qua các hình khối của đất nặn.Qua đó nhằm phát huy tính tích cực ,khả năng quan sát,dự đoán,rèn khả năng chú ý cho trẻ,đồng thời giúp trẻ nhận biết sâu hơn mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO TRẺ. 1. Cơ sở định hướng. 1.1. Quan điểm tiếp cận tích hợp trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tuổi Mầm Non. -Sự phát triển của trẻ lứa tuổi Mầm Non bao gồm nhiều lĩnh vực, các lĩnh vực phát triển của trẻ có liên quan chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của lĩnh vực này có ảnh hưởng đến lĩnh vực khác và tất cả các lĩnh vực cần phải được tác động phát triển một cách đồng thời theo quan điểm sư phạm tích hợp. Theo quan điểm này, các quá trình giáo dục được xâm nhập đan xen vào nhau tạo thành một thể thống nhất tác động đồng bộ đến trẻ trong một chỉnh thể toàn vẹn. Một trong những mô hình giáo dục theo quan điểm sư phạm tích hợp kết hợp với cách tiếp cận phát triển lấy trẻ làm trung tâm đó là mô hình giáo dục dựa vào chủ đề. Cách tiếp cận này được hiểu là cách thức cung cấp sự định hướng mở linh hoạt cho phép giáo viên tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng nhiều hình thức phối hợp một cách tự nhiên qua hoạt động chơi, trải nghiệm, khám phá,... cách tiếp cận này cho phép giáo viên có thể điều chỉnh các hoạt động giáo dục dạy trẻ một cách linh hoạt hơn trên cơ sở kết hợp dạy trẻ theo kế hoạch với các tình huống xảy ra tình cờ, ngẫu nhiên trong cuộc sống hằng ngày mà trẻ hứng thú quan tâm sẽ làm cho không khí lớp học trở nên sinh động. -Đối với trẻ 4-5 tuổi độ tuổi trẻ có một chút ít vốn kinh nghiệm sống của trẻ. Vì vậy giáo dục mầm non cần tận dụng vốn kinh nghiệm sống làm “mảnh đất” ươm trồng, nhận thức toàn diện trẻ bằng cách gắn với các chủ đề, chương trình giáo dục Mầm Non mới tạo các tình huống chơi giúp trẻ tích cực hóa các hoạt động phối hợp các sản phẩm vẽ, xếp, xé dán với sản phẩm nặn. -Trẻ 4-5 tuổi nặn bằng cách chắp ghép, vì vậy phương pháp chỉ dẫn cần phối hợp với phương pháp thông tin tiếp nhận. Bên cạnh đó giáo viên cần dùng biện pjhaps so sánh giữa vật thật với vật mô phỏng xem mối quan hệ chính phụ của sự vật trong sắp xếp cấu trúc hình tượng và dùng biện pháp “trò chơi hóa” sản phẩm tạo hình để giúp trẻ quan sát miêu tả một số tư thế vận động đơn giản của hình tượng sự vật. 1.2. Quan điểm của lý thuyết hoạt động: Hoạt động của bản thân đứa trẻ chính là động lực để phát triển tâm sinh lý cũng như khả năng và năng lực ở trẻ. Vì vậy việc tạo một số biện pháp nâng cao hứng thú nhằm phát triển kỹ năng nặn cho trẻ 4-5 tuổi thông qua trò chơi hóa câu đố, câu chuyện, kích hoạt hứng thú trẻ theo tình huống qua giao tiếp, trẻ được huy động vận dụng kinh nghiệm, vốn sống, kiến thức, kỹ năng tích lũy trong 4 năm đầu đời để giải quyết vấn đề: các bài tập cô yêu cầu. 1.3. Quan điểm của tâm lý học duy vật biện chứng: Khẳng định: hoạt động tạo hình của trẻ là một hoạt động tổng hợp khá phức tạp, qua hoạt động đó trẻ bộc lộ các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành và mang bản chất xã hội rõ rệt. 1.4. Yêu cầu của giáo dục Mâm Non hiện nay: Đáp ứng yêu cầu xã hội việc đổi mới hình thức phương pháp dạy học hiện nay là cấp thiết trong đó “học bằng chơi” “chơi mà học” là hoạt động chủ đạo. Việc đưa chương trình giáo dục Mầm Non mới hiện nay đang thực hiện đại trà là điều kiện tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung dạy học nhằm tích cực hóa đưa trẻ, đòi hỏi sự tích cực nâng cao kiến thức ở giáo viên. 2. Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi trong hoạt động nặn. 2.1. Nguyên tắc và yêu cầu: -Đảm bảo tính mục đích. -Đảm bảo tính chất HĐ vui chơi. -Đảm bảo tính hấp dẫn. -Đảm bảo tính hệ thống. -Đảm bảo tính đa dạng. 2.2. Các bước thực hiện: -Xác định mục tiêu hình thành và phát triển kỹ năng nặn cho trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi. -Gắn nội dung phát triển kỹ năng vẽ cho trẻ vào nội dung chơi, kích hoạt sự hướng thú c
File đính kèm:
- de_tai_mot_so_bien_phap_nang_cao_hung_thu_cho_tre_mau_giao_4.doc