Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi định hướng về thời gian

I/ Lý do chọn đề tài

 Trong cuộc sống hiện nay việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn, điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán học và sự xâm nhập của nó vào mọi lĩnh vực kiến thức khác nhau. Hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật đòi hỏi chúng ta phải có những chuyên gia giỏi với kĩ năng phân tích trình tự và chính xác các quá trình nghiên cứu, chúng ta phải đào tạo những con người tích cực, độc lập , sáng tạo đáp ứng được những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại. Chính vì vậy vệc dạy học ở trường mầm non trước hết cần hướng vào việc giáo dục cho trẻ có thói quen định hướng thế giới xung quanh một cách đầy đủ và lô gic. Việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát.thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

 Trong quá trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo có nội dung “Dạy trẻ định hướng thời gian”.Đây là nội dung nhỏ trong toán học, ít được nhắc tới nhưng lại được sử dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt, công việc của con người sau này.

 Cuộc sống con người luôn gắn với thời gian, chỉ riêng ở loài người mới có sự phân biệt quá khứ, hiện tại và tương lai, thời gian có một ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển loài người. Trong tất cả các dạng hoạt động của con người, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều đòi hỏi con người biết định hướng vào thời gian. Khả năng định hướng thời gian giúp con người định hướng và định vị được thời gian diễn ra các sự kiện và hiện tượng xung quanh mình, hơn nữa nó còn giúp con người biết sử dụng thời gian một cách hợp lý và hiệu quả. Sự định hướng thời gian còn là một trong những điều kiện hình thành nhân cách con người, nó có tác dụng giáo dục con người trở lên có tổ chức, gọn gàng, kỉ luật biết sử dụng thời gian hợp lý.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 22/04/2023 | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi định hướng về thời gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm.
+ Hình thành biểu tượng về độ dài khoảng thời gian ngắn như: phút, trên cơ sở đó hình thành ở trẻ tâm thế về thời gian, biết sử dụng thời gian hợp lý, tiết kiệm.
Trên cơ sở những biểu tượng thời gian được hình thành ở trẻ, đồng thời dạy trẻ định hướng thời gian theo hai khía cạnh – định vị và định lượng.
+ Dạy trẻ định hướng được các thời điểm diễn ra các sự kiện, trình tự diễn ra chúng, biết phản ánh thời điểm và trình tự diễn ra các sự kiện theo thời gian bằng các từ như: sớm - muộn, ban đầu - sau đó, trước đó - bây giờ - sau đó.
+ Dạy trẻ bước đầu định hướng được thời lượng diễn ra sự kiện và phản ảnh nó bằng lời nói: 1 phút, 3 phút, 5 phút...nhiều thời gian hơn – ít thời gian hơn, thời gian bằng nhau. Trên cơ sở thời lượng trẻ xác định tốc độ diễn ra hành động: nhanh hơn – chậm hơn, nhanh nhất – chậm nhất.
2/ Sử dụng phương pháp dạy trẻ định hướng thời gian phù hợp tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ.
Tại sao phải sử dụng phương pháp dạy trẻ định hướng thời gian phù hợp tâm sinh lý của trẻ? 
Dựa vào tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ chúng ta biết trẻ rất nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên. Việc hình thành ở trẻ các biểu tượng về thời gian mang tính chất trừu tượng hoá như vậy sẽ khiến trẻ khó có thể khắc sâu. Vì vậy việc cho trẻ được quan sát, xem xét, khám phá bằng các giác quan, tạo cơ hội cho trẻ tự phát hiện, tự lĩnh hội và giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ, hướng dẫn đúng lúc của cô giáo là cần thiết giúp trẻ khắc sâu hơn về biểu tượng.
 a/ Phương pháp trực quan hoá thời gian
Ở trẻ 5-6 tuổi đã xuất hiện những yếu tố của tư duy lôgic. Trực quan hoá thời gian là một phương pháp hữu hiệu để nhận biết các đặc trưng thời gian, nhất là đối với trẻ 5-6 tuổi.
Vì vậy có thể trực quan hoá thời gian cho trẻ thông qua các dấu hiệu đặc trưng như: Vị trí của bầu trời, màu sắc của bầu trờiViệc tổ chức cho trẻ các hoạt động khác nhau nhằm giúp trẻ nắm được các dấu hiệu thiên nhiên, dấu hiệu cuộc sống xã hội loài người có trong các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ đóng một vai trò quan trọng. Những dấu hiệu này sẽ trở thành phương tiện, cầu nối để trẻ xác định được thời điểm và thời lượng diễn ra các sự kiện, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ.
Để trực quan hoá thời gian cho trẻ, có thể sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học khác nhau như: Quan sát, sử dụng tranh, kí hiệu, mô hình thời gian.
* Dạy trẻ quan sát
Quan sát đóng vai trò to lớn trong việc hình thành ở trẻ những biểu tượng thời gian và góp phần phát triển các quá trình nhận biết khác nhau như: Tri giác, trí nhớ và tư duy của trẻ.
Để hình thành biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo, cần tổ chức cho trẻ quan sát dưới những hình thức khác nhau:
+ Quan sát có tính chất nhận biết: Nhằm hình thành ở trẻ kiến thức về các dấu hiệu, đặc điểm của các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ tại thời điểm nhất định như; Vị trí của mặt trời, màu sắc bầu trờiDạy trẻ biết mối liên hệ giữa thiên nhiên và con người như: Khi mặt trời mọc là con người thức dạy, khi mặt trời nặn con người chuẩn bị nghỉ ngơi
+ Quan sát những thay đổi của các khách thể
Dạy trẻ sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của con người vào các buổi trong ngày, các mùa trong năm như: Sự mọc nặn của mặt trời, sự luân chuyển của 4 mùa trong năm
+ Quan sát có tính minh hoạ
Dạy trẻ xác định thời điểm theo dấu hiệu riêng biệt:
VD: Mùa đông mặc áo ấm, đội mũ len. Mùa hè mặc quàn áo ngắn
Trong quá trình quan sát cô giáo hình thành cho trẻ những kỹ năng quan sát cơ bản như: Nắm được nhiệm vụ quan sát, tập trung chú ý đến đối tượng quan sát, sử dụng các thao tác tìm kiếmSự giao lưu giữa cô và trẻ tạo ra sự hứng thú trong việc tìm hiểu các dấu hiệu đặc chưng của thời gian.
VD: Cô cho trẻ quan sát trang phục của các bạn trong lớp để tìm hiểu về mùa hiện tại. Hay trò chuyện về hoạt động của trẻ ở nhà vào ngày chủ nhật để nhận biết các buổi trong ngày
Quan sát được sử dụng trong tất cả các hoạt động, dưới các hình thức khác nhau như: Trong hoạt động chung có mục đích, trong thời gian dạo chơi, tham quan, trong cuộc sống hàng ngày của trẻ
Để quan sát có hiệu quả trong việc hình thành các biểu tượng thời gian cho trẻ mẫu giáo cần thực hiện yêu cầu sau: 
+ Cần đặt cho trẻ nhiệm vụ quan sát một cách cụ thể , rõ ràng.
VD: Hôm nay cô và các con sẽ cùng quan sát bầu trời mùa thu.
+ Cần triển khai quan sát có kế hoạch, trình tự nhưng không cần theo khuôn mẫu chung.
VD: Dạy trẻ quan sát bầu trời: Cô giáo chuẩn bị không gian và thời gian hợp lý, ngoài bầu trời thì cảnh vật xung quanh cũng phải phù hợp, phải có kế hoạch từ trước.
+ Cần chú ý đến khả năng của trẻ để lựa chọn khối lượng những biểu tượng cần hình thành ở trẻ trong quá trình quan sát
+ Để phát huy tính tích cực, tính độc lập của trẻ thì cần đặt mục đích quan sát rõ ràng, có kế hoạch, lôi cuốn trẻ vào việc tạo ra hoàn cảnh quan sát. Thường xuyên đặt câu hỏi so sánh, khảo sát.
VD: Ánh nắng mùa thu và mùa hè có giống nhau không? Tại sao mùa thu lại có lá vàng rụng?...
+ Khi tổ chức cho trẻ quan sát cô giáo cần sử dụng từ ngữ chính xác, cụ thể, thúc đẩy trẻ tri giác các đối tượng một cách chính xác, mở rộng vốn từ của trẻ.
* Dùng tranh, ảnh
Sử dụng tranh, ảnh giúp trẻ có thể chính xác hoá, làm phong phú và điều chỉnh những biểu tượng thời gian. Trẻ hình tượng trực quan về khách thể mà trẻ không thể tri giác trực tiếp được trong cuộc sống. Hình thành ở trẻ tri giác thẩm mĩ, làm phong phú hơn cảm xúc cho trẻ.
Nhữnh bộ tranh cần có để dạy trẻ:
Bộ sưu tầm tranh ảnh về quang cảnh thiên nhiên và hoạt động con người vào những khoảng thời gian khác nhau.
Tranh về cảnh các buổi trong ngày: Hoạt động trong ngày, cảnh thiên nhiên trong ngày.
Tranh các mùa trong năm: Quang cảnh thiên nhiên các mùa, hoạt động con người trong các mùa.
Một số phim video, truyện tranh.
Những tờ lịch cũ.
Một vài bức tranh phong cảnh.
Trình tự xem tranh phụ thuộc vào nhiệm vụ dạy học. Những câu hỏi đặt ra cần mục đích khác nhau: tái tạo, tìm kiếm. Giáo viên nên kết hợp các biện pháp khác nhau: đặt tên cho tranh, giả làm nhân vật trong tranh để kể về tranh.
Khi phân tích tranh giáo viên cần kết hợp với việc sử dụng những kinh nghiệm của trẻ nhằm tác động tới tư duy của trẻ về bức tranh.
* Sử dụng mô hình
Sử dụng mô hình thời gian nhằm trực quan hoá các mối quan hệ, quan hệ có tính qui luật, hình thành ở trẻ hệ thống kiến thức về các đơn vị đo thời gian, góp phần phát triển tư duy trực quan-sơ đồ cho trẻ .
Một số mô hình thời gian đã được tôi sử dụng trong dạy trẻ 5-6 tuổi định hướng về thời gian:
Mô hình tuần lễ Mô hình các mùa trong năm
Mô hình tuần lễ 
 Mô hình các mùa trong năm
Mô hình ngày Lịch tháng
b/ Phương pháp dùng lời nhằm phát huy vốn kinh nghiệm của trẻ
Phương pháp dạy học dùng lời: đàm thoại, kể chuyện, giáo viên tiến hành thăm dò, làm chính xác hoá, hệ thống hoá những biểu tượng thời gian mà trẻ đã tích luỹ được, trên cơ sở đó hình đó, bổ xung kiến thức mới cho trẻ, làm cho biểu tượng thời gian của trẻ càng chính xác, phong phú hơn.
* Đàm thoại
Dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian cần thiết phải sử dụng hai dạng đàm thoại: Đàm thoại thăm dò và đàm thoại khái quát.
- Đàm thoại thăm dò:
VD: Trước khi cho trẻ quan sát cảnh mùa hè, bằng đàm thoại cô giáo có thể tìm hiểu xem trẻ có biết các dấu hiệu đặc chưng của mùa hè không:Bầu trời trong xanh, mặt trời có màu vàng, nắng gay gắt
- Đàm thoại khái quát:
VD: Với các câu hỏi như: Vào buổi sáng vị trí mặt trời, màu sắc bầu trời, không gian, cây cối như thế nào? Mọi người làm gì vào buổi sáng?...
Từ đó cô giáo hướng dẫn trẻ so sánh, đối chứng, phân tích để rút ra những mối liên hệ thời gian.
 Khi đàm thoại có thể sử dụng đồ dùng trực quan
* Dạy trẻ kể chuyện
Là phương pháp nhằm hoàn thiện những kiến thức, kỹ năng tư duy, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
Dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề: Chủ đề về các mùa, kể về ngày khai trường, kể lại chuyện cổ tích, kể chuyện sáng tạo theo tranhTrong quá trình kể trẻ phải diễn đạt được bằng lời thời điểm, trình tự diễn ra các sự kiện, hiện tượng theo thời gian.
c/ Phương pháp thực hành, trải nghiệm
Là phương pháp giúp trẻ tri giác được độ dài của thời gian. Hình thành ở trẻ biểu tượng về độ dài các khoảng thời gian ngắn.
VD: Cô cho trẻ ngồi im và nhắm mắt lại trong 1 phút để cảm nhận độ dài của nó.
Để có kết quả cao cần có sự kết hợp giữa trải nghiệm độ lâu khoảng thời gian với trực quan có sự giúp đỡ của một số các dụng cụ: Đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ dây
Nhằm hình thành ở trẻ biểu tượng thời gian như ngày, tuần lễ, thángcần sử dụng các loại lịch: Lịch tuần lễ, lịch tháng, lịch năm
Sử dụng trò chơi: Nên sử dụng 2 dạng trò chơi là trò chơi đóng vai và trò chơi học tập: 
+ Trò chơi đóng vai: Sẽ giúp trẻ nhập vai chơi, thể hiện vai chơi theo trình tự thời gian nhất định. Hay trẻ đóng vai theo một nhân vật chuyện nào đó thì cũng phải tuân theo trình tự các sự kiện diễn ra.
+ Trò chơi học tập:
VD: Trò chơi “Hãy nói nhanh”, “Xếp đúng thứ tự các buổi trong ngày”, “ Mùa nào trong năm”, “Xếp tuần lễ”,”Xếp các mùa theo trình tự”
Để dạy trẻ định hướng thời gian có hiệu quả thì quá trình dạy trẻ cần diễn ra cụ thể như sau:
a/ Hình thành biểu tượng về mỗi đơn vị đo thời giạn như: Ngày,tuần lễ, tháng, mùalà cơ sở của lịch theo ba giai đoạn cụ thể:
- Giai đoạn 1: Diễn ra các hoạt động tích luỹ biểu tượng thời gian cho trẻ.
- Giai đoạn 2; Diễn ra các hoạt động nhằm chính xác hoá, hệ thống hoá, khái quát hoá những kiến thức thời gian đã có ở trẻ và thiết lập các mối quan hệ thời gian.
- Giai đoạn 3: Diễn ra các hoạt động củng cố, ứng dụng kiến thức vào định hướng thời gian như: Định vị và định lượng thời gian diễn ra các sự kiện, hoạt động khác nhau. 
Sự phối hợp giữa các phương pháp, biện pháp, hình thức, phương tiện tác động trong mỗi giai đoạn của qui trình này được thể hiện dưới sơ đồ sau:
- Bài tập định hướng thời gian
- Tổ chức các HĐ theo thời gian.
- Trò chơi, câu đố.
Trải nghiệm
Quan sát
Tranh ảnh
Thơ truyện
Củng cố,ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào quá trình định hướng thời gian.
Tích luỹ mở rộng biể

File đính kèm:

  • docde_tai_mot_so_bien_phap_day_tre_5_6_tuoi_dinh_huong_ve_thoi.doc