Đề tài Một số biện pháp dạy giải nghĩa từ cho học sinh tiểu học

Trong đời sống hàng ngày bản thân mỗi chúng ta đều sử dụng ngôn ngữ nói,viết để giao tiếp ,trao đổi công việc hay bộc lộ cảm xúc .Tuy nhiên,để thực hiện được những công việc đó ,chúng ta cần phải có vốn từ phong phú và những hiểu biết về nghĩa của từ ,về cách dùng từ.Thực tế đã có những truờng hợp do hiểu sai về nghĩa của từ nên dẫn đến sử dụng từ không phù hợp trong giao tiếp ,trong viết văn bản .Ví dụ : Một vị khách đến chơi nhà ,sau một số câu hỏi xã giao,ông ta nói tiếp:

 -Vợ ông năm nay mấy tuổi rồi?

Rõ ràng ,vị khách dùng từ “mấy”trong câu là không phù hợp vì”mấy chỉ dùng để chỉ số lượng không nhiều,về giá trị biểu cảm lại thiếu tôn trọng, nên chăng vị khách thay từ “mấy” bằng từ “bao nhiêu”.

Đối với học sinh tiểu học,việc hiểu sai nghĩa của từ,dùng từ sai,kết hợp các từ trong câu văn,đoạn văn không phù hợp là một hiện tượng tương đối phổ biến .Chẳng hạn có học sinh viết:

 

doc14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp dạy giải nghĩa từ cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh thế ấy.Đối với các lớp đầu cấp,một số đồng chí đã dùng phương pháp trực quan để giải nghĩa.Thực ra chương trình tiểu học không có tiết học nào dạy riêng phần giải nghĩa từ nhưng tiết học nào cũng có nội dung giải nghĩa từ đan xen,và việc dạy giải nghĩa từ cho học sinh là thường xuyên.Ngoài điểm chung về dạy giải nghĩa từ trên đây,tôi cũng nhận thấy một số biện pháp khác được dùng trong dạy giải nghĩa từ.Tuy nhiên các biện pháp này được các đồng chí giáo viên trong trường sử dụng chưa nhiều.
 2 Tìm tòi,nghiên cứu các biện pháp dạy giải nghĩa từ 
Qua các tài liệu học tập ở trường sư phạm và các tài liệu tham khảo khác,tôi đã nghiên cứu,thử nghiệm qua các tiết dạy,tự rút kinh nghiệm về cách dạy học sinh hiểu nghĩa của từ.
Việc giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ,biết dùng từ một cách chính xác đã được bắt đầu từ khi trẻ biết nói,trong đó sự dạy bảo uốn nắn của người mẹ và giao tiếp trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến vốn từ của trẻ .Khi trẻ đến trường ,mối quan hệ và sự hiểu biết của trẻ rộng hơn,đòi hỏi vốn từ tăng lên và sự hiểu biết về nghĩa của từ để dùng từ chính xác là rất cần thiết.Vì vậy mỗi thầy cô giáo phải là những người “chắt chiu” cho học sinh từng ít kiến thức về nghĩa của từ.
Qua tìm tòi nghiên cứu ,dự giờ ,rút kinh nghiệm các giờ dạy, tôi đã tập hợp được một số biện pháp giải nghĩa từ như sau:
 	 1. Giải nghĩa bằng trực quan.
	 2. Giải nghĩa bằng chiết tự .
	 3. Giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa,gần nghĩa,trái nghĩa.
	 4. Giải nghĩa bằng so sánh.
 5. Giải nghĩa từ bằng đặt câu( Đặt trong ngữ cảnh) 
 6. Giải nghĩa từ bằng từ điển.
 7. Giải nghĩa từ bằng tìm từ lạc.
 III Các biện pháp tổ chức thực hiện
 Để dạy giải nghĩa từ ,trước hết thầy cô giáo phải hiểu nghĩa của từ và biết giải nghĩa từ phù hợp với mục đích bài học,phù hợp với đối tượng học sinh.Việc dạy giải nghĩa từ là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.Bởi vậy,trong giảng dạy,chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp sau đây nhằm giúp học sinh hiểu nghĩa của từ.
1 . Giải nghĩa từ bằng trực quan
 Giải nghĩa từ bằng trực quan là biện pháp đưa ra các vật thật,tranh ảnh,sơ đồ v.v..để giải nghĩa từ.Những hình ảnh cảm tính ,những biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh là một tổ hợp cần thiết cho bất kì việc dạy học nào.
 Ví dụ: Thầy giáo đưa ra bức tranh về hình quả măng cụt,sầu riêng cho học sinh miền Bắc xem nói:’’Đây là quả măng cụt”,’’Đây là quả sầu riêng”
 Khi học bài có từ”quả địa cầu”,cô giáo lấy quả địa cầu và cho học sinh quan sát.
Trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở tiểu học vì nó giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách dễ dàng.Nhưng cách giải nghĩa này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị khá công phu và không thể dùng để giải thích những từ trừu tượng.Biện pháp này nên dùng ở các lớp đầu cấp.
Tương ứng với các biện pháp giải nghĩa từ bằng trực quan có các bài tập giải nghĩa từ .
 Ví dụ: Bài tập yêu cầu học sinh: Hãy nhìn vào tranh và chỉ xem đâu là’’đỉnh núi,chân núi,sườn núi”hoặc đưa tranh yêu cầu học sinh nêu một nét nghĩa:’’Dựa vào hình vẽ,em hãy nói xem xe buýt là loại xe dùng để làm gì?”.
2 Giải nghĩa từ bằng chiết tự 
 Giải nghĩa từ bằng chiết tự nghĩa là phân tích các từ thành các từ tố (tiếng).Biện pháp giải nghĩa từ này thường được sử dụng trong khi dạy các từ Hán Việt.Qua quá trình tiếp xúc ngôn ngữ hàng nghìn năm giữa hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam,kho từ vựng Tiếng Việt đã tiếp nhận và sử dụng một số lượng rất lớn các từ ngữ gốc Hán.Dạy cho học sinh hiểu và sử dụng vốn từ Hán Việt là đã giải quyết được một bộ phận kiến thức quan trọng về từ vựng Hán Việt.
ở tiểu học, từ Hán Việt không được dạy thành những bài học riêng như trung học cơ sở mà được dạy tích hợp trong các phân môn khác nhau đặc biệt là các phân môn tập đọc,luyện từ và câu.
 Ví dụ tập đọc lớp ba,trong bài’’Cậu bé thông minh”,các từ Hán Việt được dạy là:kinh đô,trọng thưởng.Trong bài’’Ai có lỗi”,các từ Hán Việt được dùng là:kiêu căng,hối hận,can đảm,hay bài tập đọc’’Trống đồng Đông Sơn”ở lớp 4,các từ Hán Việt là: chính đáng,hoa văn,vũ công,nhân bảnv.v..
Việc yêu cầu học sinh hiểu một số yếu tố gốc Hán thông dụng được học từ lớp 2.Những từ gốc Hán nhập vào từ vựng Tiếng Việt thời kì Bắc thuộc(Từ 179TCN đến năm 938)được đọc theo hệ thống âm Hán cổ hay còn gọi là từ Hán Việt cổ hoặc từ Hán Việt.
 Ví dụ: Buồng (phòng),buông (phóng),bay (phi), bụt (Phật), mày (mi), nồm (nam)v.v..phần lớn là các từ đơn tiết được Việt hoá và sử dụng như từ thuần Việt.
 Lớp từ Hán Việt được nhập vào từ vựng Tiếng Việt thời kì độc lập tự chủ (Tức thời kì các triều đại phong kiến Việt Nam)được Việt hoá và được gọi là từ Hán Việt. 
Ví dụ: nhất,nhị,tam,bút,sách,viện,trung,nghĩa,quốc,thần,chính phủ,công viên,độc giả,bàng quan,hi sinhv.v..
Khi giải nghĩa các từ gốc Hán,giáo viên nên tách thành từng yếu tố để giải nghĩa rồi hợp nghĩa các yếu tố đó lại.
Ví dụ:-Tâm sự (Tâm:lòng;sự:nỗi),tâm sự là một từ ghép gốc Hán có nghĩa là nỗi lòng.
 -Tổ quốc (Tổ: ông cha ta từ xa xưa;quốc:nước,đất nước) Tổ quốc là từ ghép gốc Hán có nghĩa là đất nước .
-Vũ công(Vũ :múa; công: người biểu diễn),vũ công là người biểu diễn nhảy múa,diễn viên múa.
Dạy cho học sinh nắm được ngữ nghĩa của các yếu tố này thì sẽ nắm được ngữ nghĩa của phần lớn các từ vựng Tiếng Việt và vốn từ được mở rộng một cách nhanh chóng.
 Ví dụ :Nếu học sinh hiểu nghĩa của từ “siêu”(là vượt lên,vượt qua một,vượt hẳn)thì sẽ hiểu được nghĩa các từ: siêu nhân,siêu tốc,siêu thị,siêu hình,siêu đẳng.
 3 Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa,gần nghĩa,trái nghĩa.	
 Ví dụ : “Siêng học,siêng làm” tức là “chăm học,chăm làm” (dùng từ đồng nghĩa).
	-“Ngăn nắp” là “không lộn xộn”(dùng từ trái nghĩa). 
	-“Siêng năng” là “cần cù, chăm chỉ”(dùng từ gần nghĩa)
Tương ứng với cách giải nghĩa này là các bài tập yêu cầu giải nghĩa bằng đồng nghĩa,gần nghĩa,trái nghĩa. 
 Ví dụ “Ngày khai trường còn gọi là ngày gì?”,“cha còn gọi là gì?”,hoặc tìm từ cùng nghĩa với “mẹ”, “chạy”, “ăn”, “chết”(Kể cả những từ cùng nghĩa với nhau nhưng sắc thái biểu cảm khác nhau).
 Hoặc: Tìm các từ chỉ vẻ đẹp của con người 
Mẫu: xinh đẹp (Học sinh có thể tìm từ xinh xắn,xinh tươi,duyên dáng).
 Hoặc : Tìm từ trái nghĩa với “lười biếng” : thật thà,ngoan ngoãn.
Các nội dung từ đồng nghĩa,gần nghĩa.trái nghĩa được học ở lớp thành từng bài riêng.Tuy nhiên từ lớp 1đến lớp 4,chúng ta cũng có thể sử dụng biện pháp giải nghĩa từ này trong một số trường hợp cụ thể ở mỗi bài học.
 4 Giải nghĩa từ bằng đối chiếu,so sánh
 Ví dụ: Giải nghĩa từ “đồi” bằng cách so sánh “đồi” với “núi”, “đồi thấp hơn núi,sườn thoai thoải hơn”.
 - Giải nghiã từ “sách” với “vở” bằng cách so sánh đối chiếu chúng với nhau: “sách có chữ in dùng để đọc;vở là tập giấy trắng đóng lại dùng để viết”.
 - Giải nghĩa “ông bà nội”, “ông bà ngoại” bằng cách đối chiếu : ông bà nội là những người sinh ra bố,ông bà ngoại là những người sinh ra mẹ.Cách giải nghĩa này được xây dựng thành các bài tập giải nghĩa kiêủ:’’Sách và vở có gì khác nhau?”, “Đồi và núi khác nhau như thế nào?”,hoặc phân biệt họ nội với họ ngoại, so sánh mức độ của các từ: vui,vui vui,vui vẻ,vui mừng v v.
5 Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh 
 Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh là để cho từ xuất hiện trong một nhóm từ,một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ.Giáo viên không cần giải thích, nghĩa của từ được bộc lộ như ngữ cảnh. 
 Ví dụ :Để giải nghĩa từ “náo nức”,giáo viên đưa ra câu : “Chúng em náo nức đón Tết”,hoặc để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ “nhỏ nhoi” gần nghĩa với từ “nhỏ bé”,giáo viên đưa ra bài tập :
 Có thể thay từ “nhỏ nhoi’’ trong câu : “Suốt đời,tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường”bằng từ nào dưới đây:
 a) Nhỏ nhắn b) nhỏ xinh c) nhỏ bé 
Hoặc là dạng bài: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau:
“ Anh Kim Đồng là một ………rất ………..Tuy anh cũng gặp giây phút hết sức …..Anh đã hi sinh,nhưng …..sáng của anh vẫn còn mãi mãi.”
 Các từ cần điền (can đảm,người liên lạc,hiểm nghèo,tấm gương,mặt trận).
Nếu có học sinh điền từ chưa chính xác,giáo viên cho học sinh khác nhận xét và nêu phương án điền khác.Cuối cùng giáo viên dựa trên phương án trả lời đúng nhất để chốt kết quả của bài.
6 Giải nghĩa từ bằng từ điển
Đây là biện pháp giải nghĩa từ phổ biến nhất,là biện pháp giải nghĩa làm cơ sở cho rất nhiều bài tập giải nghĩa khác nhau.Giải nghĩa từ bằng từ điển tức là giáo viên hoặc học sinh nêu nội dung nghĩa của từ bằng một định nghĩa.
Ví dụ : -Ông nội là cha của cha em.
 -Tự trọng là coi trọng phẩm giá của mình.
 ở tiểu học,từ lớp 4 các em đã bắt đầu làm quen với cuốn từ điển Tiếng Việt trong các giờ luyện từ và câu để tìm từ ,hiểu nghĩa của từ .Hình thức giải nghĩa từ này có 3 dạng bài tập được kể ra theo thứ tự từ dễ đến khó như sau:
 a) Mức thấp nhất là cho sẵn cả nội dung(tức là nghĩa của từ ) và tên gọi (tức từ) yêu cầu học sinh phát hiện sự tương ứng giữa chúng.Đây là dạy bài nối một ô ở cột nọ với một ô tương ứng ở cột kia sao cho hợp nghĩa: 
 Ví dụ A	 B
 Gan dạ
(chống chọi) kiên cường không lùi bước
 Gan góc
Gan đến mức trơ ra không còn biết sợ là gì
 Gan lì
 Không sợ nguy hiểm	
 Khi hướng dẫn giải bài tập này,giáo viên phải làm cho học sinh hiểu ý nghĩa của từng yếu tố ở hai cột để thấy sự tương ứng của từng cặp. Các em sẽ lần lượt lấy một từ ở cột A ghép thử với một từ ở cột B xem có tương ứng không,cặp nào có sự tương ứng sẽ được nối lại với nhau.
 b) Mức thứ hai là cho sẵn nội dung từ ( các nét nghĩa của từ ) yêu cầu học sinh tìm tên gọi (từ ) hoặc xếp các từ cho sẵn vào các nhóm nghĩa khác nhau.
 Ví dụ : Bài tập yêu cầu học sinh điền tiếp vào chỗ trống trong các câu “Người làm nghề cày ruộng , trồng trọt trên ruộng đồng gọi là………” từ các học sinh cần điền là “nông dân”
Hoặc dạy bài tập xếp các từ có tiếng “lạc” trong ngoặc đơn thành 2 nhóm :
Những từ trong đó “lạc” có nghĩa là vui mừng .
Những từ trong đó “lạc” có nghĩa là : sót lại ,sai .
(Lạc quan,lạc hậu,lạc điệu,lạc đề,lạc thú )
Khi làm bài tập này giáo viên gợi ý để học sinh liên hệ thực tế .Tìm từ hoặc dựa trên nghĩa của từng từ cụ thể để suy xét và đưa t

File đính kèm:

  • docSKKN mon tieng viet.doc
Giáo án liên quan