Đề tài Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

Bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết và quan trọng đối với ngành giáo dục nói chung và nhất là đối với các trường mầm non nói riêng, nơi mà đội ngũ giáo viên luôn có sự thay đổi do tác động ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Đây là một vấn đề bức xúc trong các trường bởi lẽ: muốn có chất lượng giáo dục tốt thì đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng đúng như câu nói:

doc12 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p chế. 
CHƯƠNG II:
Thực Trạng của việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn
cho đội ngũ giáo viên.
1. Vài nét về đặc điểm tình hình của trường, địa phương: 
Trường Mần Non Kim Tiến là xã thuộc vùng 135 của Huyện Kim Bôi, địa bàn hoạt động rộng, dân cư thưa, đường xá đi lại khó khăn, thu nhập chủ yếu của người dân là trồng trọt và trăn nuôi, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, nên ảnh hưởng rất lớn đến chăm sóc giáo dục trẻ. 
Trường mới được tách lập từ trường tiểu học cách đây 7 năm nên còn gặp rất nhiều khó khăn.
* Về CSVC : - Tổng số có 14 nhóm lớp – có 2 nhóm lớp phải học nhờ trụ sở làm việc của Xóm – 1 lớp học phòng học cấp 4 và 1 phòng học tạm
- Bàn ghế học sinh, giáo viên còn thiếu nhiều, trang thiết bị dạy và học đều do giáo viên tự tạo.
* Về qui mô trường lớp: Nhà trường có 5 nhóm trẻ và 9 lớp mẫu giáo, với tổng số trẻ ra lớp 269 trong đó nhà trẻ 84 cháu; mẫu giáo 185 cháu.
* Về đội ngũ giáo viên: 
- Năm học 2008-2009 tổng số cán bộ giáo viên 23 trong đó quản lý 2- nhân
 viên 1 – giáo viên 20(trong đó cô nuôi 2)
- Năm học 2009-2010 tổng số cán bộ giáo viên 26
Trong đó: Quản lý 2 – (biên chế 2); nhân viên 1(biên chế 1) cô nuôi 2 (hợp đồng trong xã); giáo viên đứng lớp 21 (biên chế 12) hợp đồng huyện 6; hợp đồng xã 3
2. Thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
 - Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy còn nhiều hạn chế.
+ Về cách soạn giáo án: đa số giáo viên chưa đầu tư thời gian cho việc soạn giáo án, dẫn đến chất lượng bài soạn chưa cao, cách trình bày chưa khoa học, chưa thể hiện được phương pháp mới trong giảng dạy.
+ Về phương pháp giảng dạy: phần lớp giáo viên còn sử dụng các phương pháp giảng dạy cải tiến chưa biết cách đổi mới hình thức tổ chức tiết học, nghĩa là lấy học sinh làm trung tâm “Học bằng chơi, chơi mà học”. Một số giáo viên chưa nắm chắc phương pháp giảng dạy 1 số bộ môn như; làm quen với toán sơ đẳng; làm quen với văn học, hoạt động tạo hình.
+ Về nghệ thuật sư phạm trong giảng dạy: Cách dạy của đa số giáo viên còn khô cứng, gò ép học sinh, giờ học trầm không sinh động, không phát huy được tính tích cực của trẻ.
+ Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
- Trình độ đào tạo cao đẳng: 4/25 =16%
- Trình độ trung cấp chiếm 20/25 = 80%
- Trình độ sơ cấp 1/25 = 4%
- Chưa qua đào tạo: 0
+ Về trách nhiệm tình cảm nghề nghiệp: do chế độ đãi ngộ giáo viên, nhất là giáo viên ngoài biên chế chưa thoả đáng, nên giáo viên chưa thực sự gắn bó với nghề nghiệp.
3. Thực trạng về biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn: 
Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên những năm trước chỉ mang tính chất hình thức chung chung, đã thực hiện một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên như:
- Khảo sát điều tra nắm bắt năng lực của giáo viên qua trực tiếp dự giờ thăm lớp .
- Bồi dưỡng thông qua hoạt động tổ chuyên môn 
- Bồi dưỡng qua các hội thi giáo viên giỏi.
- Bồi dưỡng theo các chuyên đề.
Tuy nhiên do việc bồi dưỡng chuyên môn làm không thường xuyên, không tập trung, không chặt chẽ và chưa cụ thể, nên chất lượng giảng dạy của giáo viên không được nâng lên, hiệu quả giáo dục chưa cao.
Kết quả xếp loại chuyên môn của giáo viên năm học 2008-2009 như sau;
- Xếp loại giỏi: 37,50%
- Xếp loại khá: 33,15%
- Xếp loại đạt yêu cầu: 25%
- Không đạt yêu cầu: 4,35%
Trước tình hình thực tế về chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong nhà trường như thế, cho nên việc tiến hành tập trung bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là 1 việc làm hết sức cần thiết và cần phải được thực hiện 1 cách nghiêm túc theo 1 kế hoạch cụ thể, rõ ràng.
CHƯƠNG III:
Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn 
cho đội ngũ giáo viên .
I. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường MN Kim Tiến.
Là một cán bộ quản lý nhà trường tôi đã xác định và thấy rõ điểm yếu của nhà trường làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đó là chất lượng đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa cao. Vì vậy giải pháp tốt nhất là tập trung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên 1 cách thường xuyên.
Để việc bồi dưỡng có hệ thống, đạt hiệu quả cao trước tiên phải xây dựng kế hoạch, đưa ra nội dung và biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp với yêu cầu và từng giáo viên: Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào số lượng giáo viên, chất lượng giảng dạy của giáo viên để đề ra các chỉ tiêu cụ thể.
Sau khi kế hoạch đã xây dựng xong và cụ thể hoá tới từng giáo viên, các chỉ tiêu kế hoạch phải sát với thực tế của nhà trường, trong từng năm phải được nâng dần lên cho phù hợp.
Cụ thể năm học 2008-2009 kết quả xếp loại chuyên môn; giáo viên giỏi 37,5%; giáo viên khá: 33,16%, giáo viên trung bình 25%, giáo viên yếu kém 4,35%. Thì sang năm học 2009-2010 phấn đấu bồi dưỡng để đạt được giáo viên giỏi 40%, giáo viên khá: 40%, giáo viên trung bình 20%, không có giáo viên yếu kém.
Các chỉ tiêu trong kế hoạch phải được bàn bạc và thống nhất trong hợp đồng sư phạm nhà trường để giáo viên có hướng phấn đấu.
Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non kim tiến năm học 2008-2009 như sau:
THÁNG
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
9
Dự giờ đánh giá xếp loại giáo viên đầu năm
Hướng dẫn cách soạn giáo án, kiểm tra hồ sơ giáo án, xây dựng lớp điểm mẫu giáo.
10
Bồi dưỡng về lý thuyết phương pháp xây dựng các bộ môn ( hình thức bồi dưỡng: Tập trung toàn bộ giáo viên).
Bồi dưỡng thông qua việc dự giờ thăm lớp trực tiếp ( mỗi giáo viên tiết)
Bồi dưỡng qua dự giờ tại lớp điểm
11
Bồi dưỡng thông qua hội thi giáo viên giỏi đợt 1 (20-11)
Bồi dưỡng chuyên đề toán.
Bồi dưỡng giáo viên trung bình (dự giờ trực tiếp)
12
Bồi dưỡng qua việc tổ chức kiếp tập các tổ, xây dựng bố trí giáo viên kiến tập
Bồi dưỡng việc soạn giáo án cho giáo viên trung bình
Tổ chức hội thảo chuyên đề bàn về vấn đề phương pháp nghệ thuật lên lớp (giáo viên giỏi làm đề cương hội thảo)
01
Bồi dưỡng qua dự giờ trực tiếp (giáo viên khá và giáo viên trung bình)
Bồi dưỡng chuyên đề tạo hình
Bồi dưỡng qua việc dự giờ lớp điểm
02
Bồi dưỡng chuyên đề chữ cái
Tập trung bồi dưỡng giáo viên giỏi để chuẩn bị đi thi
Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên trung bình khá
03
Bồi dưỡng thông qua hội thi giáo viên giỏi (giáo viên dự giờ học tập)
Bồi dưỡng dự giờ qua lớp điểm
4
Bồi dưỡng qua dự giờ trực tiếp giáo viên khá - trung bình
Bồi dưỡng thông qua các tổ kiến tập
5
Kiểm tra đánh giá chất lượng cuối năm
Tổng kết đợt bồi dưỡng – thông qua kế hoạch bồi dưỡng hè.
II/ Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Sau khi xây dựng kế hoạch xong thì việc thực hiện cần phải chặt chẽ sinh hoạt phù hợp với thực tế thì hiệu quả đạt được mới cao.
- Trước thực tế nhà trường còn nhiều giáo viên trung bình và chưa đạt yêu cầu tôi đã thực hiện các biện pháp sau để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
Điều tra nắm bắt khả năng giảng dạy của từng giáo viên
Để việc bồi dưỡng đạt kết quả cao, phù hợp với từng người tôi đã đặt kế hoạch khảo sát chất lượng chuyên môn để rút ra những nhược điểm của từng người, lấy việc dự giờ thăm lớp và kiểm tra giáo án của giáo viên để đánh giá năng lực thực tế của họ.
Tôi đặt kế hoạch thăm lớp dự giờ từng ngày đối với từng giáo viên một cách cụ thể sau: khi đánh giá phân loại và nắm bắt được đặc điểm của từng người về chuyên môn tôi có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho từng giáo viên (thực hiện vào tháng 9)
Có các hình thức bồi dưỡng phù hợp với từng giáo viên.
Qua việc đánh giá phân loại giáo viên tôi chia làm 4 loại: giỏi, khá, trung bình, yếu. Mục tiêu của nhà trường là phấn đấu xoá bỏ giáo viên yếu kém, giảm bớt giáo viên trung bình, tăng tỷ lệ giáo viên khá, giỏi, lên từ 70 – 75%. Mục tiêu này đã được bàn bạc và thống nhất với toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường thông qua đại hội công nhân viên chức đầu năm học và trở thành chỉ tiêu phấn đấu của từng giáo viên và cả nhà trường.
Về phía nhà trường chúng tôi lựa chọn và tìm cách giúp đỡ từng giáo viên sao cho phù hợp, qua các hình thức dự giờ thăm lớp, thảo luận chuyên đề, họp chuyên môn,...
Các hình thức bồi dưỡng cho từng giáo viên như sau:
* Đối với giáo viên khá giỏi chúng tôi chỉ góp ý với tính chất rút kinh nghiệm về những hạn chế trong giảng dạy hội ý để chị em so sánh, suy nghĩ, tìm tòi cải tiến trong phương pháp nghệ thuật lên lớp.
* Đối với giáo viên trung bình và yếu chúng tôi giúp đỡ chị em tỷ mỉ hơn; từ cách soạn giáo án đến việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, cách tiến hành một tiết dạy sao cho đạt hiệu quả. Đối với những giáo viên này nhiều hôm chúng tôi phải trực tiếp giảng mẫu cho họ, giúp họ nắm được chắc về phương pháp, nghệ thuật lên lớp, qua đó còn tạo ra sự gắn bó giữa giáo viên và cán bộ quản lý.
3. Bồi dưỡng qua lớp điểm:
Các lớp điểm là những hình mẫu điển hình để giáo viên học tập. Thông qua các lớp điểm chị em học tập được rất nhiều mặt trong lĩnh vực chuyên môn như: phương pháp giảng dạy, cách trang trí lớp, cách rèn trẻ vào nề nếp, cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp; công tác chủ nhiệm lớp.
4. Bồi dưỡng qua hoạt động của tổ chuyên môn.
 Qua công tác quả lý ở nhà trường tôi thấy vai trò của tổ chuyên môn là rất quan trọng trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Các hoạt động của tổ chuyên môn đã tiến hành như : Làm đồ dùng dạy học, kiến tập, dự 
giờ, soạn bài ,...
Việc ký duyệt giáo án thường xuyên tiến hành tuần một lần, chúng tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn giúp nhau trong việc soạn bai, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi; nghiêm cấm giáo viên lên lớp dạy 
không có đồ dùng dạy học. Các tổ đều yêu cầu mỗi giáo viên trong tháng ít nhất phải làm thêm hai đồ dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy và hoạt động vui chơi của trẻ.
Đối với việc kiến tập dự giờ chúng tôi yêu cầu mỗi tháng, mỗi tổ chuyên môn phải kiến tập hai buổi, bên cạnh đó mỗi tuần, mỗi giáo viên ít nhất phải dự giờ đồng nghiệp 1 tiết để cùng trao đổi rút kinh nghiệm. Các hình thức kiến tập dự giờ như: giáo viên giỏi dạy cho chị em học tập; các giáo viê

File đính kèm:

  • docde cuong(1).doc
Giáo án liên quan