Đề tài Một số bài tập nhằm phát triển thể lực trong môn cầu lông cho học sinh lớp 10 Trường THPT Đặng Huy Trứ

Trong những năm gần đây phong trào cầu lông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thành phố mà còn phát triển ở các vùng nông thôn. Đặc biệt phát triển mạnh vào những năm ngành GD - ĐT đưa môn Cầu lông thành môn học bắt buột. Đưa vào thành môn học bắt buộc đối với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn Thể dục gây hưng phấn say mê cho học sinh không nhàm chán mà còn nhằm giúp cho học sinh tập luyện chuyên cần hơn, tích cực hơn kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt.

Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội - xã hội công nghệ đòi hỏi người thầy phải thật sự chuẩn mực về tư cách, nhà giáo, vừa phải chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng. Đạt được vấn đề này người giáo viên môn giáo dục thể chất phải không ngừng trau dồi kiến thức, thường xuyên rèn luyện thể lực, kỹ chiến thuật để đáp ứng với những tiến bộ kĩ thuật của người học và đạt được chuẩn mực như chỉ thị 36CT/TW của ban bí thư Trung ương Đảng khoá VIII về: “Công tác TDTT trong tình hình mới, ghi rõ: “phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời cần kiện toàn hệ thống đào tạo Cán bộ giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên trẻ ”

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số bài tập nhằm phát triển thể lực trong môn cầu lông cho học sinh lớp 10 Trường THPT Đặng Huy Trứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6 phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình cầu lông.
	4.1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh.
	Đặc điểm thi đấu cầu lông và tập luyện cầu lông là người chơi cầu lông luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, bước lướt…… Cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.v…Vì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác đánh cầu,v.v…Từ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn cầu lông là sức mạnh tốc độ. 
	Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh cầu lông một cách tuỳ tiện.
	Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu cầu lông. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn cầu lông được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau.
	Bài tập 1: Ném cầu xa.
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu.
	- Chuẩn bị: Mỗi em một quả cầu lông” Hải Yến” đứng đối diện nhau cách nhau 5 m.
	- Cách tập luyện: Đứng thành 4 hàng ngang + 2 hàng dọc, quay mặt vào nhau cách nhau 5 m, giản cách 1 sải tay. Giáo viên ra lệnh bằng còi 2 hàng có cầu thực hiện ném cầu ra xa phía hàng đối diện.
	- Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném. Hàng đối diện nhặt cầu và ném lại tương tự.
	Đội hình tập luyện:
 	x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	 5m 
 x	 x x x x	 x x 
 . GV
 	x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	5m 
 x	 x x x x	 x x 
Bài tập 2 : Lắc cổ tay.
Mục đích : Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực hiện kỷ thuật đánh cầu .
Chuẩn bị : Vợt cầu lông mỗi HS một chiếc .
Cách tập luyện : Tập đồng loạt hàng cách hàng 2m 
 Động tác 1: đưa tay cầm vợt về trước lắc cổ tay qua trái rồi qua phải liên tục trong thời gian 1phút .
Động tác 2 : đưa tay cầm vợt lên đầu xoay mạnh cổ tay hết biên độ theo vòng tròn thời gian 30s rồi đổi chiều tiếp tục 30s
Đội hình tập luyện .
x x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x x
Bài tập 3: Bật cóc 4 bước.
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ của cơ chân.
	- Cách tập: Hai tay chống hông ngồi nhổm trên nữa bàn chân trước, kiểng gót khi có hiệu lệnh của giáo viên người tập bật liên tục 4 bước về phía trước với độ dài tối đa là 5 – 10m. Nam tập 5 tổ; nữ tập 3 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 30 giây.
	- Đội hình tập luyện: Tập đồng loạt ở đội hình khởi động. Hàng trước bật xong , tiếp đến hàng sau cho đến hết và quay lại.
Đội hình.
	x	x	x	x	x	x	x	x
	x	x	x	x	x	x	x	x
	x	x	x	x	x	x	x	x
	x	x	x	x	x	x	x	x
 . GV
4. 2. Các bài tập phát triển sức nhanh.
	Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh biến hoá điểm rơi. Đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Cầu lông là một môn thể thao không có chu kỳ nên quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kỹ thuật động tác. Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát triển sức nhanh cho học sinh được tôi chọn đưa vào đó là:
Bài tập 1: Nhảy dây.
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của cổ tay, tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỷ thuật đánh cầu.
	- Chuẩn bị: 12 đến 13 dây nhảy đơn ( Giáo viên mua hoặc học sinh tự túc mang đi).
	- Cách tập: 
	+ Đo dây: 2 tay cầm dây sao cho khi gấp đôi dây để ở vùng “ chấn thuỷ” ( giữa xương ức và bụng) thì dây vừa chạm vào đầu bàn chân.
	+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, từng hàng ngang tập đồng loạt, chú ý khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục không có bước đệm.
	- Thời gian: Mỗi tổ 1 phút: Nam thực hiện 3 tổ, nữ thực hiện 2 tổ. Từng hàng ngang luân phiên nhau để tập luyện.
	Đội hình tập luyện:
 x	x	x	x	x	x	x	x
	x	x	x	x	x	x	x	x 
	x	x	x	x	x	x	x	x 
Hàng tập luyện à	x	x	x	x	x	x	x	x
 	.GV
	Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m.
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang.
	- Chuẩn bị: 
	+ Quả cầu lông: 10 đến 15 quả/ em ( có thể dùng cả quả cầu hỏng).
	+ Sân cầu lông đơn.
	- Cách tập: Thực hiện từng hàng đứng dọc giữa sân cầu lông đơn. Có hiệu lệnh còi tất cả di chuyển sang phải nhặt từng quả cầu ở đường dọc bên phải di chuyển sang trái bỏ vào giỏ ngoài đường dọc bên trái.
	- Thời gian: Nam thực hiện 3 tổ, nữ 2 tổ.Mỗi tổ 1 phút,nghỉ giữa các tổ là 1 phút.
	- Đội hình tập luyện:
 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 
 · · · · · · · · · · · · · · · Giỏ đựng cầu 
 Đừơng di chuyển 
	GV . x x x x x x x x x x x x x x x Người tập
 * * * * * * * * * * * * * * * Quả cầu 
Bài tập 3: Di chuyển lên xuống 6,7 m.
	- Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập.
	- Chuẩn bị: Sân cầu lông, lưới cầu lông.
	- Cách tập: Tập từng hàng: 1/2 hàng ngang đứng ngang ở cuối sân phải.
	 	 1/2 hàng ngang còn lại đứng ngang ở cuối sân trái.
	Nghe lệnh còi của giáo viên: Người tập lập tức chạy lên chạm tay vào lưới và chạy lùi về phía cuối sân.
	Mỗi người chạy lên xuống 10 lần thì dừng tập.
Đội hình tập luyện:
	 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 
 x x
 x x
 Người tập x x
 x x	 x x
 lưới	 
 .GV
	4.3. Nhóm các bài tập phát triển sức bền.
	Trong môn cầu lông sức bền có những đặc trưng riêng. Hoạt động tập luyện và thi đấu cầu lông đòi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển nhanh, phán đoán nhanh và họ phải thường xuyên bật nhảy đập cầu. Ngoài ra hoạt động thi đấu cầu lông được đánh theo hiệp không bị khống chế về thời gian. Do đó thời gian cho mỗi trận là không cố định. Vì vậy, sức bền trong cầu lông được thể hiện ở sức bền mạnh và sức bền nhanh. Để phát triển 2 loại sức bền này chúng ta cần tập cho học sinh tập những bài tập sau:
Bài tập 1: Bật cóc tiến, bật cóc lùi.
	- Mục đích: Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức bền bật nhảy đập cầu.
	- Cách thực hiện: Tập đồng loạt ở đội hình 4 hàng ngang giản cách 1 sải tay
	Học sinh 2 tay chống hông, ngồi nhổm lên 2 gót chân. Có hiệu lệnh học sinh bắt đầu bật lên xuống liên tục ( chú ý bật độ dài tối đa 40 cm) trong thời gian 1 phút/ 1 tổ. Nam 3 tổ, nữ 2 tổ. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 1 phút. Đội hình:
	x	x	x	x	x	x	x	x	x
	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	 x	x x x	x	x	x	x	x	
	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
 . GV
Bài tập 2: Di chuyển 4 góc sân.
	- Mục đích: Phát triển sức bền nhanh. Sức bền di chuyển phối hợp.
	- Cách tập: Học sinh đứng ở góc sân phải khi có lệnh thực hiện chạy tiến đến góc sân trên thì di chuyển ngang đến góc sân trên bên trái sau đó di chuyển lùi đến góc sân trái thì di chuyển ngang đến góc sân phải và ngược lại. Tập mỗi sân 2 HS, mỗi em chạy 1 vòng thuận, 1 vòng nghịch. Tổ chức thực hiện trên 2 sân.
 x x x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x x x
 Người tập xuất phát 
 . GV
4.4. Nhóm các bài tập phát triển khéo léo ( năng lực phối hợp vận động).
	Năng lực phối hợp vận động trong cầu lông đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng lực khác nhau. Song tuỳ theo mục đích hành động với từng trường hợp cụ thể mà một năng lực nào đó sẽ cần được thể hiện trội hơn năng lực khác. Đặc biệt là các năng lực liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích ứng, ngoài ra còn có năng lực nhịp điệu và thăng bằng.
	- Năng lực liên kết được thể hiện sự phối hợp các bộ phận của cơ thể như chân, thân mình và tay vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể của cầu lông. Nó bắt đầu khâu quan sát, phán đoán, di chuyển và thực hiện kỹ thuật đấnh cầu ngang. Trong mỗi kỹ thuật đơn lẻ khi ta giảng dạy kỹ thuật cho học sinh việc kết hợp các động tác đặt chân chuyển trọng tâm cơ thể đến hoạt động của tay đòi hỏi người học sinh phải liên kết các yếu tố không gian, thời gian và mức độ dùng sức một cách chính xác mới đảm bảo đánh cầu đúng yêu cầu, cầu ít bị rơi.
	- Năng lực định hướng được thể hiện ở khả năng xác định hướng đánh cầu chính xác và đỡ cầu chính xác.
	- Năng lực phân biệt vận động được thể hiện khả năng dùng sức cùng với cảm giác về lưới, về sân bãi chính xác, về cảm giác với vợt, với cầu. Học sinh khi mới tập do khả năng này còn hạn chế nên tỷ lệ đánh cầu chưa qua lưới hoặc ra ngoài sân còn cao.
	- Năng lực phản ứng nhanh thể hiện khả năng phản ứng nhanh với cầu trong mọi tình huống.
	- Năng lực thích ứng, điều này thể hiện ở những học sinh chơi cầu lông nhiều và có trình độ cao hơn. Các em có thể thay đổi mức độ dùng sức hoặc thay đổi các động tác - đặc biệt cổ tay để có thể điều chỉnh đường cầu.
 - Năng lực nhịp điệu và thăng bằng. Năng lực này đặc biệt cần thiết cho học sinh chúng ta. Nó thể hiện ở việc tiếp thu hoặc hành động một kỷ thuật cầu lông theo đặc tính nhịp điệu kỹ thuật hoặc khả năng giữ thăng bằng trong hoặc sau khi thực hiện kỹ thuật.
	Qua các quan điểm trên tôi đã đưa vào những bài tập sau để phát triển các năng lực trên cho các em giúp các em tiếp thu bài học được tốt hơn và phát triển năng lực vận động tốt hơn.
Bài tập 1: Di chuyển nhặt cầu.
	- Mục đích: Phối hợp các loại di chuyển, phát triển các năng lực vận động.
	- Cách tập: Mỗi sân 4 người chia theo đường giữa sân và lưới. 4 người phục vụ cầm mỗi người 10 quả cầu đứng ở 4 góc sân trên lưới. Thực hiện ném cầu qua sân cho người tập di chuyển nhặt và ném lên lưới ( người phục vụ ném cầu ở các vị trí khác nhau trên sân).
	Thực hiện 4 người xong đổi 4 người k

File đính kèm:

  • docMot so bai tap nham phat trien the luc trong mon cau long cho hoc sinh lop 10.doc
Giáo án liên quan