Đề tài Mô hình tổ chức hoạt động Đoàn có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh ở trường THCS

Lí do chọn đề tài:

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị, là đội quân dự bị, là cánh tay đắc lực của Đảng. Đoàn là nơi tập hợp tầng lớp thanh niên tiên tiến, là sức trẻ, là lòng nhiệt huyết, là tầng lớp “dám nghỉ, dám làm” của xã hội. Chúng ta cũng thường nói : “Nơi nào cần thanh niên có, nơi nào khó có thanh niên”. Lực lượng đoàn viên, thanh niên Việt Nam ngày càng thể hiện rõ vai trò, tính chất trẻ của mình. Đi đến nơi đâu trên mãnh đất thân thương hình chữ S, chúng ta cũng không khỏi thấy những hình ảnh trẻ, khỏe của đoàn viên, thanh niên Việt Nam trong mọi hoạt động của xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức Đoàn, đặc biệt là đoàn viên làm nhiệm vụ “trồng người”; Càng phải ý thức hơn nữa vai trò tiên phong của mình, để làm sao xứng đáng là người “đưa đò” chở tràn đầy kiến thức cho học sinh thân yêu đến bến bờ tri thức.

Như chúng ta đã biết, những năm gần đây việc nâng cao chất lượng trong dạy và học là những quan tâm hàng đầu không chỉ trong ngành giáo dục nói riêng mà cả xã hội nói chung, phong trào “xã hội hóa giáo dục” được Đảng và nhà nước đặt lên hàng đầu, đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó phải có một phần trách nhiệm to lớn của người đoàn viên. Chính vì vậy, bản thân của mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên còn trong tuổi đoàn công tác trong ngành giáo dục đều quan tâm và mong muốn chất lượng giáo dục ngày càng phát triển, ngày càng đạt được những thành quả tốt đẹp nhất. Hoà chung với xu thế phát triển của xã hội trong thời đại mới, sự phát triển vượt bậc của xã hội loài người; Trong những năm gần đây, sự đổi mới cả hệ thống giáo dục về quản lí cũng như đổi mới phương pháp dạy và học dẫn đến ngành giáo dục đã đạt được những kết quả khá tốt; nhưng yêu cầu của xã hội ngày càng cao hơn, việc giáo dục, giảng dạy học sinh để đáp ứng những nhu cầu của xã hội là một xu thế mà cần phải đạt dù biết rằng không ít những khó khăn. Một xã hội phát triển đòi hỏi chất lượng giáo dục phải phát triển để làm sao đào tạo nên một thế hệ học sinh có đủ trình độ, đạo đức để phục vụ cho xã hội, làm được điều đó “người thầy” phải không ngừng phát triển cả về trình độ lẫn chuyên môn nghiệp vụ, nhưng những “người thầy” là đoàn viên thanh niên phải xác định rõ tầm quan trọng và vai trò tiên phong của mình.

Đẩy mạnh hoạt động Đoàn ở các trường phổ thông là một việc cần làm vì đây là lực lượng đông đảo nhất, lực lượng đoàn viên có thể làm thay đổi cả bộ mặt của cơ quan đơn vị. Tổ chức hoạt động Đoàn có hiệu quả, có ý nghĩa chắc chắn sẽ góp một phần không nhỏ trong công tác giáo dục học sinh.

Trong mỗi tổ chức Đoàn ở các trường THCS hiện nay bên cạnh các đồng chí đoàn viên luôn hết mình vì công việc, tham gia tích cực các hoạt động của Đoàn cũng còn không ít các đồng chí bị cái “thực dụng” chi phối, không thực sự là người tiên phong, không xác định được vai trò và tầm quan trọng của đoàn viên, thanh niên, thiếu ý thức tự giác. Đáng lo ngại hơn cả là các hành động, biểu hiện “vô cảm” trước học sinh, trước mọi người.

Trong mỗi trường THCS hiện nay, bên cạnh mặt tốt là có nhiều học sinh luôn nổ lực hết mình trong học tập, ra sức rèn luyện đạo đức, tham gia tốt các hoạt động của nhà trường, trở thành con ngoan, trò giỏi thì bên cạnh đó còn có những học sinh lơ là trong học tập, đạo đức chưa tốt, còn thường xuyên để xãy ra vi phạm nội quy nhà trường. Với thực trạng như vậy, mỗi một đoàn thể trong trường THCS đều đặt ra cho mình nhiều chương trình, phương pháp hành động, mục đích để làm sao nâng cao chất lượng trong giáo dục trong nhà trường.

 

doc13 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình tổ chức hoạt động Đoàn có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phương pháp nắm kiến thức cơ bản trong bài học.
2. Những biện pháp:
Để hoạt động Đoàn có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường chi đoàn cần phải tổ chức các mô hình hoạt động như sau :
a. Công tác tổ chức, phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch hoạt động của chi đoàn :
Đây là khâu quan trọng nhất và là khâu đầu tiên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức đoàn trong năm học.
- Sau khi Đại hội chi đoàn đầu năm xong, các đồng chí được bầu vào BCH chi đoàn tổ chức họp phiên thứ nhất bầu ra bí thư, phó bí thư. Các đồng chí trong BCH chi đoàn họp phân công cụ thể công việc của từng đồng chí, tiến hành bàn bạc xây dựng quy chế hoạt động của chi đoàn, đây là một việc làm cực kì quan trọng do đó chúng ta phải nghiêm túc trong làm việc.
Ví dụ trong những năm qua chi đoàn chúng tôi phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong BCH như sau : 
+ Đồng chí bí thư : quản lí chung, phụ trách việc hội họp với cấp trên, xây dựng kế hoạch hoạt động của từng tháng.
+ Đồng chí phó bí thư : theo dõi hoạt động của Đôi thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, triển khai kịp thời các cuộc vận động của Đoàn đến với đội viên.
+ 3 đồng chí ủy viên : 
	- Thủ quỹ chi đoàn
	- Tổ chức các hoạt động bề nổi
	- Theo dõi việc thực hiện nhiêm vụ của đoàn viên.
- Tiến hành tổ chức họp cả chi đoàn đầu năm, triển khai quy chế hoạt động của chi đoàn cho tất cả các đồng chí đoàn viên được biết.
- Đầu tiên bản thân các đồng chí trong BCH chi đoàn phải tìm hiểu và nắm được năng lực, sở trường, tâm tư nguyện vọng của các đoàn viên trong chi đoàn của mình để từ đó phân công nhiệm vụ cho phù hợp với mỗi đồng chí, qua đó có thể hiểu nhau hơn và có điều kiện giúp đỡ nhau trong công tác. 
- Các đồng chí trong BCH chi đoàn gặp gỡ các đồng chí đoàn viên trong chi đoàn tâm sự, tìm hiểu về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của từng đoàn viên để từ đó kịp thời động viên giúp đoàn viên của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đoàn và nhà trường giao cho.
- Phân công các đồng chí đoàn viên có năng lực, nhiệt tình phụ trách đoàn viên tại các tổ chuyên môn để hàng tháng họp chi đoàn các đồng chí được phân công nhiệm vụ theo dõi, báo cáo cụ thể và sâu sát hơn.
- Họp BCH chi đoàn thảo luận lên kế hoạch hoạt động của chi đoàn trong năm học (nhiệm kì). Lưu ý : Lưu ý phải có kế hoạch cả năm học, kế hoạch của từng đợt, từng tháng phải cụ thể, thiết thực và phù hợp với thực tế ở trường mình.
b. Tham mưu với chi bộ, đoàn cấp trên và ban giám hiệu nhà trường:
b.1. Đối với chi bộ : 
- Ban chấp hành chi đoàn trực tiếp gặp đồng chí bí thư chi bộ báo cáo, trình bày kế hoạch hoạt động mà chi đoàn dự kiến tổ chức, báo cáo cho chi bộ biết tình hình đội ngũ đoàn viên trong chi đoàn. Qua đó nhờ chi bộ nhà trường góp ý về việc xây dựng kế hoạch và cách thức tổ chức của chi đoàn minh.
- Các nghị quyết của chi bộ triển khai BCH chi đoàn nắm chắc, triển khai cho cả chi đoàn thực hiện.
b.2. Đối với Đoàn cấp trên : 
- Đồng chí bí thư chi đoàn trực tiếp gặp Ban thường vụ xã đoàn để trao đỗi, nói rõ những mặt thuận lợi cũng như khó khăn, tình hình đội ngũ, thời khóa biểu giảng dạy của đoàn viên ở nhà trường để Ban thường vụ xã đoàn sắp xếp công việc, phân công nhiệm vụ cho chi đoàn phù hợp hơn.
- Đề nghị Ban thường vụ xã đoàn thường xuyên quan tâm đến chi đoàn, tổ chức các phong trào nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong xã nhà.
b.3. Đối với Ban giám hiệu nhà trường : 
- Qua các cuộc họp liên tịch, họp hội đồng,  ban chấp hành chi đoàn trao đổi với BGH nhà trường về năng lực, sở trường và cả về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các đoàn viên trong chi đoàn của mình.
- Trình bày với BGH nhà trường các hình thức tổ chức của chi đoàn, các chương trình hành động và các phong trao bề nổi mà chi đoàn dự kiến tổ chức trong năm học.
- Báo với BGH nhà trường kế hoạch, công việc của chi đoàn mà đoàn cấp trên giao cho để từ đó BGH nhà trường tạo điều kiện cho chi đoàn hoạt động thuận lợi và có hiệu quả.
c. Phối hợp chặt chẽ với hiệu phó chuyên môn, các tổ chuyên môn trong nhà trường và tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy nhiệm vụ chuyên môn giao :
- Nắm bắt kế hoạch chuyên môn trong năm học thật cụ thể để qua đó nhắc nhở đoàn viên thực hiện tốt công tác chuyên môn, đặc biệt là đoàn viên làm công tác chủ nhiệm lớp để đoàn viên về nhắc nhỡ học sinh của lớp mình.
- Có ý kiến tham mưu với hiệu phó chuyên môn của nhà trường khi thấy phân công chuyên môn chưa hợp lí.
- Họp chi đoàn để đề ra các hoạt động của chi đoàn nhằm hổ trợ công tác chuyên môn.
 Cụ thể chi đoàn cần thực hiện một số việc như sau :
+ Phân công cho đoàn viên trong chi đoàn giúp đỡ kèm cặp các em học sinh học yếu, kém( BCH chi đoàn ra soát, lập danh sách theo dõi, bồi dưỡng HS yếu kém, triển khai trong các cuộc họp để anh em nắm). Sau mỗi đợt thi đua của nhà trường chi đoàn tổng kết và nhận xét kết quả kèm cặp của đoàn viên đối với các em học sinh mình được chi đoàn phân công, nếu học sinh của đoàn viên nào tiến bộ thì biểu dương trước các cuộc họp còn ngược lại thì phê bình.
+ Trước các kì thi, chi đoàn phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng hệ thống các câu hỏi, từ đó tổ chức cho các em ôn lại kiến thức qua các buổi chơi như : “Vượt đỉnh Phan Xi Băng”, “Rung chuông vàng”, “Hái hoa dân chủ, 
+ Trong các đợt lễ lớn như : 26/3, 20/11,  chi đoàn cử một đồng chí trong chi đoàn tổ chức dạy hội giảng để toàn thể đoàn viên trong nhà trường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ trong giảng dạy.
+ Chi đoàn sưu tầm các bài sáng kiến kinh nghiệm của anh em trong ngành liên quan về hoạt động chuyên môn, họp trao đổi các bài sáng kiến kinh nghiệm để đoàn viên trong chi đoàn rút kinh nghiệm, đề tài nào áp dụng được thì khuyến khích, động viên anh em áp dụng.
+ Chi đoàn cần tổ chức các buổi tọa đàm để trao đỗi, thảo luận về công tác chuyên môn, các buổi tọa đàm này cần mời các đại biểu có kinh nghiệm và giỏi về chuyên môn tham dự để họ góp ý, truyền đạt kinh nghiệm.
d. Tổ chức tuyên truyền ý nghĩa các ngày lễ lớn :
- Trong các ngày lễ lớn như : 9/1, 26/3, 30/4, 1/5, 1/6, 20/11, 22/12,  chi đoàn tổ chức tuyên truyền ý nghĩa các ngày lễ lớn bằng các hình thức như sau :
+ Phối hợp với Đội tổ chức các buổi phát thanh măng non chào mừng các ngày lễ lớn qua hệ thống âm thanh của nhà trường vào 15 phút đầu giờ hoặc lúc nghỉ 15 phút giữa buổi.
+ Truyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn qua các bài đọc trong các buổi chào cờ.
Qua các bài phát thanh măng non, các bài đọc trước cờ, trong các ngày lễ lớn giúp các em học sinh biết được ý nghĩa các ngày lễ lớn, nhớ ơn công lao to lớn của các anh hùng dân tộc, biết được ý chí hào hùng của dân tộc Việt Nam, giúp các em càng yêu hơn quê hương, đất nước, tự hào về dân tộc Việt Nam, từ đó các em sẽ nỗ lực hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức.
e. Tổ chức các chương trình hành động của chi đoàn :
- Đầu tiên chi đoàn phải bám sát, phổ biến, thực hiện các cuộc vận động, các chương trình hành động mà Đảng, nhà nước, BGH nhà trường và Đoàn cấp trên triển khai. BCH chi đoàn phải theo dõi việc thực hiện các cuộc vận động và các chương trình hành động của đoàn viên, kịp thời nhắc nhỡ các đoàn viên thực hiện.
- Chi đoàn họp, bàn bạc lên các chương trình hành động riêng của chi đoàn. Mục đích các chương trình hành động giúp đoàn viên và học sinh ngày càng tiến bộ. Lưu ý : khi tổ chức các chương trình hành động của chi đoàn phải có bản kí cam kết thực hiện và yêu cầu 100% đoàn viên kí cam kết. Cuối năm chi đoàn đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện.
f. Tổ chức phong trào thể dục thể thao và giao lưu với các chi đoàn bạn :
- Trong năm học chi đoàn cần tổ chức các hoạt động TDTT cho đoàn viên và học sinh tham gia (lưu ý khi tổ chức hoạt động này phải chọn thời gian phù hợp và phải kết hợp chặt chẽ với ban văn thể lao động).
+ Mục đích : Rèn luyện sức khỏe cho đoàn viên, học sinh để có đủ thể chất và tinh thần phục vụ công tác và học tập. 
- BCH chi đoàn chủ động lên kế hoạch tổ chức giao lưu với các chi đoàn bạn (Các chi đoàn trong các trường học), qua các buổi giao lưu giúp cho các đồng chí đoàn viên trong chi đoàn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lãnh nhau.
- Qua các buổi giao lưu yêu cầu đoàn viên trong chi đoàn tìm hiểu hình thức tổ chức hoạt động đoàn có hiệu quả mà ở đây phải góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục học sinh ngày càng cao trong nhà trường.
h. Tổ chức các hoạt động khác : 
- Trong các dịp lễ tết chi đoàn cùng với Đội phát động phong trào “mua áo mới cho bạn nghèo” giúp các em học sinh nghèo vui trong những ngày tết.
- Tổ chức các buổi thực hiện tốt ATGT : bằng cách chia đoàn viên ra thành các nhóm sau các buổi tan trường hướng dẫn cho học sinh thực hiện tốt ATGT. 
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp, cán bộ phổ cập theo dõi, động viên các em học sinh có nguy cơ bỏ học, tổ chức vận động các em học sinh bỏ học ra học lại. Trong các buổi tổ chức đi vận động học sinh nghỉ học ra lại lớp, chi đoàn phân công thành các nhóm tiến hành đi vận động.
- Phối hợp với ban văn thể lao động trong nhà trường nhắc nhở học sinh của mình giữ gìn tốt vệ sinh trường lớp, 
- Tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại nếu có điều kiện.
* Để đạt được kết quả tốt cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Về mặt tổ chức :
+ BCH chi đoàn cần có kế hoạch tổ chức thật cụ thể, sát với hoạt động của nhà trường, phối hợp chặt chẽ với BGH, các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường.
+ Sau khi có kế hoạch cần triển khai cụ thể đến từng đồng chí đoàn viên và nhắc nhở đoàn viên thực hiện tốt kế hoạch.
+ Mỗi khi tổ chức các hoạt động cần phải tham mưu, báo cáo, bàn bạc trước với BGH nhà trường, lấy ý kiến góp ý của các đồng chí đoàn viên trong chi đoàn.
+ Tổ chức các hoạt động cần phải chu đáo, vận động toàn thể đoàn viên tham gia, phân công công việc thật cụ thể, công bằng.
+ Sau các hoạt động phải có đánh giá, rút kinh nghiệm, đặt ra giải pháp khắc phục các yếu kém nếu có.
- Về thực hiện nhiệm vụ của các đồng chí đoàn viên :
+ Khi có kế hoạch tổ chức của BCH chi đoàn các đồng chí đoàn viên phải tự giác tham gia tích cực.
+ Góp ý với BCH chi đoàn các hoạ

File đính kèm:

  • docSKKN DOAN TNCS HO CHI MINH.doc