Đề tài Kinh nghiệm tổ chức dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ ở môn Sinh học 6 - Nguyễn Hoài An
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Để hoà nhập với sự đổi mới của đất nước hiện nay, ngành giáo dục đào tạo cũng không ngừng thực hiện mục tiêu: “đào tạo học sinh thành những con người năng động, có tri thức về khoa học, kỹ thuật hiện đại”. Biết tư duy và sáng tạo ở bản thân tìm ra giải pháp hợp lý cho cuộc sống hiện tại.
Bộ môn Sinh học 6 nói chung cũng như các môn học khác ở trường THCS đang cố gắng từng bước đổi mới phương pháp dạy học. Có rất nhiều phương pháp dạy học mới sáng tạo hướng cho học sinh tự lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, nhưng khi ứng dụng thực tế vào giảng dạy môn Sinh học thì phương pháp hoạt động nhóm được coi là một trong những phương pháp quan trọng nhất của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Chính vì sự nỗ lực, tư duy của mỗi cá nhân giúp các em phát huy được sức mạnh của nhiều người cùng thực hiện, cùng tranh cãi, cùng tham gia và cùng hợp tác trong nhóm nhỏ để tạo ra một kiến thức vững vàng cho mỗi hoạt động. Đó cũng chính là lý do mà tôi đã chọn đề tài này.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối với giáo viên là người tổ chức hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức sinh học giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập, theo dõi, đôn đốc kiểm tra giúp học sinh đạt kết quả đôi khi chỉ uốn nắn những học sinh thật sự gắp khó khăn, hoặc làm trọng tài cho các cuộc tranh luận giữa các nhóm.
Đối với học sinh cần phải chủ động, tích cực và tự lực chiếm lĩnh tri thức Sinh học khi giáo viên giao nhiệm vụ, tự lực tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên hướng dẫn, tự bảo vệ ý kiến của mình khi tranh luận giữa các nhóm.
át thời gian nên giáo viên cũng có thói quen để đưa vào ý kiến phát biểu của một số học sinh khá, giỏi, để tóm tắt ý kiến đúng, sai rối đưa đến kết luận. Giáo viên thường rất ngại học sinh nêu ra những ý kiến sai hoặc khác với ý kiến đã chuẩn bị sẵn của mình, chủ yếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp áp đặt đối với những học sinh khá, giỏi mà thôi. Còn hoạt động học tập chủ yếu của đa số học sinh trong tiết Sinh học là chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ để về học thuộc bài và tái hiện lại khi giáo viên kiểm tra tạo cho học sinh thói quen học tập thụ động không tự mình đề ra một ý kiến hay. Không những các câu hỏi hoặc vấn đề mà giáo viên nêu ra chỉ yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa để trả lời có thể nói là giáo viên đã tạo nên những thói quen học tập thụ động mà không đòi hỏi học sinh phải có sự suy nghĩ độc lập sáng tạo. Vì vậy việc tổ chức dạy và học hợp tác theo nhóm nhỏ là một vấn đề cần được quan tâm và rất cần thiết ở môn Sinh học 6 của trường trung học cơ sở hiện nay. Bên cạnh tổ chức hoạt động theo nhóm là biến thể của phương pháp dạy học cũ nhưng việc thực hiện giáo viên còn lạm dụng tổ chức không tính toán thời gian, không giành đủ thời gian cho hoạt động nhóm không làm việc chung cả lớp mà giáo viên quay lại phát vấn cá nhân học sinh để ghi bản, hoặc thời gian cho một hoạt động nhóm quá dài, không đảm bảo mục tiêu tổng thể của bài. Trước khi hoạt động nhóm thiếu hướng dẫn, giải thích hoặc có giải thích hướng dẫn nhưng chưa rõ ràng còn mơ hồ, các hướng dẫn bằng lời quá dài học sinh không rõ, không nhớ hết nhiệm vụ. Không biết làm gì dẫn đến học sinh hoạt động nhóm lúng túng, chịt hướng học sinh thụ động, chưa giúp đỡ học sinh yếu kém tham gia vào việc thảo luận. Giáo viên không hướng dẫn trước nội dung cần để hoạt động, đến khi nhóm đang hoạt động thì mới hướng dẫn. Hoặc chưa làm sáng tỏ những điểm khi học sinh báo cáo, những ý kiến trong quá trình thảo luận có phát sinh những diễn giải sai, giáo viên không nắm bắt được để sửa sai mà đi đến kết luận. Do số lượng học sinh trong lớp đông, không gian lớp học hẹp bàn ghế không cố định dẫn đến việc tổ chức hoạt động nhóm gặp nhiều khó khăn. B. Biện pháp thực hiện: Giáo viên lên lớp cần phải chuẩn bị chu đáo về đồ dùng và có kế hoạch tổ chức hoạt động nhóm cụ thể để đạt được hiệu quả và có chất lượng đòi hỏi người giáo viên phải có những kỹ năng sư phạm vững vàng. Cụ thể là phải lựa chọn vấn đề thảo luận phải phù hợp với yêu cầu bài dạy, xác định đúng trọng tâm bài. Mức độ nội dung kiến thức cần phân tích sâu, cạn, rộng, hẹp ở chỗ nào? Tránh giao việc nặng nề dẫn đến hiệu quả không cào, xem xét lựa chọn vấn đề có thể tổ chức hoạt động nhóm để thu hút học sinh tham gia và hoàn thành nhiệm vụ. Rất cần sự nỗ lực tư duy của mỗi cá nhân, của mỗi thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt những vấn đề mà giáo viên đã giao. III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ: 1. Các vấn đề đặt ra cần được giải quyết: - Xác định được nội dung kiến thức trọng tâm cần được thảo luận. - Chuẩn bị câu hỏi rõ ràng ngắn gọn, súc tích. - Phân chia thời gian thảo luận hợp lý. - Phân công vị trí ngồi của nhóm trưởng và thư ký phải phù hợp với hoạt động của nhóm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh khi sử dụng các đồ dùng dạy học như quan sát sơ đồ, tranh, mô hình, mẫu vật thật cần phải cẩn thận và phân tích một cách tư duy sáng tạo của mỗi thành viên trong nhóm, biết kết hợp với việc nghiên cứu SGK hoặc thu thập kiến thức thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho các em tập trung đi đúng hướng trong suốt thời gian hoạt động. - Học sinh trình bày được ý kiến của nhóm mình vừa mới thảo luận xong. - Giáo viên mời đại diện nhóm khác nhận xét bổ sung sau đó giáo viên nhận xét đi đến kết quả cho từng nhóm hoạt động. 2. Giải pháp chứng minh và khắc phục các vấn đề khi dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ ở môn Sinh học. Để chuẩn bị cho một hoạt động nhóm có hiệu quả và có chất lượng thật sự thì người giáo viên phải thực hiện những vấn đề sau + Nắm vững được kiến thức trong từng tiết dạy và cần phải giải quyết được các vấn đề trọng tâm cơ bản xem xét lựa chọn kiến thức mà mình giao cho học sinh thảo luận phải phù hợp với nội dung bài học, đi từ dễ đến khó, làm thế nào mà học sinh trong nhóm tích cực hoạt động. + Giáo viên nêu một vấn đề cần cho nhóm thảo luận đòi hỏi phải thiết thực, rõ ràng, ngắn gọn...mang tính thách thức, kích thích tư duy của học sinh. + Kế hoạch thời gian cho hoạt động thường là 4 đến 5 phút. Nếu tiến hành vội vàng sẽ không đạt yêu cầu với mục tiêu hoạt động, còn nếu thời gian quá dài gây đến sự không chú ý, do đó cần giành đủ thời gian cho nhóm hoạt động và báo cáo, bổ sung từ đó rút ra được kết luận chung cho các hoạt động. Cách tổ chức các nhóm học sinh: Đây là một kỹ năng quan trọng cần phải thực hành thường xuyên trong tiết dạy, có nhiều cách tổ chức hoạt động nhóm nhưng dù chọn cách nào thì điều quan trọng là phải lập kế hoạch tổ chức nhóm trước khi giới thiệu, hoạt động của nhóm thường là 8 bạn, 2 bàn dài (4 bạn bàn trên quay xuống đối diện, 4 bạn bàn dưới làm thành nhóm 8 bạn). Giáo viên sắp xếp vị trí ngồi của mỗi thành viên cho phù hợp với vị trí đặc biệt là thư ký phải ngồi chính giữa để lắng nghe nhóm trưởng điều khiển và ghi chép dễ dàng, tránh nhiều học sinh thụ động không nghe lời bạn nói, không đáp lại những gì bạn nói, ngồi im xem SGK. Do đó đòi hỏi mỗi thành viên phải bộc bạch đóng góp ý kiến sâu sắc hơn để đi đến thành công. Tránh tổ chức nhóm quá đông nhóm trưởng khó điều khiển dẫn đến việc thống nhất ý kiến sẽ chậm hơn hoặc nhóm càng nhỏ đi đến quyết định nhanh hơn giảm bớt học sinh thụ động. Học sinh cần phải có sự chú ý, thu hút và yên lặng, chờ khi giáo viên bắt đầu chỉ dẫn tránh nhắc lại nhiều lần, tránh sai lầm, hiểu lầm, từ sự chú ý của các bạn sẽ làm tăng khả năng thành công hơn. Số lượng nhóm và số lượng học sinh trong một nhóm phải thích hợp, đòi hỏi sự hướng dẫn của giáo viên phải rõ ràng, súc tích cách thực hiện hoạt động, giúp các em tập trung và đi đúng hướng trong suốt thời gian hoạt động. Nhóm trưởng nêu ngắn gọn chủ đề thảo luận, phân công, điều khiển thảo luận đi đến kết luận chung, thư ký tổng kết những ý kiến đã thống nhất của nhóm ghi vào bảng. Đại diện nhóm trình bày (1 – 2 nhóm), các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên so sánh kết quả của các nhóm, tóm tắt đưa ra nhận xét tổng kết. 3. Các vấn đề trên cần được dẫn chứng thực tế qua một tiết dạy mẫu. Soạn bài giảng: tiết 40. HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: kể tên các bộ phận của hạt, phân biệt được hạt mộ lá mầm và hạt hai lá mầm, biết cách nhận biết hạt trong thực tế. b. Kỹ năng: quan sát, phân tích, so sánh. c. Thái độ: Giáo dục học sinh biết cách lựa chọn hạt khi mua, bảo vệ hạt giống. 2. Chuẩn bị: GV: Mẩu vật hạt đậu đen ngâm nước một ngày, hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3-4 ngày. Tranh về các bộ phận của hạt đậu đen, hạt ngô, kim mũi nhác, lúp cầm tay. HS: Nhóm chuẩn bị ngâm hạt đậu đen (một ngày), hạt ngô trên bông ẩm 3-4 ngày. 3. Phương pháp dạy học: Quan sát, nghiên cứu tìm tòi, nhóm nhỏ. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức: điểm danh. 4.2. Kiểm tra bài cũ - Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt hãy kể tên ba loại quả khô và ba loại quả thịt có ở địa phương em? (- quả khô: khi chín vỏ khô, cứng, mỏng. Ví dụ: me, phượng, đậu bắp...5đ - quả thịt: khi chín mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. Ví dụ: quả đu đủ, quả chanh, quả xoài...5đ) 4.3. Giảng bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Mở bài: cây xanh có hoa đều do hạt phát triển thành, vì vậy cấu tạo của hạt như thế nào? Các loại hạt có giống nhau không? Hoạt động 1: tìm hiểu các bộ phận của hạt Mục tiêu: nắm được hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. GV: yêu cầu học sinh làm theo hiệu lệnh mục M SGK. GV: hướng dẫn học sinh nhóm tự bốc tách và quan sát các bộ phận của hạt (đậu đen, ngô). HS: thảo luận làm theo hướng dẫn của giáo viên. + Lấy một hạt đậu đen đã ngâm trước một ngày, dùng dao nhỏ bốc vỏ đen, sau đó tách đôi hai mảnh hạt, dùng kính lúp quan sát. ? Hãy tìm tất cả các bộ phận của hạt đậu đen như đã ghi ở hình 33.1 (a. Lá mầm; b. chồi mầm; c. Thân mầm; d. rễ mầm) + Lấy hạt ngô: bốc vỏ của hạt dùng kính lúp để quan sát. ? Hãy tìm các bộ phận của hạt ngô như đã ghi ở hình 33.2 (a. lá mầm; b. chồi mầm; c. thân mầm; d. rễ mầm; 1. Phôi, 2. Phôi nhũ). HS: báo cáo kết quả – bổ sung – hoàn thiện kiến thức. GV: nhận xét sửa sai bổ sung hoàn thiện kiến thức GV: yêu cầu học sinh sử dụng kết quả quan sát hạt đậu đen và hạt ngô – nhóm t
File đính kèm:
- SKKN_HOC NHOM MON SINH HOC 6.doc