Đề tài Khắc phục căn bệnh ghi tên nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc ở trường THCS Thắng Lợi

Chương trình giáo dục Âm nhạc ở trường THCS có 3 phân môn với 4 nội dung xuyên suốt là: Hát, Tập đọc nhạc (TĐN) - nhạc lý, Âm nhạc thường thức. Trong đó TĐN là nội dung quan trọng, nó phản ánh khá chính xác khả năng tiếp thu kiến thức Âm nhạc của học sinh một cách tổng hợp nhất. Qua TĐN giáo viên đánh giá được học sinh về:

+ Kiến thức nhạc lí.

+ Năng khiếu.

+ Nhạc cảm.

+ Vận động khéo léo.

 TĐN có thể nói là phân môn khó nhất trong 3 phân môn trên. Phân môn này chủ yếu rèn luyện cho học sinh tính tích cực cá nhân trước tập thể.

 Trong quá trình dạy tại trường THCS Thắng Lợi tôi gặp nhiều khó khăn về đồ dùng, về học sinh và một điều mà không phải riêng tôi gặp phải mà rất nhiều giáo viên Âm nhạc khác cũng gặp đó là tình trạng học sinh ghi tên nốt nhạc dưới bản nhạc, học thuộc vẹt để đối phó với giáo viên. Chính vì vậy mà tôi đã trăn trở rất nhiều. Vì như các công thức toán học, hóa học, vật lý trừu tượng là vậy mà các em vẫn ghi nhớ tốt, mà tại sao chỉ với 7 nốt nhạc mà các em rất vất vả mãi? Hết năm học này đến năm học khác, thế hệ học trò này đến thế hệ học trò khác vẫn truyền tay nha quyển sách cũ với những bài TĐN chép sẵn tên bên dưới như một cái phao giúp các em trong giờ học Âm nhạc, nhằm đối phó với giáo viên. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài là ”Khắc phục căn bệnh ghi tên nốt nhạc dưới bài TĐN ở trường THCS Thắng Lợi” nhằm vứt bỏ cho các em cái phao ảo đó đi, trực tiếp giúp các em phải tập để biết bơi thực sự. Có kiến thức chắc

 

doc18 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4685 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khắc phục căn bệnh ghi tên nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc ở trường THCS Thắng Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời gian tuy không dài nhưng cũng đủ để tôi kiểm nghiệm thực tế.
	Hiện nay tôi đang dạy tại trường THCS Thắng Lợi là một trường học nằm trên địa bàn phường Cải Đan - thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. Là một trường năm trong địa bàn thị xã đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt để tiến tới trở thành thành phố công nghiệp. Chính vì vậy, ít nhiều các em học sinh cũng được tiếp xúc làm quen với âm nhạc trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số ít các em còn tham gia học tập âm nhạc ở Trung tâm văn hóa thể thao của thị xã. Ở đây các em được học và làm quen với âm nhạc do các giáo viên chuyên nhạc dạy. Không chỉ có vậy mà các em còn được học ở bậc học tiểu học. 
	Về phía nhà trường, Ngành, Sở và các cấp chính quyền luôn có sự quan tâm tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất như: Đàn Oocgan, bảng phụ, băng đĩa nhạc, máy chiếu, mạng Iternet…Cách nhìn nhận đối với bộ môn Âm nhạc của xã hội, nhà trường cũng khác xưa rất nhiều và được coi trọng như các môn khác.
	Bản thân tôi là giáo viên Âm nhạc được đào tạo chính quy đúng chuyên 
ngành, dạy đúng chuyên môn mình được học.
	1.2. Khó khăn.
	Hiện tại nhà trường chưa có phòng học chức năng giành riêng cho môn Âm nhạc. Việc học Âm nhạc vẫn còn học trên lớp hoặc vào phòng máy chiếu khi không có môn khác học. Bên cạnh đó còn có các em học sinh thuộc đối tượng hư hay quấy phá trong giờ học. Một số phụ huynh học sinh còn coi thường môn Âm nhạc và coi nó là môn phụ không quan trọng nên không khuyến khích động viên các em học môn học. 
	Vì là phường mới thành lập nên sự phát triển của toàn phường vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên trình độ dân trí của một số người dân trong khu vực còn chưa cao, vì vậy mà việc quan tâm tới việc học của con em họ cũng không được sát sao và đầy đủ. Dẫn đến các em còn mải chơi và một số còn phải phụ giúp gia đình làm kinh tế bằng các ngề phụ nên có ít thời gian cho việc học…
	2. Thực trạng về tình hình học tập phân môn TĐN của học sinh trường THCS Thắng Lợi :
 	Qua điểu tra khảo sát thực tế tại trường THCS Thắng lợi đầu năm học có thể thấy học sinh không có hứng thú với giờ âm nhạc do không nắm chắc về nhạc lý, không đọc nhạc được nên hát không chuẩn về tiết tấu và cao độ, kết quả học tập phân môn TĐN không cao cụ thể là:
Điều tra khảo sát đầu năm học 2013-2014:
	 Hứng thú với môn học: qua phiếu điều tra có tới 70/100 em không có hứng thú học môn âm nhạc. Vì nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là về kiến thức còn trừu tượng, khó hiểu do không được quan sát thực tế nhất là khi học kiến thức về nhạc lý và TĐN... Điều tra, khảo sát thực tế về kỹ năng học TĐN đầu năm học 2013- 2014 như sau:
Bảng thống kê kết quả khảo sát về việc ghi tên nốt nhạc 
dưới bài TĐN của học sinh
Khối 
Tổng số học sinh
Số học sinh còn chép tên nốt nhạc 
Tỷ lệ (%)
Ghi chú
6
130
112
86,2
7
111
87
78,4
8
134
64
47,8
9
82
35
42,7
	Còn về nhạc lí thì hầu như các em đều không nhớ gì cả. Nhất là các ký hiệu âm nhạc thường dùng như: Dấu quay lại, nhắc lại. khung thay đổi và vị trí nốt nhạc trên khuông... dẫn đến việc đọc TĐN trở nên khó khăn.
Chương III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT và các trò chơi vào giảng dạy là tốt nhất. Để khắc phục các nhược điểm trên tôi đã thục hiện như sau:
1. Chú trọng ngay từ đầu phần nhạc lý cơ bản ở các tiết 3, 4, 6, 7 Âm nhạc lớp 6:
Ở chương trình Âm nhạc bậc tiểu học các em đã được học, làm quen với tên 
nốt, hình nốt nhạc. Chính vì vậy, khi lên lớp 6 ngay từ những tiết học đầu giáo viên cần rèn luyện cho học sinh nắm vững lại những kiến thức đã học, bổ xung một số phương pháp học mới để các em làm quen dần với nội dung chương trình Âm nhạc THCS. Cụ thể là:
1.1. Ở tiết 3 Âm nhạc lớp 6 cần đạt được những mục tiêu sau:
Học sinh nắm vững 7 nốt ghi cao độ từ thấp lên cao (Đồ, rê, mi, pha, son, la, si). Tôi vận dụng cho các em chơi trò chơi để ghi nhớ: Ghi 7 nốt nhạc không theo trật tự trên bảng. Phát mỗi tổ một tờ giấy A4 cho học sinh thảo luận nhóm trong 30 giây phải đọc lên kết quả của tổ mình.
Dùng trò chơi bàn tay để kí hiệu 7 nốt nhạc: nhằm rèn trí nhớ và tạo không khí sôi động cho tiết học.
+ Đô - Nắm tay trước bụng.
+ Rê - tay chắp trước bụng.
+ Mi – Bàn tay úp xuống.
+ Pha – Bàn tay nắm ngón cái chỉ xuống.
+ Son – Bàn tay ngửa ra.
+ La – Bàn tay úp xuống.
+ Si – Bàn tay nắm ngón trỏ chỉ lên.
+ Đố - bàn tay nắm giơ cao.
Nắm vững khuông nhạc: gồm 5 dòng kẻ song song. Chơi trò chơi khuông nhạc bàn tay (Tay trái): ngón út là dòng 1, ngón áp út là dòng 2, ngón giữa là dòng 3, ngón trỏ là dòng 4 và ngón cái là dòng 5. Qua đó giúp các em khắc sâu kiến thức mà không bị nhầm lẫn. Cũng có thể kết hợp cho các em nhận biết vị trí nốt nhạc trên đó (ngón út nốt Mi, ngón áp út nốt Son, ngón giữa nốt Si, ngón trỏ nốt Rế, ngón cái nốt Phá và các khe ngón tay từ ngón út trở lên là các nốt Pha, La, Đố, Mí. Riêng nốt Đồ nằm ngoài khuông nhạc thuộc dòng kẻ phụ bên dưới ta lấy ngón trỏ của tay phải làm dòng kẻ phụ và nốt Rê nằm sát ngón út tay trái). Giáo viên quan sát và sửa sai cho học sinh. Trò chơi này giúp cho các em tìm ra quy luật khe dòng để tìm ra nốt nhạc.
Vị trí của 7 nốt nhạc trên khuông cần rèn luyện thêm ở các tiết học tiết học tiếp theo đến tiết 14. Ở mỗi tiết tôi dành thời gian 5-7 phút ôn lại cho các em nắm vững vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các hình thức sau: (Ở mỗi tiết dùng một phương pháp)
Cho các em kẻ 5 dòng nhạc vào vở viết vị trí 7 nốt nhạc ở những loại hình nốt Tròn, Trắng, Đen, Đơn, Kép sau đó giáo viên sửa bài lên bảng cho các em kiểm tra lại bài của mình.
Đọc chính tả nốt nhạc cho các em chép một câu của một bài TĐN bất kỳ trong SGK (10-15 nốt tối đa 20 nốt). Đây là phương pháp nên sử dụng thường xuyên, liên tục trong các tiết học sau để giúp các em ghi nhớ vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc. Để khích lệ các em tôi thu vở mỗi lần 5 đến 7 em về chấm điểm và sửa sai để các em thực hiện tốt hơn ở những bài sau.
Truy bài cho bạn: cho hai bàn quya mặt vào nhau, một bạn trong bàn 1 hỏi, tự chỉ định một bạn trong bàn 2 trả lời và ngược lại. Thông qua đó giúp học sinh thuộc vị trí nốt như thuộc bảng chữ cái, bảng cửu chương... Yêu cầu trong từng bàn học sinh tự kiểm tra giúp đỡ lẫn nhau thuộc bài với phương châm trong bàn mình không còn bạn nào không thuộc tên và vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc.
1.2. Đối với tiết 4 Âm nhạc lớp 6: Cần đạt được mục tiêu sau:
- Các loại hình nốt nhạc và mối tương quan của chúng.
+ Cần kết hợp ôn vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. Cho tập viết vị trí từng nốt trên khuông với các hình nốt theo thứ tự. Tròn, trắng, đen...
+ Nắm vững mối tương quan giữa các nốt tôi cho chơi trò chơi như sau: Trò chơi hai bàn quay mặt vào nhau theo nhóm. Một bàn thảo luận đưa ra câu hỏi cho một bạn đọc đố, bàn đối diện nhanh chóng thảo luận cử 1 bạn trả lời. Nếu trả lời đúng được quyền ra câu hỏi còn nếu trả lời sai thì phải trả lời câu tiếp.
VD: Bàn 1 hỏi: Nốt tròn bằng mấy nốt móc đơn.
Bàn 2 trả lời : Nốt tròn bằng 8 nốt móc đơn.
Dạy vị trí 3 nốt: Đô, Rê, Mi. Sử dụng trật tự khe dòng ( Đô khe 3, Rê dòng 
4,Mi khe 4) để dạy.
Cách viết các nốt nhạc trên khuông nhạc khi có 2 hay nhiều nốt móc đơn, kép đi liền nhau cách ghi là nối các nốt đó lại bằng 1 gạch ngang đối với nốt móc đơn, hai gạch đối với các nốt móc kép...Cho học sinh thực hành theo nhóm để học sinh tự sửa cho nhau.
Trò chơi: Chia lớp thành 4 tổ phân chia như sau: Tổ 1 đuôi quya lên, tổ 2 đuôi quya xuống, tổ 3 đuôi quya lên, tổ 4 đuôi quay xuống. 
Giáo viên chuẩn bị: Kẻ khuông nhạc và lần lượt viết các nốt nhạc bất kỳ bằng hình nốt tròn lên đó sau đó cho học sinh thêm đuôi để nốt nhạc trở thành hình nốt trắng. Học sinh đọc tên nốt và hình nốt. Nếu đuôi quay xuống thì tổ 1, 3 giơ tay phải lên, đuôi quay xuống thì tổ 2, 4 chỉ tay phải xuống đất.
Yêu cầu: Sau khi giáo viên ghi xong học sinh phải phản ứng nhanh và liên tục.
Đọc chính tả cho học sinh chép vào vở chép nhạc khoảng 5-7 phút ở các tiết 5, 6, 7....Đây là cách để học sinh luyện nhớ vị trí tên nốt nhạc tốt nhất. Nó giống như việc ghi chính tả ở cấp tiểu học.(Thực hiện thường xuyên đối với tất cả các khối lớp)
	Sau khi đã rèn luyện học sinh đọc thông viết thạo vị trí các nốt nhạc trên khuông, việc đọc tên nốt nhạc trong bài TĐN sẽ không còn là vấn đề khó khăn đối với các em nữa.
1.3. Dạy TĐN cần đi theo các bước sau:
- Chép bài TĐN vào bảng phụ hoặc trên máy tính để chiếu (bản nhạc đẹp hơn, chính xác hơn so với chép tay vào bảng phụ)
- Tìm những nốt nhạc có trong bài đưa lên khuông nhạc kẻ trên bảng (có thể cho học sinh tìm và viết lên bảng). Luyện cao độ bằng những nốt đó thay cho khởi động giọng – Phương pháp mở.
- Cho nghe mẫu bài TĐN 2 lần.
- Tập hình tiết tấu của bài.
- Chỉ từng nốt trong bài cho học sinh đọc cao độ (tên nốt) 3 lần.
- Luyện tiết tấu kèm tên nốt 3 lần.
- Đàn từng câu ngắn và ghép cho đến hết bài.
- Củng cố (sử dụng nhiều cách để phù hợp với từng lớp)
2. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy: 
Dễ ràng kiểm tra học sinh về kiến thức cơ bản của âm nhạc như: Các ký hiệu thường gặp trong bản nhạc, các ký hiệu hình nốt và vị trí nốt trên khuông nhạc. Cũng như nốt nhạc khi click chuột vào ký hiệu nào thì cũng hiện lên tên của ký hiệu đó và nốt nhạc nào thì cũng hiện lên tên nốt nhạc đó. (Thực hiện đối với các khối lớp)
Đảm bảo tính thẩm mỹ cao, vị trí các nốt chính xác, các ký hiệu chính xác...
Để ôn lại kiến thức nhạc lí đã học: Khi học sinh trả lời sai ta nháy chuột vào các vị trí như: nốt nhạc, khuông nhạc, các ký hiệu âm nhạc.... sẽ xuất hiện tên gọi ngay ở trên để các em nhận biết và so sánh với đáp án mình đưa ra.
Ví dụ: Nốt nhạc:
Ta chỉ chuột trái vào là hiện hiệu ứng và khi nháy chuột nốt nhạc phát ra cao độ của nó.
Ví dụ: Khuông nhạc
Thao tác như trên và tương tự như vậy đối với các kí hiệu khác của bài TĐN.
	Chính nhờ vậy mà khi học TĐN các em có quên tên nốt cũng không phải ghi 
tên vì chúng ta chỉ cần chỉ vào từng nốt có trong bài cho các em đọc nhiều lần là khi học sẽ đọc tốt hơn mà không phải ghi tên nốt.
2. Kết 

File đính kèm:

  • docSKKN Khac phuc can benh ghi ten not nhac duoi bai TDN o truong THCS Thang Loi.doc