Đề tài Hướng dẫn thiết kế thực hành - Thí nghiệm môn hoá học lớp 12

- Cho ancol etylic, axit axetic mỗi thứ 1 ml và 1 giọt axit sunfuric đặc vào một ống nghiệm. Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 -6 phút trong nước nóng 65 – 700C ( hoặc đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, không đun sôi). Lấy ra, làm lạnh rồi rót thêm vào 2 ml dung dịch NaCl bão hòa. Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn thiết kế thực hành - Thí nghiệm môn hoá học lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIALAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
BÁN CÔNG PHAN BỘI CHÂU
----
TỔ: HOÁ 
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ 
THỰC HÀNH - THÍ NGHIỆM 
HOÁ HỌC LỚP 12 
(THEO CHƯƠNG TRÌNH THAY SÁCH NĂM 2008) 
NGƯỜI THỰC HIỆN- GIÁO VIÊN: HOÀNG VĂN HOAN
THÁNG 11 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ THỰC HÀNH 
 HOÁ HỌC LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN 
Chương 2: CACBOHIĐRAT
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
Bài học số: 8
SGK trang 38
---12CB--- 
Tên bài thực hành:
Điều chế, tính chất hoá học của este và cacbohiđrat
Tiết số: 
Thí nghiệm1. Điều chế etyl axetat
CÁCH TIẾN HÀNH.
- Cho ancol etylic, axit axetic mỗi thứ 1 ml và 1 giọt axit sunfuric đặc vào một ống nghiệm. Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 -6 phút trong nước nóng 65 – 700C ( hoặc đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, không đun sôi). Lấy ra, làm lạnh rồi rót thêm vào 2 ml dung dịch NaCl bão hòa. Quan sát hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng. 
HÌNH VE.Õ 
Thí nghiệm 2. Phản ứng xà phòng hóa
 THIẾT KẾ HÌNH VẼ CÁCH TIẾN HÀNH
Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ ( hoặc dầu thực vật) và 2 -2,5 ml dd NaOH 40%. Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước để giữ thể tích hỗn hợp không đổi. Sau 8 -10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 -5 ml dd NaCl bão hòa. Khuấy nhẹ, để nguội quan sát. Giải thích và viết PTHH.
Thí nghiệm 3.phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2
A. CÁCH TIẾN HÀNH.
- Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm sau đó cho thêm 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch giữ lại phần kết tủa Cu(OH)2. Sau đó cho thêm vào 2 ml dung dịch glucozơ 1%, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng.
B. THIẾT KẾ HÌNH VẼ
Thí nghiệm 4. Phản ứng của hồ tinh bột với iot
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
hoặc
Cho 1-2 ml dung dịch hồ tinh bột vào ống nghiệm (1), cho tiếp vài giọt dung dịch iot (2). Quan sát màu sắc, giải thích.
Đun nóng dung dịch một lát (3), sau đó để nguội (4). Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích.
Có thể lấy củ khoai lang tươi hoặc sắn tươi, cắt bỏ một miếng sau đó nhỏ dung dịch iot vào vết cắt. Quan sát sự biến đổi màu sắc và giải thích.
Chương 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
Bài học số: 16
SGK trang 78
---12CB--- 
Tên bài thực hành:
Một số tính chất của protein và vật liệu polime
Tiết số: 21
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đun nóng.
 - Cho vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch protein 10% ( lòng trắn trắng 10%) sau đó đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến sôi trong khoảng 1 phút. 
- Quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure.
Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10%. 1ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%.
Lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sát màu và giải thích. 
Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng.
Dùng 4 kẹp để kẹp 4 mẫu vật ( hình vẽ). Hơ lần lượt từng mẫu vật gần ngọn lửa đèn cồn vài phút. Quan sát hiện tượng.
Sau đó đốt từng vật liệu trên. Quan sát sự cháy và mùi. Giải thích.
Thí nghiệm 4: Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm.
CÁCH TIẾN HÀNH
Cho vào 4 ống nghiệm riêng rẽ là 4 mẫu vật liệu đã được chuẩn bị ( hình vẽ).
Cho vào mỗi ống 2ml dung dịch NaOH 10%.
Đun từng ống nghiệm đến sôi. Để nguội. Quan sát.
Gạn từng ống nghiệm sang ống nghiệm khác, bỏ phần rắn lấy phần lỏng tương ứng là các dung dịch 1’, 2’, 3’ và 4’.
Cho vài giọt dung dịch HNO3 20% vào ống 1’ và 2’ sau đó cho thêm vài giọt AgNO3 1%. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Cho thêm vào ống 3’ và 4’ vài giọt CuSO4. quan sát rồi đun nóng đến sôi. Quan sát hiện tượng và giải thích.
THIẾT KẾ HÌNH VẼ.
Chuẩn bị: Các vật liệu polime
Tiến hành thí nghiệm theo trình tự:
Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
Bài học số: 24
SGK trang 104
---12CB--- 
Tên bài thực hành:
Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
Tiết số: 
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại 
Có thể đặt các ống nghiệm trên giá.
Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 3 ml dung dịch HCl loãng.
Cho 3 kim loại là Al, Fe, Cu có kích thước tương đương vào 3 ống.
Quan sát, so sánh lượng bọt khí thoát ra ở từng ống nghiệm.
Rút ra kết luận về mức độ hoạt động hóa học của từng kim loại.
 Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch.
Bỏ một đinh sát đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4.
Đợi sau khoảng 10 phút, quan sát màu trên đinh sắt và màu của dung dịch.
Rút ra kết luận và viết phương trình hóa học.
Thí nghiệm 3: Ăn mòn hóa học
- Rót vào 2 ống nghiệm , mỗi ống 3 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho vào mỗi ống một viên kẽm.
- Quan sát bọt khí thóa ra ở 2 ống.
- Nhỏ thêm 2 -3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 1.
- Quan sát lượng bọt khí thoát ra ở ống 1 và ống 2.
- Rút ra kết luận và giải thích.
Chương 6 : KIM LOẠI KIỀM , KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
Bài học số: 30
SGK trang 135
---11CB--- 
Tên bài thực hành:
Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Tiết số:
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm1: So sánh khả năng phản ứng của Na. Mg, Al với nước
- Rót vào ống nghiệm 1 cao đến ¾ ống nước, cho thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein, đặt ống nghiệm vào giá và bỏ vào ống nghiệm mẩu natri bằng hạt gạo.
- Ống nghiệm thứ 2 rót vào 5 ml nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein, đặt ống nghiệm vào giá và bỏ và ống mẩu kim loại magie. Quan sát hiện tượng.
- Ống nghiệm thứ 2 rót vào 5 ml nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein, đặt ống nghiệm vào giá và bỏ và ống mẩu kim loại nhôm cạo sạch lớp oxit trên bề mặt. Quan sát hiện tượng.
- Đun nóng cả ống 2 và 3 quan sát.
- So sánh mức độ phản ứng ở cả 3 ống. Viết các PTHH đã xảy ra.
Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm 
- Rót 2 -3 ml dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm và bỏ vào đó một mẩu nhôm.
- Đun nóng nhẹ để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
- Quan sát bọt khí thoát ra.
- Viết PTHH cảu các phản ứng.
Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3
Có thể đặt các ống nghiệm trên giá
- Rót vào 2 ống nghiệm (1 và 2) , mỗi ống 3 ml dung dịch AlCl3 rồi nhỏ đến dư dung dịch NH3 để thu được kết tủa Al(OH)3 ( 1’ và 2’).
 - Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào ống 1’, lắc nhẹ (1’’)ï. Quan sát hiện tượng.
- Nhỏ dung dịch NaOH vào ống 2’, lắc nhẹ (2’’). Quan sát hiện tượng.
- Viết PTHH của các phản ứng và giải thích hiện tượng.
Chương 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
Bài học số: 39
SGK trang 168
---12CB--- 
Tên bài thực hành:
Tính chất hoá học của sắt, đồng và những hợp chất của sắt, crom
Tiết số: 
HÌNH VẼ 
CÁCH TIẾN HÀNH
 Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2
- Cho đinh sắt sạch vào ống nghiệm. Rót thêm vào 3 -4 ml dung dịch HCl. Đun nóng nhẹ để thấy bọt khí sủi lên.
- Nhận xét màu của dung dịch tạo thành khi phản ứng gần kết thúc ( khi bọt sủi chậm).
- Viết PTHH cảu phản ứng.
Thí nghiệm 2: Điều chế Fe(OH)2
CÁCH TIẾN HÀNH.
Đun sôi 4 -5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hóa tan trong dung dịch, rót nhanh 2 -3 ml dung dịch FeCl2 (vừa điều chế được ở thí nghiệm 1) vào dung dịch NaOH.
Quan sát màu kết tủa thu được. Giữ kết tủa này đến cuối buổi thí nghiệm để quan sát tiếp. Viết PTHH của phản ứng.
THIẾT KẾ HÌNH VẼ
Có thể đặt các ống nghiệm trên giá và dùng kẹp ống nghiệm
Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của K2Cr2O7 .
- Điều chế FeSO4 bằng cách dùng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 4 -5 ml dung dịch H2SO4 loãng.
- Nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 vừa điều chế được, lắc ống nghiệm.
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 4: Phản ứng của đồng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
 A. CÁCH TIẾN HÀNH:
 - Cho 1-2 miếng đồng vào ống nghiệm chứa 2 -3 ml dung dịch H2SO4 đặc rồi đun 
 nóng.
 - Quan sát hiện tượng xảy ra và viết PTHH của phản ứng.
 - Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch vừa thu được. 
 - Tiếp tục quan sát hiện tượng và viết PTHH của phản ứng.
 B. HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ :
Hà Giang

File đính kèm:

  • docHuong dan thiet ke thi nghiem thuc hanh lop 12 co ban.doc