Đề tài Giúp học sinh nhận biết các loại phản ứng hóa học trong chương trình lớp 8 bậc trung học cơ sở

Bác Hồ dạy:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Thấm nhuần tư tưởng đó, ngành giáo dục đã đổi mới toàn diện sự nghiệp giáo dục nhằm tạo nên bước nhảy mang tính đột biến về chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học. Giờ đây học sinh đóng vai trò là trung tâm trong quá trình học tập, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Giáo viên là người truyền thụ, điều khiển quá trình tiếp thu khiến thức đó. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư tìm tòi những vấn đề hay, mới lạ giúp cho các em tiếp thu bài tốt hơn, củng cố kiến thức đã học và phát huy được năng lực của các em.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giúp học sinh nhận biết các loại phản ứng hóa học trong chương trình lớp 8 bậc trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tập trong học hóa học lớp 8. Từ đó các em hiểu được tầm quan trọng của phản ứng hóa học, vận dụng được các loại phản ứng đã học để giải thích được một số hiện tượng xảy ra chung quanh. Qua đó giúp các em phát triểm thêm tư duy của mình.
	Từ đó tôi mạnh dạn đề ra các giải pháp để thực hiện như sau:
	2.1 Nắm vững khái niệm các loại phản ứng hóa học.
2.2 So sánh các loại phản ứng hóa học.
2.3 Giải các dạng bài tập cụ thể.
2.4.Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh thông qua giải thích các hiện tượng tự nhiên.
III.Biện pháp giải quyết:
1. Nắm vững khái niệm các loại phản ứng hóa học:
Trước khi tìm hiểu từng loại phản ứng hóa học thì các em cần được củng cố kiến thức về phản ứng hóa học (Bài 13) đó là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia), chất mới sinh ra là sản phẩm. Trong phản ứng hóa học có sự phá vỡ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử để tạo thành liên kết khác làm cho phân tử này biến thành phân tử khác. Về lý thuyết thì phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia phản ứng được tiếp xúc với nhau hoặc được đun nóng hoặc có chất xúc tác,và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra là sự xuất hiện của chất mới. Các em cần hiểu rằng phản ứng hóa học xảy ra luôn kèm theo hiện tượng vật lý như sự tỏa nhiệt, ánh sáng,
Phản ứng hóa học xảy ra phải đảm bảo theo định luật bảo toàn khối lượng và định luật thành phần không đổi. 
Phản ứng hóa học kết thúc khi có sự cân bằng hóa học thể hiện bằng phương trình hóa học và cân bằng phương trình hóa học.
Khi đã hiểu rõ về khái niệm phản ứng hóa học thì các em sẽ dễ dàng nắm vững kiến thức về các loại phản ứng hóa học riêng lẻ.
	Để cho các em nắm vững được kiến thức về các loại phản ứng thì các tốt nhất là để cho các em chủ động phát hiện ra kiến thức mới, phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo. Điều này phù hợp vói việc đổi mới phương pháp giáo dục là thầy chủ đạo hướng dẫn, học sinh tích cực tiếp thu kiến thức. Do đó tôi đề xuất bốn bước thực hiện cho mỗi loại phản ứng như sau:
	a.Cho ví dụ về phương trình phản ứng hóa hợp.
b.Học sinh nhận xét về số lượng chất tham gia và số lượng sản phẩm. Rút ra định nghĩa về phản ứng hóa hợp.
c.Giáo viên nêu kết luận và chỉ ra cách nhận biết phản ứng hóa hợp.
d.Bài tập vận dụng và liên hệ thực tế.
1.1 Phản ứng hóa hợp:
a.Cho phản ứng hóa học sau: 
CaO + H2O à Ca(OH)2 
4P + 5O2 à 2P2O5 
b.Học sinh nhận xét về số lượng chất tham gia và số lượng chất sản phẩm: số chất tham gia là 2; số chất sản phẩm là 1. 
Học sinh rút ra kết luận: phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học chỉ có một chất sản phẩm (chất mới) tạo thành từ 2 chất tham gia.
c.Giáo viên kết luận: phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. 
Cách nhận biết phản ứng hóa hợp: số chất sản phẩm chỉ có một. Theo dạng:
A + B à C
d.Bài tập vận dụng:
1)Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp:
Cu(OH)2 à CuO + H2O (1)
3Fe + 2O2 à Fe3O4 (2)
Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 (3)
CaO + CO2 à CaCO3 (4)
Trả lời: các phản ứng (2) và (4) là các phản ứng hóa hợp.
2)Hãy giải thích vì sao sau cơn mưa thì cây cối lại tươi tốt hơn ?
Giải thích: khi mưa có sấm sét tạo ra nhiệt độ cao làm cho nitơ dễ phản ứng hóa hợp với oxi tạo thành HNO3 theo nước mưa hòa tan trong đất giúp cây dễ hấp thụ chất đạm nên trở nên tươi tốt. Các phản ứng hóa hợp xảy ra như sau:
2N +O2 à 2NO
2NO +O2 à 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O à 4HNO3 
1.2 Phản ứng phân hủy:
	Tương tự như các bước tiến hành của phản ứng hóa hợp, tôi giúp các em tìm hiểu về phản ứng phân hủy như sau:
	a.Cho các phản ứng phân hủy sau:
	CaCO3 à CaO + CO2 
	2KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2 
b.Học sinh nhận xét về số lượng chất tham gia và số lượng chất sản phẩm: số chất tham gia là 1; số chất sản phẩm là 2 hoặc 3. 
Học sinh rút ra kết luận: phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học chỉ có một chất tham gia phản ứng nhưng sinh ra hai hay nhiếu chất mới.
c.Giáo viên kết luận: phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó có một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. 
Cách nhận biết phản ứng phân hủy: số chất ban đầu chỉ có một. Theo dạng:
C à A + B 
d.Bài tập vận dụng:
1)Phản ứng nào là phản ứng phân hủy:
NH4Cl à NH3 + HCl (1)
2Cu + O2 à 2CuO (2)
NaOH + HNO3 à NaNO3 + H2O (3)
2KClO3 à 2KCl +3O2 (4)
Trả lời: các phản ứng (1) và (4) là các phản ứng phân hủy
2)Hãy giải thích hiện tượng sau: Vì sao bột nở có thể làm cho bánh to và xốp được ?
Giải thích: Bột nở có công thức hóa học là (NH4)2CO3 khi làm bánh được trộn vào bột mì hoặc các loại bột khác, đến lúc nướng hoặc hấp bánh thì nhiệt độ cao làm phân hủy chất bột nở thành khí và hơi làm cho bánh nở và xốp. Các phản ứng phân hủy như sau:
(NH4)2CO3 à 2NH3 + CO2 + H2O 
1.3 Phản ứng thế:
Cách tiến hành:
	a.Cho các phản ứng thế sau:
	Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 
	Cu + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2Ag 
b.Học sinh nhận xét về số lượng chất tham gia và số lượng chất sản phẩm: không có sự thay đổi. 
Có sự thay đổi là nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố trong hợp chất.
Học sinh rút ra kết luận: phản ứng thế là phản ứng hóa học có một sự thay thế của nguyên tử đơn chất vào chổ của nguyên tử của nguyên tố trong hợp chất. 
c.Giáo viên kết luận: phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
Cách nhận biết phản ứng thế: phản ứng giữa đơn chất và hợp chất và có sự đổi chỗ giữa đơn chất và một nguyên tố trong hợp chất
Theo dạng:
C + AX à CX + A 
d.Bài tập vận dụng:
1)Phản ứng nào là phản ứng thế:
NH4Cl à NH3 + HCl (1)
Fe + H2SO4 à FeSO4 + H2 (2)
Cu + 2HNO3 à Cu(NO3)2 + H2 (3)
2KClO3 à 2KCl +3O2 (4)
BaCl2 + H2SO4 à BaSO4 + 2HCl (5)
Trả lời: các phản ứng (2) và (3) là các phản ứng thế.
Có trường hợp học sinh cho rằng phản ứng (5) cũng là phản ứng thế vì có sự thay thế các nguyên tử lẫn nhau tạo thành các chất mới.
	Ở đây, giáo viên cần giải thích rõ cho học sinh hiểu phản ứng (5) không phải là phản ứng thế vì đây là phản ứng giữa hợp chất với hợp chất và có sự đổi chổ của hai nguyên tử của hai hợp chất với nhau khác với phản ứng thế là phản ứng giữa đơn chất với hợp chất và chỉ có một sự đổi chỗ của nguyên tử đơn chất vào vị trí của nguyên tử trong hợp chất. Phản ứng (5) còn gọi là phản ứng trao đổi mà các em sẽ học ở lớp trên.
2)Hãy giải thích hiện tượng sau: Tại sao trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng axit để điều chế khí hiđro ?
Giải thích: Do trong phòng thí nghiệm chỉ cần dùng một lượng nhỏ khí hiđro nên người ta vận dụng phản ứng thế của kim loại có hoạt động hóa học mạnh hơn hiđro để thay thế thế nguyên tử hiđro trong axit. Tức là cho kim loại có hoạt động hóa học mạnh hơn hiđro tác dụng với axit sẽ tạo thành muối và khí hiđro.
Ví dụ: Dùng mạt sắt tác dụng với axit clohiđric để điều chế khí hiđro.
Phương trình phản ứng hóa học:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 
Như vậy để cho các em nắm vững được khái niệm về từng loại phản ứng hóa học và nhận dạng được loại phản ứng hóa học mà mình đã học, tôi tiến hành cho các em thực hiện qua bốn bước như sau:
Bước 1: Đưa ra hai phản ứng hóa học làm ví dụ và nói rõ đây là loại phản ứng mà các em cần tìm hiểu đồng thời yêu cầu các em tìm hiểu xem những phản ứng trên có đặc điểm gì ?
Bước 2: Học sinh nêu nhận xét đặc điểm về loại phản ứng đó như số chất tham gia phản ứng, số chất sản phẩm tạo thành hoặc đặc điểm về cấu tạo của hợp chất tham gia phản ứng và hợp chất sản phẩm tạo thành,Từ đó các em nêu được định nghĩa bước đầu về loại phản ứng đó. 
Bước 3: Sau đó giáo viên nhận xét và đưa ra định nghĩa chính xác về loại phản ứng. Giáo viên giúp các em rút ra được cách nhận biết về loại phản ứng mình đang tìm hiểu.
Bước 4: Đưa ra một số bài tập vận dụng để củng cố kiến thức đã học qua việc thực hiện bài tập nhận biết các loại phản ứng hoặc nêu ví dụ về các loại phản ứng hoặc cao hơn là vận dụng các loại phản ứng đã học để giải thích một số hiện tượng xảy ra trong thực tế sản xuất hay tự nhiên.
Khi vận dụng các bước như thế này, tôi thấy học sinh có sự nắm vững kiến thức cần thiết do các em phát hiện ra đặc điểm của từng loại phản ứng để rút ra nhận xét và có thể nêu được định nghĩa về loại phản ứng mình tìm hiểu. Từ đó các em sẽ nắm rõ được bản chất của loại phản ứng để phân loại và đặc biệt là có thể vận dụng bản chất của từng loại phản ứng để lý giải một số hiện tượng xảy ra trong thực tế.
2. So sánh các loại phản ứng:
Sau khi đã học qua các loại phản ứng hóa học khác nhau, tôi tiến hành cho các em thiết lập bảng so sánh về đặc điểm các loại phản ứng theo bảng sau và qua đó đưa ra được cách nhận biết được từng loại phản ứng. 
Loại phản ứng
Số lượng chất tham gia phản ứng
Số lượng chất sản phẩm
Công thức thu gọn của phản ứng
Đặc điểm chính để nhận biết
Phản ứng hóa hợp
Từ 2 trở lên
Một
A + B → C
Chỉ có một chất sản phẩm
Phản ứng phân hủy
Một
Từ 2 trở lên
A → B+ C
Chỉ có một chất tham gia phản ứng
Phản ứng thế
Hai
Hai
A + BX → AX + B
-A là đơn chất
-A thay thế vị trí của B
	Qua đó học sinh có thể dựa vào đặc điểm chính để nhận biết từng loại phản ứng một cách dễ dàng. 
	-Nếu phản ứng hóa học thấy có từ một chất sinh ra nhiều chất thì đó là phản ứng phân hủy.
	-Nếu phản ứng hóa học thấy chỉ có một chất sản phẩm thì đó là phản ứng hóa hợp.
	-Nếu phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất mà sản phẩm tạo thành cũng có hai chất là đơn chất và hợp chất mới thì đó là phản ứng thế.
Ví dụ: Trong những phản ứng sau đây phản ứng nào là phản ứng hóa hợp, phản ứng nào là phản ứng phân hủy, phản ứng nào là phản ứng thế.
NH4Cl à NH3 + HCl (1)
Fe + H2SO4 à FeSO4 + H2 (2)
H2SO4 + 2NaOH à Na2SO4 + 2H2O (3)
CO2 + H2O à H2CO3 (4)
Cu + 2HNO3 à Cu(NO3)2 + H2 (5) 
2KClO3 à 2KCl +3O2 (6)
BaCl2 + H2SO4 à BaSO4 + 2HCl (7)
	CaO + H2O à Ca(OH)2 (8)
-Phản ứng chỉ có một chất tạo thành đó là phản ứng hóa hợp: (4), (8)
-Phản ứng chỉ có một chất tham gia đó là phản ứng phân hủy: (1), (6)
-Phản ứng giữa đơn chất và hợp chất tạo thành đơ

File đính kèm:

  • docde tai hoa 20142015.doc
Giáo án liên quan