Đề tài Giáo dục đạo đức học sinh THCS

Bác Hồ đã coi việc bồi dưỡng thế hệ Cách Mạng cho đời sau là công việc trọng đại của đất nước, của dân tộc. Bác đã dạy “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức thì vô dụng”. Vì thế, tại Nghị quyết TW 2 Khóa VIII Đảng ta đã xác định “Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Bởi vậy, Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” nhằm góp phần hình thành đó là thế hệ trẻ Việt Nam, chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ có đủ tài đức “vừa hồng, vừa chuyên” đảm trách sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện. Với công cuộc đổi mới đó, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn là vấn đề toàn xã hội quan tâm.

Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo: Nghị quyết TW 2 khóa 8 nhấn mạnh “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”.

 

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giáo dục đạo đức học sinh THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhà trường không đều và không thường xuyên trong suốt năm học, chủ yếu thông qua các cuộc thi đua, hầu hết chỉ mang tính hình thức: tuần học tốt, giờ học tốt để chào mừng 20.11 nhất là việc dạy bộ môn giáo dục công dân còn xơ cứng, thiếu sinh động, hầu như là phương pháp truyền thống, truyền thụ một chiều từ giáo viên đến học sinh mà hoạt động chính của học sinh là ghi chép, thuộc lòng và trả bài theo những khuôn thước định sẵn. 
Quan hệ thầy trò cũng khác trước nhiều, giáo viên hiện nay thậm chí còn né tránh khi nói đến học sinh bởi tâm lý "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Nhà trường chỉ quản lý học sinh vài tiếng đồng hồ buổi sáng hoặc buổi chiều, thời gian còn lại các em tự do với những mối quan hệ bên ngoài. Đây chính là nguồn khiến các em bị ảnh hưởng nhiều nhất. 
Đạo đức trong nhà trường đi từ nền nếp, nhưng nền nếp đó lại không xuất phát từ ý thức của học sinh, mà hầu hết chỉ là sự đối phó. Khi học sinh vi phạm lại tìm cách né tránh và ít được nhắc nhở hay chính những học sinh được nhắc nhở nhiều lần lại không sửa đổi thì giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách đội lại chưa có biện pháp giáo dục hợp lí. Chính vì thế, nhiều học sinh hiện nay hầu như không biết đến chữ "lễ", không có một nền đạo đức cơ bản. Môn Giáo dục công dân trong các trường THCS hầu như không có bài giáo dục đạo đức. Giờ đây, giáo viên nào có tâm thì mới lòng ghép dạy đạo đức vào các buổi sinh hoạt, vì thế mà học sinh không hiểu gốc “lế” là gì.
+Về phía xã hội: Tác động của cơ chế thị trường tạo ra sự phân cực rất lớn đối với học sinh, bị ảnh hưởng bởi nhóm nhỏ tiêu cực của bạn bè; thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang ảnh hướng lớn đến sự phát triển đạo đức của các em. Hiện nay Internet đang len lỏi một cách mạnh mẽ vào trường học với những game khơi trí tò mò khám phá của các em. Những trang web cấm vào nhất là game online đang kéo nhiều học sinh rời xa trường học. Tinh trạng học sinh trốn học chơi game ngày càng nhiều. Những trò chơi bạo lực và cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống bằng đao, kiếm đã dần ngấm vào các em từ thế giới ảo đã trở thành thế giới thực
Trong những năm vừa qua, bộ Giáo dục và đào tạo đang đẩy mạnh chương trình “giáo dục toàn diện”. “Giáo dục toàn diện” không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ tri thức mọi mặt trong cuộc sống mà quan trọng hơn là phải giáo dục nhân cách cho các em. có lẽ trong những năm vừa qua chúng ta chỉ chú trọng vào giáo dục kiến thức cho các em mà coi nhẹ giáo dục đạo đức. Một vấn đề mà ảnh hưởng của nó cũng không nhỏ tới đạo đức học sinh ngày nay đó là tính dân chủ trong nhà trường. Đẩy mạnh dân chủ trong nhà trường là một chủ trương hết sức đúng đắn của Bộ GD và ĐT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đó là những hành trang cần có của thanh niên Việt Nam thời đại mới
Từ đó cho thấy hệ quả của việc phối hợp không đồng đều giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Để giúp các em, cần phải có sự vào cuộc đồng bộ của gia đình, nhà trường và xã hội để hỗ trợ, định hướng cho các em, giúp các em tự nhìn nhận ra vấn đề, tự nhận thức được đây là điều quan trọng nhất, bởi các em có tự nhận thức thì mới tự thay đổi, chứ mọi tác động của nhà trường, gia đình và xã hội chỉ là những tác động bên ngoài, nếu bản thân các em không tiếp thu thì không có tác dụng.
Nhận rõ được các nguyên nhân đó, nên ngay từ đầu năm học nhà trường đã quán triệt GVCN cần quan tâm đến học sinh nhiều hơn, giáo dục các em cách chặt chẽ khi các em vi phạm nhưng đừng mang nặng tính hình thức không những không ngăn chặn được hành vi sai trái của học sinh mà dẫn đến chính các em thấy mình bị đối xử khác biệt lại nảy sinh tâm lí chống đối, bất mãn dẫn đến học sinh bỏ học. Giáo viên bộ môn cần xen kẽ việc giáo dục đạo đức cho các em trong tiết học
Từ những năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã rút kinh nghiệm phải tạo được không khí chan hòa, cởi mở với học sinh. Buổi đầu tiên làm quen với lớp có thể hỏi tên một số em, tạo điều kiện gần gũi và qua đó tìm hiểu tâm lí của các em. Cần nêu rõ quan điểm của mình khi khen thưởng và xử phạt cách công minh trước lớp, không nên thiên vị giữa học sinh người đồng bào và người kinh, thể hiện thái độ công bằng để chính các em người đồng bào để chính các em người đồng bào cũng thấy mình được cô quan tâm không bị phân biệt đối xử
Xuất phát từ tình hình thực tế về đạo đức, hành vi ứng xử của học sinh trung học cơ sở mà cụ thể là những lớp tôi giảng dạy, những học sinh tôi tiếp xúc. tôi nhận thấy rằng cần phải tập trung vào việc giáo dục đạo đức (hành vi, nếp sống, thói quen.....) cho học sinh thông qua các giờ dạy giáo dục công dân, liên hệ thực tế từ các bài học, kết hợp giữa giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách đội và đội cờ đỏ đặc biệt thông qua họat động ngoài giờ lên lớp của GVCN....... jết hợp tổ chức thi đua học tập, rèn luyện cho học sinh theo các chủ đề về chính trị - xã hội như “ Nét đẹp truyền thống truyền thống của đội em, trường em, quê em”, “hành trang của người đội viên bước vào thế kỷ XXI”, “ lá lành đùm lá rách”
Khi giao lưcu tiếp xúc với học sinh, quan sát các em giờ ra chơi thấy cách xưng hô giữa các bạn với nhau chưa thể hiện được mình là người có học thức, có văn hóa ( các em gọi nhau bằng mày, tao, thằng này, con kia..............) làm sao để giúp các em sửa đổi cách xưng hô vốn tạo thành thói quen. Đầu tiên, tôi đã nhắc nhở chung toàn lớp về cách xưng hô giữa bạn bè với nhau, phân tích cho các em thấy cái hay cái tốt và buộc ban cán sự lớp là nhân sự đầu tiên cần thay đổi cách xưng hô đó. Có thể dùng tên để gọi nhau hay thân mật hơn trong nhóm bạn thân có thể gọi anh hay chị, bạn, mình……….nhằm thể hiện sự tôn trọng bạn và tôn trọng chính mình. Với thái độ nghiêm khắc nhưng cũng tỏ tõ sự gần gũi và chân thành như người chị nói chuyện với em út của mình. Khi nghe các em vẫn chưa bỏ được thói quen đó, tôi gọi các em ấy lại và chân thành góp ý, nhắc nhở nếu còn tái phạm tôi mạnh dạn phê bình trước lớp. 
Hiện nay, có nhiều người vẫn văng tục, chửi thề mọi lúc mọi nơi. Và đáng lo ngại nhất là việc không đẹp này lại không còn là độc quyền của “dân anh chị” hay của người lớn nữa...nó đã len lỏi vào nơi học sinh cách đa dạng hơn. Trong giao tiếp với nhau, các em sử dụng một hệ thống ngôn ngữ kỳ lạ mà có lẽ phải có một quyển từ điển tuổi học trò mới có thể hiểu được. Phần lớn các em cho rằng nói bậy, chửi thề chẳng qua là tăng thêm phần rôm rả trong việc giao tiếp với bạn bè mà không ý thức được rằng cách nói ấy thể hiện mình không phải là người có văn hóa. Trẻ em đã suy nghĩ đơn giản như thế, nhưng đáng buồn hơn là chính người lớn xung quanh các em cũng không quan tâm gì đến vấn đề này. Một số người thì nói: “Ôi chuyện trẻ con, hơi đâu mà để ý!”, còn một số đông hơn thì thờ ơ, dửng dưng, không hề thấy mình phải có trách nhiệm nhắc nhở, cùng lắm là hơi nhăn trán, nhíu mày một chút khi đi ngang qua. Thấy được thực trạng đó và với vai trò của minh, tôi hết sức phân tích, khuyên răn, dạy dỗ, nói rõ cho học sinh biết và chính mình làm gương tốt cho học sinh. Bên cạnh đó, tôi mạnh dạn đưa vào điểm thi đua hàng tuần của học sinh để các em ý thức được việc thay đổi một thói quen xấu. Thực tế cho thấy không phải ngày một ngày hai là các em có thể bỏ được thói quen ấy, chúng ta, những thầy cô giáo không thể hàng ngày ở bên cạnh để theo sát bảo ban, tôi nhờ chính bạn bè của các em cùng quan tâm giúp đỡ nhắc nhở lẫn nhau mỗi khi mình lỡ quên. Ngoài ra tôi phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ giúp các em hiểu được hành vi của mình là không văn hóa để chính các em tự từ bỏ dần dần. Sau mỗi tuần thi đua, số điểm bị trừ của các em cho mỗi lần “vô tình” nói bậy đã giảm cách rõ rệt, tôi sẵn sàng tuyên dương khích lệ tinh thần cố gắng của các em. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng chấp hành những lời dạy bảo của tôi, tôi đã vận dụng hết những gì mình có thể làm, nói to không kết quả, phê bình không làm lay chuyển được thói quen xấu ấy. Mỗi ngày có tiết tôi đều đến lớp dành 2 phut để gặp và hỏi “ hôm qua em phát ngôn bậy hay không? Có giảm được lần không?”, tôi tiếp tục động viên, tiếp tục nhắc nhở, không lần nào tôi dám nổi cáu, chỉ tỏ ra mình hơi thất vọng. Vậy mà một ngày, hai ngày… hết một tuần, hai tuần trôi qua, sự kiên nhẫn của tôi đã có kết quả cho tuần sau đó, khi nhìn thấy tôi, không đợi tôi hỏi em đã trả lời “ có những lần vô tình nói theo thói quen nhưng em gượng được cô ah”. Cuối tuần tôi mạnh dạn tuyên dương em trước lớp, nâng thành tích xếp loại lên một hạng để thấy rằng em được mọi người quan tâm, bảo bọc. 
Người ta vẫn thường nói “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”, môi trường xung quanh cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành nên nhân cách của các em, nên muốn hạn chế người nói tục, thì phải uốn nắn từ nhà trường, gia đình và bạn bè mà chính các em tiếp xúc. Tôi khuyên các em từ bỏ thói quen “văng tục” của mình trước rồi cùng tìm cách cải thiện những bạn mình tiếp xúc. Tôi đã gieo những hạt giống đầu tiên ấy bằng chính học sinh trong lớp của mình để giúp môi trường tiếp xúc của chính các em được trong lành hơn.
Tôi thường phát động phong trào “ Nói lời hay, làm việc tốt”, “ tuần học tốt, giờ học tốt”, “đôi bạn cùng tiến”, hay “lá lành đùm lá rách” để góp phần giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn nhất trong lớp. Các em tự giác quyên góp tiền người một ngàn, người hai ngàn tùy vào điệu kiện kinh tế để góp gió thành bão có thể giúp phần nào cho những bạn có điều kiện quá khó khăn hay tích lũy để ủng hộ các phong trào quyên góp do liên đôi khởi động nhằm giáo dục cho các em lòng nhân ái, vì nhân ái là cái gốc cho sự phát triển của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. “Gieo nhân ái sẽ gặp tài năng” cho nên cốt lõi của giáo dục là phải giúp các em biết yêu thương. Khi các em biết chia sẻ thì sẽ biết cách nuôi dưỡng cảm xúc và thân thiện với mọi người xung quanh”. Vì “mục tiêu của giáo dục là dạy chữ, dạy người nhằm phát triển nền tảng nhân cách cho các em, nên giáo dục đạo đức là việc làm hết sức quan trọng.
Bây giờ, chẳng xa lạ gì cảnh học sinh  gặp thầy cô giáo không thèm ngả mũ chào hỏi, thấy thầy cô giáo mà vẫn ngang nhiên cười đ

File đính kèm:

  • docSKKN-HANG.doc