Đề tài Đổi mới về phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông

Câu 2:

 Từ những yêu cầu đổi mới của sự phát triển kinh tế, xã hội trong việc đào tạo thế hệ trẻ, Anh/Chị hãy xác định những yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và việc dạy học môn học của Anh/Chị nhằm góp phần làm cho giáo dục đáp ứng những yêu cầu đó?

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới về phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tế trong giáo dục;
Tạo khả năng tăng cường trao đổi kinh nghiệm và khoa học giáo dục, tăng cường cộng tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo;
Bản thân giáo dục cũng mang tính toàn cầu hóa. Dịch vụ giáo dục, mặc dù còn nhiều tranh cãi, nhưng đã trở thành dịch vụ mang tính hàng hóa trong trao đổi quốc tế nên đặt ra những thách thức đối với giáo dục và đào tạo, đặc biệt là những vấn đề về quản lý giáo dục như về chủ quyền giáo dục, quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục, kinh tế giáo dục;
Toàn cầu hóa giáo dục tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục và đào tạo;
Toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầu đổi mới đối với người lao động. Giáo dục cần đào tạo con người đáp ứng những đòi hỏi mới này của xã hội.
 Xã hội tri thức và giáo dục.
 Toàn cầu hóa là kết quả của những tiến bộ của loài người về đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Vì vậy khái niệm toàn cầu hóa cũng gắn liền với khái niệm nền kinh tế tri thức hay xã hội tri thức. Dưới góc độ kinh tế - xã hội, loài người hiện nay đang ở giai đoạn quá độ từ xã hội công nghiệp sang xã hội tri thức.
 Xã hội tri thức là một hình thái xã hội – kinh tế, trong đó tri thức trở thành yếu tố quyết định đối với nền kinh tế hiện đại và các quá trình sản xuất, quan hệ sản xuất của nó, cũng như đối với sự phát triển và các nguyên tắc của xã hội.
 Khái niệm xã hội tri thức và khái niệm nền kinh tế tri thức là hai khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ. Khái niệm xã hội tri thức ở đây không phải chỉ một hình thái phát triển cao hơn nền kinh tế trí thức mà là một khái niệm rộng, tức là trong nền kinh tế đó tri thức trở thành yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất. Khái niệm xã hội tri thức có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục, vì khi đề cập đến xã hội tri thức thì không chỉ nhấn mạnh đến nền kinh tế mà còn đề cập đến các lĩnh vực xã hội khác, trong đó có giáo dục. Xã hội tri thức có những đặc điểm cơ bản sau:
Tri thức là yếu tố then chốt của lực lượng kiến tạo xã hội hiện đại, của lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế;
Thông tin và tri thức tăng lên một cách nhanh chóng về số lượng và tốc độ, kéo theo sự lạc hậu nhanh của tri thức, công nghệ cũ;
Thay đổi tổ chức và tính chất lao động nghề nghiệp. Người lao động phải luôn thích nghi với những tri thức và công nghệ mới. Những nghề nghiệp yêu cầu đào tạo với trình độ cao ngày càng tăng;
Xã hội tri thức là xã hội toàn cầu hóa.
 Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta và những tác động của xã hội tri thức và toàn cầu hóa sẽ dẫn tới sự thay đổi trong cơ cấu thị trường lao động nghề nghiệp. Xu hướng cơ bản là lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt lao động có trình độ cao sẽ tăng nhanh trong tương quan với lao động nông nghiệp. Mặt khác, thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống trong điều kiện của xã hội tri thức và toàn cầu hóa cũng đặt ra những yêu cầu mới cho người lao động. Bên cạnh những năng lực chuyên môn, người lao động cần có những năng lực chung, đặc biệt là:
Năng lực hành động;
Tính tự lực và trách nhiệm;
Tính năng động và sáng tạo;
Năng lực cộng tác làm việc;
Năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp;
Khả năng học tập suốt đời;
Khả năng sử dụng phương tiện mới, đặc biệt là công nghệ tin học;
Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và làm việc.
 Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh chóng. Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi. Trong xã hội tri thức, việc phát triển kinh tế - xã hội dựa vào tri thức. Vì vậy giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế xã hội thông qua việc đào tạo con người, chủ thể sáng tạo và sử dụng tri thức. Việc gia nhập WTO của Việt Nam trước hết sẽ làm tăng nhu cầu của thị trường lao động đối với đội ngũ nhân lực có trình độ cao.
 Từ những đòi hỏi trên đây của sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và xã hội tri thức có thể khẳng định rằng mô hình giáo dục “hàn lâm kinh viện” đào tạo ra những con người thụ động, chạy theo bằng cấp, chú trọng việc truyền thụ kiến thức xa vời thực tiễn, còn gọi là “kiến thức chết” không còn thích hợp với những yêu cầu mới của xã hội và thị trường lao động. Giáo dục cần đổi mới để đáp ứng được những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế, xã hội và thị trường lao động. 
 Trên đây là những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế, xã hội trong việc đào tạo thế hệ trẻ từ đó chúng ta phải thấy được những yêu cầu chung của sự đổi mới giáo dục phổ phổ thông.
 Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
Giáo dục phổ tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về múa, hát, âm nhạc, mỹ thuật.
 Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, Toán, Lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, Tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
 Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
 Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
 Đó là yêu cầu đối với giáo dục phổ thông nói chung còn với môn Hóa học nói riêng, xuất phát từ thực tế của ngành giáo dục, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học chú trọng đến phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Coi học sinh là chủ thể của quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh là nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Nguyên tắc này đã được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và đã được xác định là một trong những phương hướng cải cách giáo dục phổ thông Việt Nam. Những tư tưởng quan điểm, những tiếp cận mới thể hiện nguyên tắc trên đã được chúng ta nghiên cứu áp dụng trong dạy học các môn học và được coi là phương hướng dạy học tích cực. Sau đây chúng ta nghiên cứu: “Sự đổi mới quá trình dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực”
Sự áp dụng dạy học tích cực trong bộ môn hoá học được dựa trên cơ sở các quan niệm về tích cực hoá hoạt động học sinh, lấy học sinh làm trung tâm và được thực hiện với sự đổi mới mục tiêu, nội dung giáo dục, hoạt động của giáo viên và học sinh, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học.
 Sự đổi mới mục tiêu
Tập trung vào việc hình thành năng lực cho học sinh: năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực thích ứng với điều kiện xã hội.
Mục tiêu của môn hoá học: Ngoài những kiến thức, kĩ năng hoá học cơ bản học sinh phải đạt được cần chú ý nhiều hơn tới việc hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức , kĩ năng tiến hành nghiên cứu khoa học như: quan sát , phân loại, thu thập thông tin, dự đoán khoa học, đề ra giả thuyết, giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm từ đơn giản đến phức tạp... để học sinh có khả năng tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động sáng tạo các vấn đề thực tế có liên quan tới hoá học.
Sự đổi mới hoạt động của giáo viên hoá học
	Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thì hoạt động của giáo viên hoá học cũng phải có sự đổi mới . Người giáo viên hoá học với vai trò người thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của học sinh để đạt mục tiêu dạy học. Người giáo viên hoá học cần thực hiện các hoạt động cụ thể như:
- Thiết kế giáo án giờ học bao gồm các hoạt động của học sinh theo các mục tiêu cụ thể của mỗi bài học hoá học mà học sinh cần đạt được.
- Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động theo cac nhân hoặc theo nhóm như: Nêu vấn đề cần nghiên cứu, tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện tri thức và hình thành kĩ năng hoá học.
- Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của học sinh: Chính xác hoá khái niệm được hình thành, các kết luận về bản chất hoá học của các hiện tượng mà học sinh tự tìm tòi, thông báo thêm một só thông tin mà học sinh không tự tìm tòi được qua các hoạt động trên lớp.
- Thiết kế và thực hiện việc sử dụng các phương tiện trực quan, hiện tượng thực tế, thí nghiệm hoá học, mô hình mẫu vật như là nguồn thông tin để học sinh khai thác tìm kiếm, phát hiện kiến thức, kĩ năng hoá học.
- Động viên khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh vận dụng được nhiều hơn những kiến thức thu được vào giải quyết một số vấn đề có liên quan tới hoá học trong thực tế đời sống, sản xuất.
Đổi mới hoạt động học tập của học sinh
	- Học sinh được hoạt động nhiều trong giờ học, mang tính chủ động. Quá trình học tập là quá trình học sinh tự học, tự khám phá tìm tòi để thu nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực. Đây chính là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề. Như vậy trong gìơ học, học sinh được hướng dẫn để tiến hành các hoạt động sau:
	- Phá

File đính kèm:

  • docBTĐK. Thầy Dũng.doc
Giáo án liên quan