Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân : Làm sao tránh đọc - Chép

Có người quan niệm đã đổi mới thì phải thay thế tất cả từ hình thức đến nội dung. Nhưng phải thấy rằng, định hướng về phương pháp dạy học của môn giáo dục công dân (GDCD) cũng đi theo quỹ đạo chung các bộ môn khác là đổi mới phương pháp học tập, cách thức hoạt động ở lớp và cả ở nhà của học sinh (HS). Chuyển từ học tập ghi nhớ thụ động sang học tập tích cực chủ động sáng tạo, chú trọng phương pháp tự học, tự rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Theo quy trình tất yếu, đổi mới phương pháp học tập của HS bắt buộc phải đổi mới phương pháp dạy học của GV và đổi mới cả môi trường đang diễn ra các hoạt động giáo dục.

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân : Làm sao tránh đọc - Chép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GDCD :
	 LÀM SAO TRÁNH ĐỌC - CHÉP ?
 (Người thực hiện: Phạm Vũ Hồng Nhung
 Tổ chuyên môn: Văn-Sử-GDCD)
	Thay đổi cách học.
	Có người quan niệm đã đổi mới thì phải thay thế tất cả từ hình thức đến nội dung. Nhưng phải thấy rằng, định hướng về phương pháp dạy học của môn giáo dục công dân (GDCD) cũng đi theo quỹ đạo chung các bộ môn khác là đổi mới phương pháp học tập, cách thức hoạt động ở lớp và cả ở nhà của học sinh (HS). Chuyển từ học tập ghi nhớ thụ động sang học tập tích cực chủ động sáng tạo, chú trọng phương pháp tự học, tự rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Theo quy trình tất yếu, đổi mới phương pháp học tập của HS bắt buộc phải đổi mới phương pháp dạy học của GV và đổi mới cả môi trường đang diễn ra các hoạt động giáo dục.
	Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của HS và chống đọc - chép môn GDCD là thay đổi cách dạy học của GV tác động đến HS. Phương châm đào tạo lấy HS làm trung tâm phải được GV thực hiện đồng bộ. Đây chính là quan niệm dạy học mới yêu cầu HS tự chiếm lĩnh tri thức mà thực chất không ngừng phát huy tính tích cực của HS để thích ứng nguồn thông tin ngày càng phong phú.
	Yêu cầu HS ở nhà không chỉ đọc SGK, soạn vài câu hỏi mà hướng dẫn các em cách học chi tiết hơn, chủ động hơn. Sau khi đọc, HS dùng bút gạch dưới những ý chính, ý quan trọng đồng thời trả lời được một số câu hỏi gợi ý của thầy cô hoặc của SGK. Từ đó nảy sinh thắc mắc, phát hiện và ghi nhận các vấn đề bằng câu hỏi để ngày mai vào lớp trao đổi với GV. Được giao việc cụ thể thì HS sẽ hoàn thành công việc và học tập một cách độc lập hơn, sáng tạo hơn. Đó là cách vừa tự học vừa tự rèn. 	Ở trên lớp khi thảo luận nhóm, HS vận dụng tư duy để trả lời các câu hỏi của GV với phương châm: tai nghe, mắt nhìn, óc suy nghĩ, tay ghi. Đối với các em, biết tự làm việc với SGK là rất thiết thực, mở lối con đường nghiên cứu trong phạm vi học tập, phù hợp với trình độ và yêu cầu. Điều quan trọng hơn là các em biết phát hiện vấn đề, đặt ra câu hỏi yêu cầu chứ không chỉ dựa vào SGK và bài giảng của GV trên lớp. Không những thế các em còn biết tự kiểm tra đánh giá ngay kết quả học tập của mình. Ngoài ra, HS còn phải biết cách sử dụng những câu hỏi trong SGK để nêu và giải quyết vấn đề. Đây là biện pháp quan trọng để phát triển tư duy của HS trong bộ môn thông qua hệ thống câu hỏi thảo luận.
	Đổi mới phương pháp giảng dạy 
 	Với vai trò chủ đạo, GV phải biết cách gây hứng thú cho HS, hướng dẫn các em thực hiện chủ động vai trò của mình bằng nhiều biện pháp: nắm vững nội dung SGK, chuẩn bị tốt bài giảng, xác định mục tiêu bài học. 
	GV phải đặt HS trước tình huống có vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề. Không chỉ giải quyết đơn lẻ mà biết kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp. Ngoài SGK, tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học cũng rất quan trọng và không thể thiếu nên GV phải chuẩn bị sẵn các tài liệu trực quan trong SGK, bổ sung thêm những đồ dùng tự mình sưu tầm được.
	 Ngoài ra GV có thể cho các em đọc phần tư liệu đặt vấn đề trong SGK, đồng thời quan sát và nhận xét tập làm các câu hỏi bài tập. GV xây dựng câu hỏi phải hợp lý, vừa sức với trình độ và yêu cầu của HS. Do câu hỏi trong SGK hướng tới các yêu cầu khác nhau như biết và hiểu, vận dụng tính sáng tạo, hình thành kỹ năng rèn luyện phương pháp nên nội dung các câu hỏi đó phải đặt đúng với nội dung bài học. Mỗi giờ học chỉ nên sử dụng 5 đến 7 câu hỏi, sau mỗi chương cần có một câu hỏi bài tập. Các câu hỏi phải tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh có mối quan hệ chặt chẽ làm nổi bật nội dung tư tưởng của bài.
	Hướng dẫn HS thảo luận tổ nhóm theo từng bước: lập danh sách, đặt câu hỏi, kiểm tra kết quả. Không chỉ tìm ra kiến thức mà các nhóm còn phải đặt ra câu hỏi tình huống cho các nhóm khác trả lời và ngược lại các bạn nhóm khác bổ sung kiến thức để tạo phần tranh luận trong lớp giúp tiết học thêm sinh động để thầy cô nhận định, đánh giá. 
	Ngoài ra, GV tổ chức cho các nhóm kiểm tra chéo lẫn nhau về việc ghi chép, làm bài tập theo yêu cầu của mình và cả các tài liệu sưu tầm được. Đây là cách tự học và tự học lẫn nhau rất tốt tạo thêm sự hứng thú cho HS.

File đính kèm:

  • docdoi moi phuong phap day hoc mon giao duc cong dan.doc
Giáo án liên quan