Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học hóa học phổ thông

Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích sự phù hợp của chương trình THPT mới với những đường lối, quan điểm chỉ đạo về giáo dục của Nhà nước cũng như với những yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội đối với giáo dục trong việc đào tạo con người.

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học hóa học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI ĐIỀU KIỆN
Chuyên đề: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG
Học viên: Nguyễn Thị Phương
Cao học: K19
Chuyên nghành: LL&PPDH Hóa Học
Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích sự phù hợp của chương trình THPT mới với những đường lối, quan điểm chỉ đạo về giáo dục của Nhà nước cũng như với những yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội đối với giáo dục trong việc đào tạo con người. 
Bài làm
I. Những đường lối, quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về giáo dục
- CT30/1998/CT-TTg về điều chỉnh chủ trương phân ban giáo dục phổ thông
- Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;
- Chỉ thị 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện nghị quyết 40/2000/QH10;
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.
- Luật giáo dục (sửa đổi năm 2005)
	Mục tiêu giáo dục, nguyên lí giáo dục và những qui định về nội dung, PPDH đã được khẳng định trong Luật giáo dục là những định hướng cở sở quan trọng cho việc xây dựng chương trình học, cách xác định các mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Những định hướng này phù hợp với những quan điểm hiện đại và tiến bộ về giáo dục trong phạm vi quốc tế, trong đó mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện nhân cách cũng như định hướng gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống, gắn lí thuyết với thực tiễn, phát triển động cơ, hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. Trong định hướng này cũng phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện đổi mới đối với đội ngũ lao động mới. 
II. Sự phù hợp của chương trình THPT mới với những đường lối, quan điểm chỉ đạo về giáo dục của Nhà nước cũng như với những yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội đối với giáo dục trong việc đào tạo con người. 
1. Sự phù hợp của chương trình giáo dục phổ thông
1.1 Về mức độ quán triệt đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước và đảm bảo tính khoa học, sư phạm của chương trình giáo dục phổ thông:      
 - Chương trình các cấp học và môn học đã bám sát mục tiêu giáo dục từng cấp qui định tại Luật Giáo dục, cơ bản đã thể hiện được quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước trong Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình đã chú ý tới giáo dục toàn diện con người về các mặt đức, trí, thể, mỹ, tăng cường hoạt động giáo dục và định hướng nghề nghiệp trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam.
- Về cơ bản, chương trình giáo dục các cấp học và môn học đã đảm bảo được tính chính xác, khoa học, hiện đại, cập nhật và tiếp cận được trình độ giáo dục ở các nước phát triển trong khu vực, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế, đề cập đến những vấn đề chung có tính toàn cầu như giáo dục dân số, bảo vệ môi trường, giáo dục quyền trẻ em, phòng chống các tệ nạn xã hội và HIV – AIDS, 
- Nội dung và yêu cầu của chương trình ở nhiều môn học nhìn chung là phù hợp với trình độ phát triển tâm, sinh lí của học sinh Việt Nam. Chương trình có chú ý đến sự phân hoá trình độ nhận thức của học sinh. Ở cấp Trung học phổ thông có chương trình chuẩn phù hợp với trình độ nhận thức của phần đông học sinh Việt Nam và chương trình nâng cao đáp ứng nhu cầu, năng lực cá nhân của đối tượng học sinh khá, giỏi. Ở cả ba cấp đều có chương trình môn học tự chọn, chủ đề tự chọn nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích cá nhân và năng khiếu của học sinh.
- Chương trình đã chú ý đến tính liên thông giữa các môn học, toàn cấp học và giữa các cấp học, đảm bảo nguyên tắc kế thừa và phát triển từ các chương trình giáo dục trước đây. Bên cạnh đó, phần nào cũng thể hiện sự tích hợp nhiều phân môn trong một môn học, tích hợp nhiều lĩnh vực ở một số môn học.
          Các mạch kiến thức xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, các chủ đề cụ thể trong từng lớp của chương trình mỗi môn học đều được sắp xếp một cách hệ thống theo kiểu tuyến tính hoặc đồng tâm. Sự phát triển các mạch kiến thức đều theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và có chú trọng đến mối quan hệ dọc, ngang, trên, dưới nên đã tạo điều kiện cho học sinh vừa củng cố, ôn luyện vững chắc kiến thức, vừa từng bước nâng cao dần kĩ năng tư duy. Thông qua đó góp phần phát triển khả năng tự học, làm quen với tự nghiên cứu của các em.
- Chương trình mỗi môn học đều nêu cụ thể những định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng đã qui định cụ thể mức độ yêu cầu học sinh cần đạt ở mỗi đơn vị kiến thức. Do đó, chương trình đã hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc xác định đúng, đủ mục tiêu dạy học và lựa chọn phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá thích hợp.
- Kế thừa và phát huy được những ưu điểm cơ bản của chương trình trước đây, chương trình của hầu hết các môn học đều giảm bớt tính lí thuyết hàn lâm, chú trọng hơn tới yêu cầu phát triển kĩ năng thực hành, thí nghiệm và liên hệ, vận dụng vào thực tế.
1.2 Về mức độ đảm bảo tính khả thi của chương trình giáo dục phổ thông          
- Chương trình đã quy định kế hoạch giáo dục cụ thể gồm tổng số tiết từng năm học, số tiết/tuần đối với mỗi môn học bắt buộc, tự chọn và mỗi hoạt động giáo dục. Kế hoạch giáo dục này được thực hiện bởi phân phối chương trình khung, trong đó chỉ qui định cứng tổng số tiết từng học kì, từng chương đối với từng môn học và từng hoạt động giáo dục. Do đó đã tạo điều kiện cho nhà trường chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và trình độ nhận thức của học sinh.
- Nội dung chương trình phù hợp với trình độ chuyên môn của những giáo viên được đào tạo chính quy và giảng dạy đúng chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, sẽ khó khăn đối với những giáo viên không đáp ứng những điều kiện nêu trên.
2. Sự phù hợp của sách giáo khoa phổ thông
2.1. Về đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với thực tiễn của sách giáo khoa
- Do kế thừa, phát triển hợp lí từ sách giáo khoa cũ, nội dung trong sách giáo khoa mới của hầu hết các môn học đều đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại, tương đối cập nhật với sự phát triển của khoa học công nghệ và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Nhìn chung, ở phần lớn các sách giáo khoa đã xác định rõ ràng những vấn đề trọng tâm ở từng bài, từng chương; trình bày nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh; các bài học, các đơn vị kiến thức, các đề mục, câu hỏi gợi mở được thiết kế, trình bày có hệ thống theo cấu trúc đường thẳng hoặc đồng tâm, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Qua đó tạo điều kiện để học sinh có cơ hội rèn luyện kĩ năng giao tiếp, diễn đạt, trình bày ý tưởng khoa học. Mỗi cuốn sách đều chú trọng đến việc cân đối giữa các phần lí thuyết, bài tập, thực hành và thí nghiệm. 
- Cách trình bày của sách giáo khoa đã giúp giáo viên dễ dàng xác định trọng tâm bài giảng, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm bài học. Sách giáo khoa không chỉ nêu nội dung kiến thức mà đã chú trọng đến việc thiết kế các hoạt động học tập, nên thực sự trở thành tài liệu định hướng giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và hỗ trợ học sinh tự học, tự phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Qua đó hình thành dần phương pháp học tập cho các em.
- Cấu trúc sách nhìn chung hợp lí với bố cục thống nhất, mục tiêu bài học rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng theo chuẩn phổ thông, phù hợp với tâm sinh lí học sinh. Hình thức của nhiều cuốn sách có giá trị thẩm mĩ cao, thể hiện ở sự kết hợp hài hoà kênh hình, kênh chữ, cỡ chữ, ở việc lựa chọn màu sắc sinh động phù hợp với tâm sinh lí học sinh. Chất lượng giấy in tốt, khổ sách rộng, cách trình bày đẹp giúp cho học sinh dễ sử dụng, thích thú.
2.2. Về mức độ đảm bảo thống nhất với chương trình của sách giáo khoa
 Hầu hết các nội dung trong sách giáo khoa đã thể hiện đầy đủ các nội dung, đảm bảo hệ thống chuẩn kiến thức và kĩ năng được qui định trong chương trình môn học.
2.3. Về mức độ đảm bảo tính khả thi
    Nội dung kiến thức trong sách phù hợp với trình độ chuyên môn và khả năng nghiệp vụ của những giáo viên được đào tạo chính qui và được giảng dạy đúng những chuyên ngành đào tạo, đặc biệt phát huy hiệu quả tốt với những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi.
Kết luận:
 Căn cứ vào những đường lối, quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về giáo dục, chương trình THPT mới đã có những thay đổi để phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội đối với giáo dục trong việc đào tạo con người. Tuy nhiên trong vấn đề thực hiện còn tồn tại nhiều bất cập như cơ sở vật chất chưa đảm bảo, cách kiểm tra đánh giá mới chỉ chú trọng tới kết quả cuối cùng, mang nặng tính áp đạt, Một cuộc cách mạng toàn diện sẽ cần phải có nhiều thời gian, công sức và trí tuệ để đào tạo được những thế hệ học sinh phát triển toàn diện, tích cực, chủ động, sáng tạo như đã nêu trong Luật Giáo dục Việt Nam.
.

File đính kèm:

  • docNguyen_Thi_Phuong_K19PPDHHH.doc
Giáo án liên quan