Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông

 

Câu hỏi 6: Phân tích chương trình môn học của anh/chị để xác định những phương hướng đổi mới PPHD nhằm thực hiện đường lối, quan điểm chỉ đạo về giáo dục trong việc đào tạo con người.

Trả lời:

I.Mục tiêu của chương trình hóa học THPT

Với yêu cầu phân hóa học sinh theo năng lực nhận thức và phát triển thiên hướng, nguyện vọng, chương trình hóa học THPT được xây dựng thành hai ban: cơ bản (ban chuẩn) và nâng cao.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
min, anđehit, axit cacbonxylic
_ Thành phần, cấu tạo, tính chất của glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, protein
_ Khái niệm về hợp chất polime và vật liệu polime. Thành phần, cấu tạo, tính chất, ứng dụng của một số chất cụ thể, tiêu biểu cho mỗi loại. 
Trong chương trình còn có thêm một số vấn đề:
_ Hóa học và vấn đề kinh tế: vai trò của sản xuất hóa học trong việc tạo ra chất lượng mới của cuộc sống như: các vật liệu mới, các chất mới, các sản phẩm mới, năng lượng
_ Hóa học và vấn đề xã hội: vai trò của hóa học đối với sự phát triển của xã hội loài người.
_ Hóa học và vấn đề môi trường: vấn đề sản xuất hóa học và tác hại đối với môi trường sống, xử lí chất thải của sản xuất hóa học.
Những vấn đề trên vừa được lồng ghép trong khi học về chất cụ thể đồng thời được tách thành chương riêng nhằm góp phần tăng tính thiết thực của chương trình.
b. Kĩ năng: 
Phát triển các kĩ năng bộ môn hóa học, kĩ năng giải quyết vấn đề đã có ở tiểu học và THCS để phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho học sinh như:
_ Biết quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận và kiểm tra kết quả.
_ Biết làm việc với các tài liệu giáo khoa và tài liệu tham khảo hóa học như tóm tắt nội dung chính, phân tích và kết luận.
_ Biết thực hiện một số thí nghiệm hóa học đơn giản theo nhóm.
_ Biết cách làm việc kết hợp với các học sinh khác trong nhóm nhỏ để hoàn thành một nhiệm vụ tìm tòi nghiên cứu.
_ Biết vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống hàng ngày có liên quan đến hóa học. 
c. Thái độ:
Tiếp tục hình thành ở học sinh những thái độ tích cực như: 
_ Sự say mê, hứng thú học tập bộ môn hóa học
_ Có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, tập thể, cộng đồng có liên quan đến hóa học.
_ Nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.
_ Có ý thức vận dụng những điều đã biết về hóa học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.
*Mục tiêu của chương trình nâng cao:
a. Kiến thức:
Phát triển và hoàn chỉnh những kiến thức hóa học ở cấp THCS cung cấp một hệ thống kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại, thiết thực ở mức độ nâng cao bao gồm:
+ Kiến thức hóa cơ sở chung: Bao gồm hệ thống lí thuyết chủ đạo, làm cơ sở để tìm hiểu các hóa chất cụ thể. Ví dụ như: cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, hệ thống tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, phản ứng ôxi hóa – khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học, lí thuyết sự điện li, thuyết cấu tạo hóa học
Mức độ lí thuyết đề cập chủ yếu ở mức định tính, một phần ở mức độ định lượng hoặc bán định lượng giúp học sinh vận dụng để xem xét các chất hóa học cụ thể. 
+ Hóa vô cơ: Vận dụng lí thuyết chủ đạo để tìm hiểu các chất cụ thể như một vài nhóm nguyên tố, một số nguyên tố điển hình và các hợp chất có nhiều ứng dụng quan trọng, gần gũi trong thực tế đời sống, sản xuất hóa học. 
Nội dung cụ thể là: 
_ Vị trí, cầu hình electron của nguyên tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học đặc trưng, ứng dụng và điều chế các nguyên tố trong nhóm halogen, nhóm oxi, nhóm nitơ, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, crom, sắt, đồng v.v..
_ Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế của một số hợp chất vô cơ tiêu biểu, ví dụ như: HCl, H2S, NH3, HNO3, NaOH, hợp chất của sắt v.v..
Ngoài ra, giới thiệu thêm một vài kim loại chuyển tiếp có nhiều ứng dụng trong đời sống như crom, đồng, niken, thiếc, chì
+ Hóa hữu cơ: Vận dụng lí thuyết chủ đạo để nghiên cứu các chất hữu cơ cụ thể, một số dãy đồng đẳng hoặc loại hợp chất hữu cơ tiêu biểu, có nhiều ứng dụng, gần gũi trong đời sống sản xuất.
Nội dung bao gồm: 
_ Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng của hiđrocacbon như: ankan, ankin, ankađien, aren.
_ Công thức cấu tạo, tính chất, ứng dụng, điều chế của một số hợp chất có nhóm chức tiêu biểu như: ancol, phenol, amin, anđehit, axit cacbonxylic
_ Thành phần, cấu tạo, tính chất của glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, protein
_ Khái niệm về hợp chất polime và vật liệu polime. Thành phần, cấu tạo, tính chất, ứng dụng của một số chất cụ thể, tiêu biểu cho mỗi loại. 
Trong chương trình còn có thêm một số vấn đề:
_ Phân tích hóa học: những phương pháp phân biệt và nhận biết các chất thông dụng. Chuẩn độ dung dịch.
_ Hóa học và vấn đề kinh tế: vai trò của sản xuất hóa học trong việc tạo ra chất lượng mới của cuộc sống như: các vật liệu mới, các chất mới, các sản phẩm mới, năng lượng
_ Hóa học và vấn đề xã hội: vai trò của hóa học đối với sự phát triển của xã hội loài người.
_ Hóa học và vấn đề môi trường: vấn đề sản xuất hóa học và tác hại đối với môi trường sống, xử lí chất thải của sản xuất hóa học.
Những vấn đề trên vừa được lồng ghép trong khi học về chất cụ thể đồng thời được tách thành chương riêng nhằm góp phần tăng tính thiết thực của chương trình.
b. Kĩ năng: 
Phát triển các kĩ năng bộ môn hóa học, kĩ năng giải quyết vấn đề đã có ở tiểu học và THCS để phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho học sinh như:
_ Biết quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận và kiểm tra kết quả.
_ Biết làm việc với các tài liệu giáo khoa và tài liệu tham khảo hóa học như tóm tắt nội dung chính, phân tích và kết luận.
_ Biết thực hiện một số thí nghiệm hóa học đơn giản theo nhóm.
_ Biết cách làm việc kết hợp với các học sinh khác trong nhóm nhỏ để hoàn thành một nhiệm vụ tìm tòi nghiên cứu.
_ Biết vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống hàng ngày có liên quan đến hóa học. 
_ Biết lập kế hoạch để giải một bài tập hóa học, thực hiện một vấn đề thực tế, một thí nghiệm, một đề tài nhỏ có liên quan đến hóa học.
c. Thái độ:
Tiếp tục hình thành ở học sinh những thái độ tích cực như: 
_ Hứng thú học tập bộ môn hóa học
_ Có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, tập thể, cộng đồng có liên quan đến hóa học.
_ Biết nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.
_ Có ý thức vận dụng những điều đã biết về hóa học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.
II. Nội dung, cấu trúc chương trình hóa học THPT và kế hoạch dạy học:
Chương trình môn hóa học lớp 10 THPT
Chương trình chuẩn môn hóa học lớp 10 THPT gồm 70 tiết, phân bố học trong 35 tuần (2 tiết/tuần). Chương trình hóa học lớp 10 nâng cao gồm 87,5 tiết, phân bố học trong 35 tuần (2,5 tiết/ tuần).
Nội dung các chương trình và sự phân bố các tiết học ở hai chương trình chuẩn và nâng cao được thể hiện ở bảng sau:
Nội dung –Tên chương
Lí thuyết Chuẩn NC
Luyện tập Chuẩn NC
Thực hành
Chuẩn NC
Tổng
Chuẩn NC
1.Nguyên tử
7
9
3
3
0
0
10
12
2.Bảng tuần hoàn và ĐLTH các nguyên tố HH
7
9
2
2
0
1
9
12
3.Liên kết hóa học
6
10
2
3
0
0
8
13
4.Phản ứng hóa học
3
4
2
2
1
1
6
7
5. Nhóm halogen
6
8
2
2
2
2
10
12
6. Nhóm oxi-lưu huỳnh
6
8
2
2
2
2
10
12
7. Tốc độ PƯ và cân bằng hóa học
3
5
2
2
1
1
6
8
Ôn tập đầu năm, học kì I, cuối năm
5
5
Kiểm tra
6
6
Tổng cộng
38
53
15
16
6
7
70
87
Chương trình môn hóa học lớp 11 THPT
Chương trình môn hóa học lớp 11 chuẩn gồm 70 tiết, phân bổ học trong 35 tuần (2 tiết/tuần). Chương trình hóa học lớp 11 nâng cao gồm 87,5 tiết, phân bổ học trong 35 tuần (2,5 tiết / tuần).
Nội dung các chương và sự phân bố các tiết học ở hai chương trình chuẩn và nâng cao được thể hiện ở bảng sau:
Nội dung –Tên chương
Lí thuyết Chuẩn NC
Luyện tập Chuẩn NC
Thực hành
Chuẩn NC
Tổng
Chuẩn NC
1.Sự điện li
5
8
1
2
1
1
7
11
2.Nhóm nito-photpho
8
10
2
2
1
1
11
13
3.Nhóm cacbon silic
4
5
1
1
0
0
5
6
4.Đại cương về hóa học hữu cơ
5
7
1
2
0
0
6
9
5. Hiđrocacbon no
3
4
1
1
1
1
5
6
6. Hiđrocacbon không no
4
6
2
1
1
1
7
8
7. Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên
4
5
1
1
0
1
5
7
8. Dẫn xuất halogen-ancol-phenol
4
6
1
2
1
1
6
9
9.Anđehit – Xeton- Axit cacbonxylic
4
5
2
2
1
1
7
8
Ôn tập đầu năm, học kì, cuối năm
5
4
Kiểm tra
6
6
Tổng
41
56
12
14
6
7
70
87
Chương trình môn hóa học 12 THPT
Chương trình môn hóa học lớp 12 chuẩn gồm 70 tiết, phân bổ học trong 35 tuần (2 tiết/tuần). Chương trình hóa học lớp 12 nâng cao gồm 87,5 tiết, phân bổ học trong 35 tuần (2,5 tiết / tuần).
Nội dung các chương và sự phân bố các tiết học ở hai chương trình chuẩn và nâng cao được thể hiện ở bảng sau:
Nội dung –Tên chương
Lí thuyết Chuẩn NC
Luyện tập Chuẩn NC
Thực hành
Chuẩn NC
Tổng
Chuẩn NC
1.Este - Lipit
3
4
1
1
0
0
4
5
2.Cacbonhiđrat
4
6
1
2
1
1
6
9
3.Amin-Amino axit – Protein
5
7
1
1
0
1
6
9
4.Polime và vật liệu polime
4
4
1
1
1
0
6
5
5. Đại cương kim loại
8
9
3
2
1
2
12
13
6. Kim loại kiềm-kiềm thổ-nhôm
7
8
2
2
1
2
10
12
7. Crom, sắt, đồng và một số kim loại quan trọng
6
10
2
2
1
1
9
13
8. Phân biệt một số chất vô cơ. Chuẩn độ
2
5
1
1
0
2
3
8
9. Hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường
3
3
0
0
0
0
3
3
Ôn tập đầu năm, học kì, cuối năm
5
4
Kiểm tra
6
6
Tổng
42
56
12
12
5
9
70
87
*Nhận xét:
Những thay đổi, hoàn thiện và phát triển về nội dung và cấu trúc chương trình hóa học THPT.
_ Nhìn chung, chương trình hóa học THPT đã có những thay đổi đáng kể về cấu trúc, nội dung, khối lượng kiến thức. Cụ thể là:
+ Có sự đổi mới trong phân phối số tiết học đảm bảo sự hợp lí, cân đối giữa số giờ lí thuyết, luyện tập, thực hành theo định hướng tăng cường thực hành luyện tập rèn kĩ năng cho học sinh. 
+ Có sự đổi mới trong cấu trúc các chương và bổ sung thêm một số nội dung để đảm bảo tính khoa học hiện đại và thực tiễn của chương trình.
_ Chương trình đã chú trọng nâng cao mức độ hiện đại của các kiến thức lí thuyết cơ sở hóa học chung để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, giải thích, dự đoán lí thuyết thể hiện vai trò chủ đạo của lí thuyết trong toàn bộ chương trình. Nội dung phần lí thuyết được trình bày ở mức độ khoa học hiện đại phù hợp với các yêu cầu của chương trình chuẩn và nâng cao và đảm bảo cho họ

File đính kèm:

  • docBài kiểm tra điều kiện.doc