Đề tài Đổi mới phương pháp dạy hóa học lớp 8

Hóa học là một môn học hoàn toàn mới đối với học sinh THCS nhất là học sinh lớp 8. Về mặt lý thuyết mà nói khá trừu tượng, đòi hỏi học sinh phải tư duy và liên hệ nhiều với thực tế. Nên khi truyền tài cho học sinh trái phải giải thích, phân tích nhiều, đa số giáo viên giảng dạy hóa 8 thường vận dụng phương pháp giảng dạy thuyết trình, đàm thoại là chủ yếu. Về thực chất vẫn là “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận ghi nhớ” dạy theo kiểu áp đặt, học sinh thụ động ghi nhận kiến thức.

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy hóa học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược sự chú ý của học sinh thông qua lời mô tả làm thí nghiệm chứng minh, học sinh được đặt vào các tình huống có vấn đề để tìm con đường giải quyết thông qua các câu hỏi vì sao? tại sao ?
	b. Nhược điểm:
	Với phương pháp thuyết trình, đàm thoại học sinh ít được hoạt động nên dễ bị thụ động thu nhận kiến thức. Đa số các em học theo kiểu “thầy nói sao nghe vậy” Không được trao đổi, thảo luận với bạn bè, tại sao lại có hiện tượng này, tại sao lại có hiện tượng kia, không tự mình giải quyết được các vấn đề hiện thực trong cuộc sống. Hóa học gắn liền với thực tế cuộc sống nên thí nghiệm thực hành là một phương pháp giảng dạy tích cực giúp học sinh thu nhận kiến thức. song ở lớp 8 hóa học rất mới lạ, xa rời thực tế do giáo viên ít sử dụng thiết bị thí nghiệm biểu diễn cũng như để học sinh được thực hành. Học sinh học và tiếp nhận kiến thức chỉ là thuộc vẹt mà không hiểu rõ bản chất của bộ môn để nâng cao mở rộng kiến thức và liên hệ vào thực tế.
	Ví dụ: Khi giảng dạy về tính chất lý học của Oxi “Là chất khí không màu ít tan trong nước”.
	Nhưng không lấy ví dụ, không chứng minh trong thực tế. Không làm thí nghiệm về khả năng hòa tan...
	Nên khi hỏi tại sao khi người bán cá đứng yên lại liên tục dùng động tác lắc chậu cá, phải sục bình khí oxi vào bể cá...
	Đặc biệt kiến thức trong hóa học là một chuối lôgíc, mỗi đơn vị kiến thức trong mỗi bài là một mắt xích để đến được các mắt xích phía sau thì các mắt xích trước phải cấu thành cơ bản vững trãi thì học sinh mới có cầu nối để bước tiếp xây dựng nên các mắt xích sau trong chuối kiến thức.
	Ví dụ: Tên nguyên tố hoá học -> KHHH -> hoá trị -> CTHH -> Phương THH -> giải toán.
	Vì thế nếu như học sinh chỉ học theo sự thuyết trình thụ động từ giáo viên mà không hiểu rõ bản chất thì đến khi học xong từng bài, từng chương sang phần kiến thức tiếp tất cả luôn mới và xa lạ. kết quả cái vỏ bọc là trống rỗng và học sinh lên lớp 9, các lớp trên thì hoá học là ngôi nhà không nền móng.
	2. Giải pháp cải tiến.
	a. Đặc trưng của môn hoá học.
	Như trên đã nhận định Hoá học là môn học mới nhưng kiến thức của môn này rất thiết thực trong cuộc sống, là một môn cơ bản trong các khối thi chuyên nghiệp khi các em học xong PTCS. Mặt khác hoá học giúp học sinh có tư duy sáng tạo, có kỹ năng sáng chế tạo được những sản phẩm gần gũi trong cuộc sống hàng ngày như tạo ra gương soi từ tấm kính thuỷ tinh thông qua phản ứng tráng gương, hay khắc tên mình lên tấm kính thông qua phản ứng của axit với thuỷ tinh, làm ảo thuật gia qua các phản ứng đơn giản.... Vì vậy là giáo viên giảng dạy môn hoá học nhất là giáo viên giảng dạy hoá học lớp 8, chủ động sáng tạo, đặt các em vào tình huống có vấn đề rồi định hướng kiến thức để các em tự tìm tòi và giải quyết tình huống mọt cách nhanh nhất, sáng tạo nhất, hiệu quả nhất.
	b. Đổi mới phương pháp.
	b.1/ Đối với giáo viên và học sinh.
	* Giáo viên:
	- Giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức.
	- Bài soạn không chỉ là thiết kế công việc của thầy mà chủ yếu là thiết kế các hoạt động học tập của học sinh nhằm phát hiện tri thức (làm thí nghiệm, quan sát, mô tả, thu thập số liệu, hiện tượng giải thích, làm bài tập...)
	- Khi lên lớp giáo viên kiểm tra kiến thức phải đặt câu hỏi vận dụng giải thích các vấn đề có liên quan giữa kiến thức với thực tế. Giao nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập, theo dõi, đôn đốc kiểm tra giúp học sinh đạt kết quả. Giáo viên chỉ uốn nắn khi học sinh thật sự khó khăn trong tranh luận.
	* Đối với học sinh:
	Tích cực, chủ động và tự lực chiếm lĩnh tri thức, tạo nhu cầu nhận thức, mong muốn tìm hiểu các hiện tượng hoá học.
	- Chủ động tham gia vào các hoạt động làm thí nghiệm để rút ra hiện tượng.
	- Có điều kiện để bộc lộ khả năng nhận thức, được bảo vệ ý kiến của mình khi tranh luận.
	b.2/ Đối với nội dung học tập.
	- Giáo viên: Cần lựa chọn kỹ, tránh tham kiến thức, biết cách chọn lọc kiến thức, chọn lọc thí nghiệm biểu diễn thực hành để hướng dẫn học sinh, tránh thông báo kiến thức đơn thuần.
	- Học sinh: phải có đầy đủ SGK, SBT, vở bài tập, vở nháp để tăng cường hoạt động tự lập của học sinh.
	b.3/ Đối với đồ dùng dạy học
	Với các bài lý thuyết khái niệm phải có bảng phụ, phiếu học tập để học sinh trao đổi thảo luận đưa ra khái niệm theo con đường diễn dịch hoặc quy nạp với các bài có thí nghiệm thực hành phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hoá chất thí nghiệm để giáo viên biểu diễn và học sinh thực hành. Có phiếu thí nghiệm để học sinh ghi chép đầy đủ hiện tượng đã làm. Biết giải thích các hiện tượng đó. Chú ý chỉ cho học sinh làm các thí nghiệm cơ bản, đơn giản dễ làm, ít độc hại, nguy hiểm. Giáo viên biểu diễn hoặc cho học sinh xem đĩa các thí nghiệm khó ít thành công, để học sinh hứng thú, yêu thích bộ môn.
	c. Tính sáng tạo của giải pháp cải tiến
	Áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. Phát huy tính chủ động- tích cực, sáng tạo ở học sinh, kích thích tính tò mò ham hiểu biết và giúp yêu thích bộ môn.
	Các phương pháp giảng dạy chủ yếu.
	c.1/ Phương pháp quan sát tìm tòi. Kết hợp thuyết trình đàm thoại, học sinh nghe, quan sát, mô tả, phân tích đối tượng thu thập kiến thức, tư duy, so sánh, khái quát tìm ra các đặc điểm chung, riêng và các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
	c.2/ Phương pháp biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu.
	Giáo viên biểu diễn, mô tả các hiện tượng, thí nghiệm khó, mới để học sinh làm quen, kích thích tính tò mò của học sinh bằng hệ thống câu hỏi định hướng, học sinh đặt ở vị trí nghiên cứu, dự đoán và kiểm tra kết quả.
	c.3/ Phương pháp thực hành thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu.
	Để học sinh là chủ đạo trong hoạt động làm thí nghiệm để tìm ra kiến thức, nghiên cứu, giải thích các hiện tượng có liên quan đến thực tiễn.
	VD: Tại sao không dùng các vật dụng bằng nhôm đựng đá kiềm.
	Hay tại sao các đồ dùng bằng kim loại phải sơn mạ, bôi dầu mỡ.
	Tại sao trời tối mưa phùn ở khu mô tả phát ra ánh sáng.
	Từ việc làm do chính mình đạt được giúp học sinh có khả năng đi sâu, tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của hiện tượng, tự giải thích các kết quả thí nghiệm.
	c.4/ Hình thức học tập các nhân.
	Mọi cá nhân đều phải hoạt động, suy nghĩ và giải quyết vấn đề khi giáo viên đưa ra tình huống.
	c.5/ Hình thức hoạt động theo nhóm.
	Tuỳ từng nội dung kiến thức mà giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm cử ra nhóm trưởng, thư ký để giải quyết nhiệm vụ do giáo viên yêu cầu. Sau đó đại diện hoặc gọi bất kỳ thành viên nào trong nhóm báo cáo kết quả. Hình thức này phát huy tính đoàn kết, bắt buộc học sinh phải hoạt động.
	d. Biện pháp thực hiện.
	d.1/ Xác định kiến thức cơ bản, lựa chọn những kiến thức cơ bản của bài vận dụng phương pháp dạy học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh.
	Những kiến thức dễ học sinh tự đọc SGK để lĩnh hội, hoặc giáo viên giảng giải ngắn gon.
	- Kiến thức lớn, phức tạp giáo viên định hướng rồi chia nhỏ để giao cho các nhóm tìm hiểu và đưa ra kiến thức.
	- Nếu SGK trình bày kiến thức chưa phù hợp giáo viên có thể sắp xếp lại.
	d.2/ Xác định con đường thích hợp giúp học sinh tìm tòi phát hiện kiến thức theo lôgíc.
	- Giáo viên định hướng để học sinh hoạt động, hoặc tự học sinh phải nói chuyện thảo luận để tìm ra kiến thức.
	d.3/ Thiết lập hệ thống các hoạt động học tập và hình thức tổ chức học tập để hướng dẫn học sinh tìm tòi lĩnh hội kiến thức.
	Ví dụ bài: “Tính chất, ứng dụng của Hiđro.
	* Tìm hiểu tính chất hoá học của Hiđro
Hoạt động của giáo viên
GV: Làm thí nghiệm điều chế H2 từ kim loại Zn với dd HCl
- Chú ý cho học sinh khi đốt cháy H2 phải để H2 thoát ra một thời gian rồi mới đốt cháy hiện tượng nổ mạnh gây nguy hiểm.
- Úp ống nghiệm khô bên ngọn lửa H2 đang cháy và quan sát.
? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì. sản phẩm tạo thành
Viết PTHH
Hoạt động của học sinh
- Học sinh quan sát cách tiến hành thao tác của giáo viên để thực hành theo.
- Học sinh nhận thức được mức độ không an toàn nếu không làm thí nghiệm đúng nguyên tắc.
- Thành ống nghiệm xuất hiện giọt nước.
- H2 pư với O2
- H2O
 to
- PTHH: 2H2 + O2 -> 2H2O
	d.4/ Lập kế hoạch chuẩn bị đồ dùng cho tiết học
	- Xác định những công việc cụ thể của giáo viên- học sinh để chuẩn bị tốt cho tiết học, để tiết học có hiệu quả cao như nội dung trọng tâm của bài.
	Phương tiện giảng dạy: Bảng phụ, phiếu học tập, dụng cụ hoá chất thí nghiệm...
	e. Quá trình thực hiện một tiết lên lớp và thủ thuật sư phạm.
	e.1/ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Giúp học sinh có thói quen chủ động đọc và chuẩn bị trước bài, có ý thức học tập bộ môn nghiêm túc.
	e.2/ Nêu vấn đề vào bài học: Kích thích sự tò mò của học sinh.
	e.3/ Hướng dẫn học sinh các hoạt động học tập tìm tòi các tri thức mới.
	e.4/ Hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận kết quả học tập tạo điều kiện cho học sinh phát biểu ý kiến, thắc mắc về kiến thức, đặc biệt tạo niềm tin cho học sinh yếu kém. Đảm bảo tính công bằng cho hoạt động nhóm.
	e.5/ Mỗi tiết học phải giành thời gian cho công việc kết luận, tổng kết bài, hướng dẫn công việc về nhà.
	- Tổng kết kiến thức cơ bản của bài.
	- Đọc phần ghi nhớ SGK.
	- Dặn dò bài tập về nhà, chuẩn bị nội dung bài mới.
	3. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phương pháp mới.
	- Học sinh chủ động học tập, có tư duy sáng tạo, tự tìm ra kiến thức cần lĩnh hội.
	- Đưa ra ý kiến của mình về các vấn đề cần thắc mắc.
	- Học sinh yếu kém được hoà mình cùng hoạt động tập thể giúp tự tin và có ý chí vươn lên cùng các bạn.
	- Biết được tác dụng của kiến thức bộ môn với kiến thức thực tế cuộc sống.
	- Có kỹ năng làm thí nghiệm thực hành an toàn hiệu quả.
	- Hạn chế sự tiếp thu kiến thức thụ động. Giảm thiểu thời gian bồi dưỡng học sinh yếu kém bộ môn.
	- Áp dụng phương pháp đổi mới trong gaỉng dạy đã gaỉi quyết được việc học sinh đua nhau tìm thầy dạy để học thêm bộ môn vì thấy khó, trừu tượng. Từ đó hạn chế được tiền của (tiền học thêm, tiền mua tài liệu để tham khảo) thời gian (về nhà đọc lại nghiên cứu

File đính kèm:

  • docSKKN hoa 9(1).doc