Đề tài Để dạy tốt các bài thực hành hoá ở thcs

Hiện nay, trên thế giới khoa học phát triển như vũ bão, giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ để theo kịp với thời đại. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật là một công cụ để con người tiến vào thế giới tri thức mênh mông và nhiều điều mới lạ. Trên thế giới, phương pháp dạy học được chú trọng đặc biệt là học sinh được tiếp xúc trực tiếp với các phương tiện dạy học, khả năng tự khám phá của học sinh là rất lớn. Nhìn những chiếc cầu được học sinh tháo ra và ráp lại không như nguyên bản mới thấy được sự đầu tư cho giáo dục là rất lớn của một số nước phát triển.

 

doc24 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Để dạy tốt các bài thực hành hoá ở thcs, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn thu nữa thì cất tất cả ống dẫn khí ra khỏi chậu nước rồi mới cất đèn cồn để khỏi vỡ ống nghiệm.
f/ Điều chế etilen.
	Trong phòng thí nghiệm không có etilen để phục vụ cho giảng dạy, người ta điều chế etilen bằng cách đun nóng hỗn hợp rượu etilyc với axit sunfuric đậm đặc. Cho vào ống nghiệm khô 4ml rượu etilyc 900 với một ít hạt cát hay mảnh sành. Cho từ từ axit sunfuric, vừa cho vừa lắc với lượng khoảng 5ml. đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí xuyên qua. Ống dẫn được xuyên qua một nút 2 lỗ được đậy vào một bình đựng xút, ống dẫn này được nhúng vào dung dịch xút. Lỗ thứ 2 của nút được gắn với ống dẫn khác, dẫn khí etilen vào bình thu, thu bằng cách đẩy nước. Khi thu xong nhất thiết phải cất ống dẫn khí ra khỏi chậu nước rồi mới cất đèn cồn để tránh nước tràn vào bình điều chế, axit có khả năng tràn ra gây bỏng.
g/ Điều chế axetilen.
	 Trong phòng thiết bị không có axetilen nhưng khi dạy bài mới và khi học sinh thực hành lạicó sử dụng nên giáo viên phải điều chế sau đó hướng dẫn cho học sinh điều chế.
	Dụng cụ điều chế có thể là ống nghiệm 2 nhánh hoặc ống nghiệm có nhánh phản ứng xảy ra rất nhanh, vì vậy động tác phải nhanh chóng để axetilen ít bị bay ra ngoài. Thu khí axetilen bằng cách đẩy nước. Tiện lợi nhất là dùng ống nghiệm 2 nhánh. Cho độ 3-4 mẩu CaC2 vào một nhánh của ống nghiệm đã được làm khô. Nhánh thứ 2 cho khoảng 5ml nước. Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí xuyên qua có thể dẫn tới bình thu. Có thể kết hợp với phản ứng cháy của axetilen.
	 Khi áp dụng các biện pháp trên thì việc điều chế hoá chất cũng như thực hện các bài thực hành dạt hiệu quả rất cao. các thí nghiệm đã thành công, khắc phục được tình trạng thiếu hoá chất hoặc hoá chất bị hư 
2/ Xử Lý Một Số Thí Nghiệm Khó Thành Công, Thử Sản Phẩm Và Khử Hoá Chất Dư Sau Khi Thực Hành.
	 Trong hoá học, bài giảng thành công phụ thuộc rất nhiều vào sự thành công của thí nghiệm. Một thí nghiệm không thành công đồng nghĩa với việc không chính xác khoa học dẫn đến học sinh sẽ không tin tưởng vào khoa học và hiểu sai kiến thức. Đây là điều không được xảy ra đặc biệt là trong dạy học. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà thí nghiệm không thành công, có thể là hoá chất để lâu ngày bị biến đổi chất, hoặc do bảo quản không tốt . . .
	Bên cạnh đó việc thử sản phẩm và xử lý hoá chất dư sau phản ứng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Thử sản phẩm giúp kiểm chứng lại kết quả thí 
nghiệm, khử hoá chất dư giúp cho việc giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung cũng như giữ gìn dụng cụ thí nghiệm. Nó cũng cần tuân theo nhiều nguyên tắc của hoá học mà cụ thể là các phản ứng hoá học – những phản ứng mà giáo viên đã liên hệ thực tế trong quá trình giảng dạy. 
2.1/ Thực Trạng Của Vấn Đề: 
	Khi làm thí nghiệm phản ứng này không toả nhiệt, điều này không phù hợp với lý thuyết trình bày.
	Khi phản ứng xong thì không lấy sản phẩm ra để thử bằng nam châm được vì bị dính vào thành ống nghiệm cũng vì thế mà sản phẩm trong ống nghiệm khó lấy ra để rửa dụng cụ. 
	 Năm đầu tiên giảng dạy, phản ứng tráng gương thực hiện không thành công, điều này gây khó khăn trong quá trình dạy lý thuyết cũng như hướng dẫn học snh thực hành.
2.2. Biện Pháp Thực Hiện.
a/ Thí nghiệm canxi oxit phản ứng với nước:
	Vấn đề này đã thực hiện bằng cách cho nhiều bột CaO hơn nhưng không hiệu quả. 
	Từ đó sẽ khắc phục bằng cách nung CaO trong bát sứ để thoát bớt hơi nước. Vì CaO để trong không khí sẽ hút ẩm. Sau đó đem làm thí nghiệm thí mới thành công. Khi nung xong cần bỏ vào lọ có nút thật kỹ để làm thí nghiệm. Nếu làm như vậy thì khi cho phản ứng với nước sẽ có hiện tượng toả nhiệt.
	 Trước khi áp dụng phương pháp này thì một lớp 4 nhóm làm thí nghiệm đều không thành công.
 Sau khi áp dụng biện pháp này thì 4 nhóm làm thí nghiệm sẽ thành công cả 4.
b/ Thí nghiệm sắt tác dụng với lưu huỳnh: 
	Biện pháp thường sử dụng trước đây là sau khi làm xong thí nghiệm, ngâm chất rắn đó ở trong nước khoảng 2 -3 ngày. Tuy nhiên cách làm này không hiệu quả, nếu 4 nhóm làm thí nghiệm thì chỉ 1 nhóm lấy ra được nhưng rất khó khăn.
Biện pháp xử lý tình trạng này là khi làm thí nghiệm ta trộn sắt và lưu huỳnh theo tỉ lệ về thể tích: 1lưu huỳnh: 3 sắt. Lấy một ít làm thí nghiệm.
	Ngoài ra giáo viên phải chuẩn bị một số dụng cụ sau: ống dẫn có gắn nút cao su, dung dịch axit HCl, cốc đựng sẵn xút cho cả 4 nhóm. 
	Sau khi nung hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, để nguội cho 1-2 giọt dung dich axit HCl vào ống nghiệm sẽ có khí mùi trứng thối thoát ra, đó là khí H2S ( lúc này xảy ra phản ứng: FeS + HCl " FeCl2 +H2S). Ngay sau khi có khí thoát ra dùng ống dẫn có nút cao su gắn vào ống nghiệm rồi dẫn khí vào cốc đựng xút ( lúc này xảy ra phản ứng: H2S + 2NaOH " Na2S + 2H2O) và tiếp tục cho HCl đến khi 
chất rắn trong ống nghiệm tan hết. Sau khi hoàn tất thì sản phẩm là muối không ảnh hưởng tới môi trường.
	Aùp dụng phương pháp này vừa thử được sản phẩm sau phản ứng vừa khử được hoá chất dư sau thí nghiệm. Đồng thời còn giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức hoá học vào việc xử lý các thí nghiệm. Sau khi áp dụng, 4 nhóm học sinh hoàn thành tốt thí nghiệm. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là học sinh có thể cho nhiều axit khi thử sản phẩm dẫn tới tạo ra nhiều khí H2S rất độc vì vậy giáo viên phải quán triệt học sinh là khi thử sản phẩm chỉ cho 1-2 giọt axit, lúc nào dẫn khí vào xút mới được cho nhiều. Bên cạnh đó còn mất nhiều thời gian, nên việc chuẩn bị của giáo viên là phải thật kỹ lưỡng. 
c/ Phản ứng tráng gương. 
	Phản ứng này giáo viên phải thực iện trong quá trình dạy bài mới và hướng dẫn cho học sinh thực hành thí nghiệm. Nó đòi hỏi tính chính xác rất cao, và khó thành công khi thực hiện.
	Trước khi thực hiện phản ứng này cần rửa ống nghiệm thật sạch và tráng lại bằng dung dịch NaOH loãng, đun nóng, rửa lại nhiều lần bằng nước nóng.
Cho 3-4 ml dung dịch AgNO3 2%, cho tiếp dung dịch amoniac loãng 3% cho tới khi tan hết kết tủa mới xuất hiện thì thôi (vừa cho vừa lắc). Cho tiếp 3-4 giọt dung dịch NaOH loãng. 
	Rót nhẹ tay khoảng 1ml dung dịch glucozơ theo thành ống nghiệm (không lắc ống nghiệm). Đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng hoặc đun nhẹ ống nghiệm. 	Thí nghiệm này khó thành công vì vậy phải tiến hành thật kỹ lưỡng.
	Trước khi áp dụng phương pháp này thì một lớp có 4 nhóm thực hiện chỉ 1 nhóm thành công. Sau khi áp dụng đề tài cả 4 nhóm đều thực hiện thành công nghiệm.
3/ Một Số Thao Tác Trong Tiết Thực Hành Cần Chú Yù.
	Thao tác thí nghiệm là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công của thí nghiệm. Nó còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua rèn luyện thao tác thí nghiệm. Muốn vậy trước hết thao tác của giáo viên phải chính xác, chuẩn mực thì mới hướng dẫn học sinh thực hiện chính xác được.Ngoài ra học sinh phải xem sách giáo khoa về cách tiến hành thí nghiệm.
3.1/ Thực Trạng Của Vấn Đề: 
	Đôi khi giáo viên xem nhẹ việc hướng dẫn cho học sinh, cho rằng cách tiến hành đã có trong sách giáo khoa, hoặc một số thí nghiệm cần phải chú ý những thao tác quan trọng cũng như thêm hoặc thay thế những thao tác khác thì thí nghiệm mới thành công như ý muốn.
	Một số học sinh còn sợ hóa chất, thao tác còn lúng túng cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết thực hành.
	Dưới đây là một số điều tra cơ bản về biểu hiện của học sinh trong các buổi thực hành: Lớp 9A1, 9A2 thời điểm chưa áp dụng đề tài:
Biểu hiện.
Số học sinh/TS
Mong muốn đến tiết thực hành
20/66
Hăng hái tiến hành thí nghiệm, làm việc nghiêm túc.
19/66
Sợ hoá chất, ngại làm thí nghiệm
10/66
Thao tác chưa tốt.
5/66
Mất trật tự,không chú ý vào thí nghiệm
12/66
3.2. Biện Pháp Sử Dụng:
a. Cách tiến hành thí nghiệm:
	Muốn tiến hành tốt các thao tác thí nghiệm thì học sinh phải đọc cách tiến hành thí nghiệm trước ở nhà. Giáo viên ghi cách tiến hành thí nghiệm ra bảng phụ( nếu có thể thì ghi luôn cả phần chú ý). Trong tiết thực hành, sau khi các nhóm đã báo cáo kết quả việc chuẩn bị ở nhà, giáo viên cần nhấn mạnh lại những thao tác cần chú ý. 
	Sau đây là một số thí nghiệm cần phải chú ý để thực hiện thí nghiệm thành công:
Ví dụ: 
 Phản ứng giữa rượu etylic và axit axetic, khi lấy hoá chất phải lấy axit sunfuric sau cùng.
 Phản ứng của P2O5 với nước, lượng P lấy vừa phải, nút cao su đậy thật kỹ.
Rắc bột nhôm đều tay, hoặc quét hồ lên giấy sau đó rắc bột nhôm lên giấy và đốt.
Làm thí nghiệm với những chất dễ cháy cần hết sức thận trọng: lượng hoá chất làm thí nghiệm chỉ ở mức tối thiểu, khi rót dung dịch phải tránh xa lửa, bình đựng phải có nút đậy.
Các chất dễ nổ thường là muối clorat và nitrat, một số khí như etilen, axetilenkhi làm việc cần chú ý: 
+ Không để gầ

File đính kèm:

  • docSKKN thuc hanh hoa.doc
Giáo án liên quan