Đề tài Công tác xã hội hoá giáo dục - Thể dục thể thao trong trường học về: một số giải pháp xã hội hoá thể dục thể thao trong trường học năm học 2012-2013

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

 + Căn cứ Luật TDTT số 77/2006/QH11 ngày 20 tháng 11 năm 2006 ( Trích từ điều 20 đến Điều 26 về: Công tác GD thể chất trường học

 + Căn cứ Nghị Định số 85/2003 NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo-Uỷ ban thể dục thể thao thống nhất ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác Thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006-2010 như sau:

 1/ Thể dục thể thao trường học là bộ phận đặc biệt trong việc nâng cao sức khoẻ và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước . Thể dục thể thao trường học là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước.

 2/ Phát triển giáo dục Thể dục thể thao trường học theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khoá, đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoại khoá, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với người học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác xã hội hoá giáo dục - Thể dục thể thao trong trường học về: một số giải pháp xã hội hoá thể dục thể thao trong trường học năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh bắt buộc đối với học sinh các bậc học, coi đó là yêu cầu phổ cập trong đào tạo và giáo dục nền tảng đối với lực lượng lao động tương lai. Mặt khác, chương trình học thể dục được thực hiện theo quy định 2 tiết/ tuần/lớp trong suốt 12 năm học ở bậc giáo dục phổ thông .
	+ Hơn nữa, một thực tế cho thấy, học sinh phổ thông các cấp chiếm đại đa số lực lượng thanh thiếu niên từ 7 đế 19 tuổi của đất nước. Hoạt động vận động và luyện tập TDTT là nhu cầu vốn có, tự nhiên các lứa tuổi nầy. Tác động cơ bản của nhà trường và xã hội chủ yếu là tổ chức, định hướng, tạo dựng cơ sở vật chất và điều kiện để các em được hoạt động TDTT, giáo dục và rèn luyện sự bền vững về nhu cầu tự nhiên về hoạt động vận động và rèn luyện thân thể.
	+ Các công trình khoa học đã chứng minh: TDTT có vai trò và ảnh hưởng to lớn đến việc hoàn thành và hoàn thiện kỹ năng vận động, phát triển thể chất cho lứa tuổi học sinh là thuận lợi và hiệu quả bất cứ lứa tuổi nào khác. Lứa tuổi học sinh là đối tượng phù hợp để sử dụng tác động của TDTT nhằm góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất của con người. Những nhu cầu hiệu quả hoạt động và những tác động của rèn luyện thân thể là một trong những tiềm năng thúc đẩy quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT.
2/ Những định hướng và giải pháp cơ bản thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT trong hệ thống giáo dục phổ thông: 
+ Từ những phân tích nêu trên cho thấy công tác xã hội hoá TDTT đối với hệ thống nhà trường phổ thông các cấp tuy còn những khó khăn và bất cập, song đầy tiềm năng và điều kiện rất to lớn . Tác động vào nhà trường là tác động vào toàn xã hội, tạo ra sự lan toả mạnh mẽ và có sức sống lâu bền của chủ trương xã hội hoá mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
	+ Thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT từ trường học để làm khâu đột phá thực hiện xã hội hoá TDTT trong phạm vi toàn quốc, là định hướng có tính quyết định và then chốt. Sử dụng đội ngũ giáo viên làm lực lượng tổ chức, triển khai và giám sát quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT trong nhà trường phổ thông các cấp là giải pháp tích cực, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.
	+ Theo thống kê năm 2006 của (Hà Đắc Sơn): với 778.002 giáo viên hiện có và hàng chục ngàn giáo sinh trong 23 trường Đại học sư phạm, 63 trường Cao đẳng sư phạm trong phạm vi toàn quốc thông qua hoạt động đào tạo, đào tạo nâng cao- bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để biến chủ trương và biện pháp xã hội hoá về TDTT thành mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi giáo viên trong hoạt động giáo dục, đó là con đường ngắn nhất để thực hiện thành công xã hội hoá TDTT trong phạm vi trường học
	+ Hoạt động GDTC trong đào tạo và đào tạo nâng cao đối với đội ngũ giáo viên nếu được đổi mới theo hướng vừa phát triển thể chất của người học, vừa trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động TDTT, hoạt động rèn luyện thân thể ngoài giờ cho học sinh. Điều đó sẽ cho phép hình thành một đội ngũ tuyên truyền viên, hướng dãn viên TDTT trường học có chất lượng về chuyên môn, đông về số lượng, rộng lớn về phạm vi và quy mô tổ chức thực hiện.
	+ Không những thế, thông qua kết quả đào tạo cho phép mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm lớp, công tác tổ chức và điều khiển các hoạt động ngoài giờ, công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động Đoàn-Đội.
	+ Giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp không ai hơn họ làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục nhận thức về hoạt động TDTT cho học sinh: không ai hơn họ tổ chức quản lý và điều khiển có hiệu quả hoạt động TDTT trường học và cũng không ai hơn họ về khả năng lôi cuốn đông đảo học sinh và phụ huynh tích cực góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT.
	+ Như vậy, có thể khẳng định tiềm năng để xã hội hoá TDTT trong trường học là rất lớn với hàng chục triệu học sinh và giáo viên đã được cả xã hội cùng quan tâm. Định hướng chủ đạo trong việc xã hội hoá TDTT trường học chính là huy động sự tham gia của giáo viên, học sinh và các tổ chức chính trị, các bậc phụ huynh cùng tham gia hoạt động TDTT trong môi trường trường học.
III/ Những thuận lợi và khó khăn trong công tác xã hội hoá TDTT nhà trường phổ thông các cấp:
	+ Sau hơn 10 năm ( từ năm 2002) triển khai thực hiện công tác xã hội hoá TDTT đã đạt được một số kết quả khả quan, tạo ra mọi nguồn lực to lớn trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Với hai mục tiêu cơ bản: xã hội hoá TDTT nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động lực lượng của toàn xã hội cùng chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT, tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân được hưởng thụ thành quả TDTT ở mức độ ngày càng cao.
	+ Thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT là quá trình giáo dục và vận động môi tầng lớp nhân dân tích cực tự giác rèn luyện thân thể, xây dựng một xã hội hoạt động TDTT vì mục tiêu sức khoẻ, là quá trình huy động mội tầng lớp xã hội cộng đồng phát triển TDTT; là quá trình đa dạng hoá về hình thức tổ chức và đổi mới về cơ chế quản lý hoạt động TDTT.
	+ Thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT trong hệ thống nhà trường phổ thông các cấp là quá trình nâng cao thể chất, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, tạo động lực cơ bản để thực hiện định hướng nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam trong thế kỷ XXI , huy động toàn xã hội chăm lo cho thế hệ trẻ, là đổi mới tận gốc nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của TDTT cho nhiều tầng lớp của người lao động mới trong tương lai.
	+ Trong những năm qua, số đông học sinh phổ thông đã được hưởng những thành quả bước đầu của xã hội hoá với nền TDTT nước nhà. GDTC và hoạt động TDTT trường học có những biến chuyển đáng khích lệ nhiều mặt. Tuy nhiên, tốc độ xã hội hoá còn chậm, chưa phát huy tiềm năng to lớn sẵn có của ngành Giáo dục như tiềm năng về con người: có hơn 1 triệu học sinh, với gần 25.000 ngàn thầy cô giáo chuyên trách TDTT ( Theo Hà Đắc Sơn năm 2010 ) .
	+ Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra một số thực trạng và nguyên nhân hạn chế hiệu quả của công tác xã hội hoá trong nhà trường là rất cần thiết. Từ đó, có thể đề xuất những biện pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông các cấp và tích cực hoá quá trình xã hội hoá công tác TDTT là một nhiệm vụ cấp thiết.
	* Những đề xuất của Tổ TD; trước mắt cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau: 
+ Các thành viên trong tổ Thể dục cần ra sức tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính khoá
+ Đề xuất cấp trên tiếp tục đổi mới nội dung chương trình giáo dục thể chất 
	+ Xây dựng hệ thống trường lớp đạt chuẩn hoá, mở các trường năng khiếu thể thao đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài cho thể thao quốc gia.
+ Xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTTnhư: bóng chuyền, bóng rổ , khuyến khích học sinh tham gia các câu lạc bộ năng khiếu. Cũng cố và phát triển hệ thống thi đấu TDTT phù hợp với từng cấp học, từng vùng địa phương.
+ Tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách, hệ thống đào tạo, chuẩn hoá đội ngũ Giáo viên- hướng dẫn viên TDTT; đầu tư xây dựng các trang thiết bị tập luyện trong các cơ sở giáo dục, chú ý vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thuộc diện khó khăn theo quy định của Nhà nước.
+ Tăng cường công tác giáo dục truyền thống, giáo dục thể chất và các hoạt động thể thao trường học 
	A/ Những thuận lợi cơ bản đối với tiến trình thực hiện công tác xã hội hoá TDTT trường học:
	+ Hiện nay, Nhà nước vẫn đang tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường nguồn đầu tư tập trung cho các nhiệm vụ trọng điểm, các chương trình mục tiêu Quốc gia về Giáo dục và TDTT. Đó là mở rộng phạm vi và số lượng trường lớp, tăng điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo và hoạt động Giáo dục trong nhà trường. Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên đáng kể . Điều đó cũng có nghĩa là một số trường đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất cho hoạt động GDTC cũng tăng lên. Ưu tiên đầu tư và đào tạo nhân lực cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người; cũng như tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút, sinh viên giỏi vào ngành sư phạm.V.V…Tăng cường đầu tư cho giáo dục cũng đồng thời là điều kiện để thực hiện mục tiêu xã hội hoá TDTT đối với các trường phổ thông các cấp.
	+ Cùng với toàn xã hội, học sinh được hưởng những thành quả của nền thể thao nước nhà như một loại hình phúc lợi cộng đồng. Qua đó, học sinh được giáo dục về nhận thức đối với hoạt động TDTT , như một thông điệp của xã hội về vai trò và tác dụng của việc rèn luyện thân thể và nghĩa vụ của bản thân đối với sức khoẻ trong cộng đồng.
	+ Hiện nay, các cơ sở đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT cho các trường phổ thông bậc THCS và THPT được mở rộng phạm vi và nâng cấp. Đồng thời tạo điều kiện để giáo viên Tiểu học được đào tạo và bồi dưỡng chương trình môn học thể dục . Chương trình môn học Thể dục ở bậc phổ thông được đổi mới theo hướng liên thông về nội dung giữa các cấp học, nội dung chương trình được học các môn thể thao hiện đại và các môn thể thao tự chọn…Điều đó đã tạo ra mội quan hệ tích cực giữa hoạt động giáo dục của nhà trường đối với xu thế xã hội hoá . Dùng chức năng giáo dục để thực hiện chủ trương xã hội hoá.
	+ Bên cạnh đó, hằng năm ngành giáo dục đã tạo điều kiện để phát triển phong trào thể thao trong học sinh như: Định kỳ 4 năm tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc; (Riêng tỉnh Bình Dương, Sở Giáo dục&Đào tạo phối hợp Sở VHTT-&DL tỉnh cứ định kỳ 2 năm tổ chức đại hội TDTT trongHọc sinh và 4 năm tổ chức Hội khoẻ phù Đổng vòng tỉnh) và coi đó như ngày hội của Thầy và trò nhằm báo cáo thành tích đã đạt được trong phong trào rèn luyện thân thể. Sử dụng các hoạt động TDTT để tăng cường quan hệ giao lưu giữa nhà trường và địa phương; mở rộng các loại hình Câu lạc bộ TDTT nhằm sử dụng hiệu quả thời gian ngoài giờ của học sinh, hướng cho học sinh tham gia vào các hoạt động có ích. Qua đó, nhằm hạn chế cho HS sử dụng thời gian trống để chơi Game hoặc tham gia vào các tệ nạn xã hội khác. 
1/ Những minh chứng thành công trong công tác XHH.TDTT Bình dương Và Thị xã Thuận An:
a/ Bình Dương thành công từ công tác xã hội hoá TDTT: ( Trích của N.H

File đính kèm:

  • docDETAITHITDTT.doc
Giáo án liên quan