Đề tài Các dạng bài tập cơ bản và một số lỗi học sinh thường mắc phải ở chương trình hóa học 8

Bên cạnh các môn Toán, Vật lí, Sinh học thì Hóa học là một trong các môn Khoa học Thực nghiệm. Hóa học ở trường phổ thông nói chung mà đặc biệt là ở trung học cơ sở nói riêng có vai trò hết sức quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn nghề nghiệp khi học sinh hoàn thành chương trình phổ thông.

doc11 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Các dạng bài tập cơ bản và một số lỗi học sinh thường mắc phải ở chương trình hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 điều này qua sơ đồ các bài lí thuyết trong chương.
Bài 2: Chất. Bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử
Bài 4: Nguyên tử. Bài 5: Nguyên tố hóa học
Bài 9: Công thức hóa học. Bài 10: Hóa trị.
 (Biễu diễn chất) (Lập CTHH hợp chất)
Nguyên tử, phân tử là những hạt cấu tạo của chất, còn nguyên tố hóa học thì dẫn đến sự phân loại các chất.
1.2. Thay đổi các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hóa học và phân tử
Hai khái niệm nguyên tử và nguyên tố hóa học gắn liền với nhau. Nói nguyên tử A là chỉ một các thể, thí dụ nói nguyên tử cacbon là chỉ một nguyên tử C. Còn nói nguyên tố hóa học A là đề cập tới toàn thể, tập hợp những nguyên tử cùng loại, thí dụ nói nguyên tố hóa học cacbon là chỉ nguyên tử C. Để dễ hình dung, cũng gần như tương tự như nói hạt gạo tám(để chỉ một hạt gạo tám) và gạo tám(để chỉ loại gạo tám). Như vậy, tùy theo sự sắp xếp định nghĩa hai khái niệm này(cái nào định nghĩa trước cái nào định nghĩa sau) mà lựa chọn định nghĩa cho thích hợp. Trong SGK cũ đề cập nguyên tố hóa học trước. Định nghĩa về nguyên tố phải dựa vào khái niệm chung đã biết là chất:
“Nguyên tố hóa học là nguyên liệu ban đầu cấu tạo nên các chất”.
Khái niệm nguyên tử đưa ra sau, nên có thể định nghĩa dựa vào nguyên tố hóa học:
“Nguyên tử là hạt vi mô, đại diện cho nguyên tố hóa học và không bị chia nhỏ hơn trong phản ứng hóa học”.
Trong SGK mới đề cập khái niệm nguyên tử trước, nên phải định nghĩa nguyên tử dựa vào khái niệm chất:
“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện, từ đó tạo ra mọi chất”
Sau đó định nghĩa nguyên tố dựa vào khái niệm nguyên tử:
“Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.”(Cùng số proton là dấu hiệu đặc trưng của những nguyên tử cùng loại.)
Như vậy, trong SGK cũ và mới khi đề cập đến nguyên tử và nguyên tố hóa học chỉ khác nhau về cách định nghĩa:
- Trước đây định nghĩa cái toàn thể(nguyên tố hóa học) dựa vào khái niệm chất, rồi định nghĩa cái cá thể(nguyên tử) dựa vào cái toàn thể bao gồm các cá thể đồng nhất về mặt hóa học.
- Nay định nghĩa cái cá thể (nguyên tử) dựa vào khái niệm chất, rồi định nghĩa cái toàn thể(nguyên tố hóa học) dựa vào đặc trưng của các cá thể.
Còn về nội dung dù theo cách nào, cuối cùng đều hiểu là: “Mọi chất được tạo nên từ nguyên tử.”
Vì sao có sự thay đổi này? Do yêu cầu của việc đổi mới, chương trình nhằm giúp học sinh tăng cường suy luận, phát triển năng lực tư duy trong học tập. Muốn vậy cần làm rõ khái niệm nguyên tử, là một khái niệm trung tâm trong Hóa học. Những hiểu biết về nguyên tử sẽ làm cơ sở để tìm hiểu cũng như tiếp thu các khái niệm cơ bản khác một cách bản chất và bền chắc hơn. 
2. Về phương pháp giảng dạy:
Trong bài 2: Chất, khi tìm hiểu về chất và tính chất của chất, có nói đến những chất và hiện tượng cụ thể, có thể quan sát được. Do đó, giáo viên nên kết hợp sử dụng các phương pháp trực quan, thí nghiệm... Sau đó, từ bài 4: Nguyên tử cho đến hết chương chỉ đề cập những khái niệm liên quan đến cấu tạo vĩ mô, không thể quan sát trực tiếp được nên phương pháp chung là thông báo những dấu hiệu bản chất của mỗi khái niệm, phù hợp với hiểu biết của khoa học hiện nay và ở mức độ phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh cấp THCS.
Giáo viên cần nắm chắc nội dung mỗi bài học(nội dung này sẽ được phân tích kĩ ở từng bài học), để có được niềm tự tin và thể hiện chính xác. Đó là yêu cầu quan trọng khi lựa chọn các phương pháp giảng dạy thích hợp cho mỗi bài giảng cụ thể.
3. Các loại bài tập hoá học
Bài tập hóa học bao gồm những câu hỏi và bài tập hóa học mà chúng ta cần phải thực hiện giải trong quá trình học tập hóa học:
Bài tập hóa học được phân loại như sau:
3.1. Bài tập lí thuyết: là bài tập mà khi giải nó ta chỉ cần sử dụng những kiến thức, kĩ năng hóa học, không cần tiến hành những thí nghiệm hóa học.
Bài tập lí thuyết lại được phân thành hai loại nhỏ nữa, đó là:
3.1.1. Bài tập lí thuyết định tính: là loại bài tập khi giải nó, chúng ta chỉ vận dụng những kiến thức, kĩ năng hóa học mà không cần thực hiện những tính toán hóa học hoặc tiến hành thí nghiệm hóa học.
Thí dụ, bài tập phân loại các chất theo thành phần phân tử hoặc theo tính chất hóa học...
3.1.2. Bài tập lí thuyết định lượng: là loại bài tập khi giải nó, chúng ta nhất thiết phải tiến hành những tính toán hóa học và vận dụng những kiens thức, kĩ năng hóa học.
Thí dụ, bài tập về cân bằng phương trình hóa học, bài tập về nồng độ của dung dịch, bài tập xác định lượng chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học...
3.2. Bài tập thực nghiệm: là loại bài tập khi giải nó ta phải thực hiện những thí nghiệm cần thiết.
Bài tập thực nghiệm cũng được chia thành hai loại nhỏ nữa, đó là:
3.2.1. Bài tập thực nghiệm định tính: là loại bài tập khi giải nó, chúng ta chỉ thực hiện những thí nghiệm hóa học nhằm xác định tính chất, nhận biết chất... mà không phải tiến hành định lượng như cân, đong, đo và những tính chất hóa học khác.
Thí dụ, bài tập nhận biết các chất hóa học, bài tập tìm hiểu tính chất hóa học của chất, chứng minh tính chất hóa học của chất...
3.2.2. Bài tập thực nghiệm định lượng: là loại bài tập khi giải nó, chúng ta phải thực hiện những thí nghiệm hóa học và những phép đo định lượng như cân, đong, đếm để tìm ra kết quả.
Thí dụ, những bài tập xác định nồng độ của dung dịch, xác định tỉ lệ phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp... bằng thực nghiệm.
4. Phương pháp chung giải các bài tập hóa học
4.1. Giải bài tập hóa học là gì?
Giải bài tập hóa học thực chất là quá trình nắm bắt các thông tin và sử dụng các thông tin có được(điều kiện) để giải quyết các vấn đề đặt ra (yêu cầu) trong mỗi bài tập từ đơn giản đến phức tạp.
4.1.1. Tiến trình để giải một bài tập hóa học:
- Tìm hiểu xem đầu bài cho cái gì và yêu càu cái gì.
- Phân tích, nhớ lại các khái niệm, định luật, tính chất... các kĩ năng có liên quan để tìm ra mối quan hệ giữa điều kiện và yêu cầu, xác định cách thực hiện các thao tác để thực hiện được yêu cầu của bài.
- Thực hiện chính xác các thao tác đã vạch ra bằng các tri thức và kĩ năng đã có. Việc trình bày lời giải có thể thực hiện bằng lời hoặc viết ra, hoặc bằng thực nghiệm.
4.1.2. Ba trường hợp thường gặp trong quá trình giải bài tập hóa học
- Trường hợp 1: Bài tập đang xét giống một bài tập đã giải trước đây về các điều kiện và yêu cầu. Việc giải bài tập này áp dụng phương pháp mà chúng ta đã biết. Như vậy bài tập loại này được giải bằng cách tái hiện.
- Trường hợp 2: Loại bài tập đang xét có một phần nào đó ít hay nhiều giống với loại bài tập đã giải. Để giải loại bài tập này ta cần phải có những phép biến đổi trung gian rồi đưa về dạng bài tập đã quen biết. Như vậy việc giải bài tập này được thực hiện bằng cách tìm kiếm và tái hiện.
- Trường hợp 3: loại bài tập đang xét khác với loại bài tập đã giải. Để giải loại bài tập này ta cần tìm ra mối liên hệ giữa điều kiện và yêu cầu của bài tập để xác định phương hướng giải. Bài tập loại này được giải theo phương pháp tìm kiếm, sáng tạo.
4.2. Phương pháp giải các loại bài tập hóa học
4.2.1. Phương pháp chung giải các loại bài tập hóa học: Để hình thành và rèn luyện kĩ năng giải bài tập hóa học nhằm nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức hóa học, một trong những biện pháp là dạy cho học sinh phương pháp tìm kiếm lời giải bài tập hóa học nói chung và cho từng loại bài tập nói riêng. Muốn vậy chúng ta cần phải nắm vững phương hướng chung để giải bài tập hóa học. Điều này được thể hiện ở sơ đồ định hướng giải bài tập. Sơ đồ định hướng giải bài tập hóa học về một bản chỉ dẫn thực hiện các hành động hay các thao tác cần thiết để giải bài tập hóa học. Căn cứ vào mức độ rõ ràng, chặt chẽ, chính xác của các hành động trong sơ đồ định hướng, có thể phân ra làm hai loại: sơ đồ định hướng khái quát, sơ đồ định hướng hành động.
* Sơ đồ định hướng khái quát giải bài tập hóa học: Gồm các giai đoạn và yêu cầu khi giải bất kì bài tập hóa học nào. Sơ đồ định hướng giải bài tập hóa học gồm các bước sau:
- Nghiên cứu đầu bài bao gồm các hành động sau:
+ Đọc kĩ đầu bài để tìm ra những điều kiện đã cho và yêu cầu của bài tập còn ẩn chứa trong từ ngữ, hiện tượng, công thức, phương trình...
+ Tóm tắt đầu bài: có thể làm nhẩm trong óc hoặc tóm tắt đầu bài bằng các kí hiệu quen dùng.
+ Đổi đơn vị của các đại lượng có trong bài tập ra cùng một hệ thống nhất. Thí dụ: đổi ml, cm3 hay dm3 ra lít; gam hay lít ra mol và ngược lại...
- Xác định phương hướng giải: Ta tìm mối liên hệ giữa yêu cầu của bài và các điều kiện của bài. Lập kế hoạch giải theo từng bước chi tiết và theo thứ tự thực hiện. Trong mỗi bước cần xác định được sử dụng kiến thức nào? Kĩ năng nào? Việc xác định hướng giải có thể thực hiện theo những hướng sau:
+ Xác định dạng bài tập.
+ Xem xét đây là dạng bài tập nào: giống dạng bài tập đã giải, khác dạng bài tập đã giải ở điểm nào, có thể biến đổi đưa về dạng quen thuộc như thế nào? Nếu là bài tập mới phức tạp thì có thể phân chia ra các bài tập cơ bản nào đã biết để đáp ứng yêu cầu của bài.
+ Xây dựng sơ đồ định hướng giải bài tập đó trên cơ sở những sơ đồ định hướng đã biết.
- Thực hiện chương trình giải hay còn gọi là trình bày lời giải:
+ Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để rút ra kết luận cần thiết.
+ Viết phương trình hóa học hoặc lập công thức hóa học. Lập phương trình hóa học(hoặc sử dụng các biểu thức có sẵn) biễu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng cho và đại lượng tìm. Tính toán hoặc lập luận để rút ra kết luận cần thiết. Làm thí nghiệm.
- Kiểm tra kết quả: Đây là khâu cuối cùng rất quan trọng. Kiểm tra xem có trả lời sai yêu cầu của bài không; lập luận có thiếu logic không? Đã sử dụng hết điều kiện của đầu bài chưa? Tại sao? Sử dụng biễu thức đã đúng chưa? Tính toán đúng chưa? Kết quả có phù hợp với thực tế không?
Chúng ta cần có thói quen giải tất cả các bài tập hóa học theo sơ đồ định hướng khái quát này vì nó là bảng chỉ dẫn hành động. Tuy nhiên với mỗi loại bài tập hóa học khác nhau thì từng hành động, thao tác cụ thể sẽ khác nhau, chúng chỉ giống nhau ở bốn bước cơ bản mà thôi.
* Sơ đồ định hướng hành độ

File đính kèm:

  • docSKKN(1).doc