Đề tài Biện pháp nâng chất lượng học sinh học yếu môn Hóa Học

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm , ứng dụng là nơi hôi tụ kiến thức của nhiều môn khoa học khác , là cầu nối quan trọng giữa kiến thức lí thuyết và thực tiễn , là môn học thể hiện sâu sắc tinh thần giáo dục tổng hợp , thể hiện phương thức đào tạo học đi đôi với hành , lí thuyết gắn liền với thực tiễn . Vì vậy môn hoá học ở trường THCS nói riêng và các bậc học khác nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống gắn liền với sự phát triển của đất nước . Cho nên môn học này cần phải được đặt đúng vị trí của nó trong nhà trường để đào tạo cho học sinh trở thành những người có ích cho xã hội .

Biết rằng hóa học là một môn khoa học thực nghiệm , đòi hỏi học sinh phải phát triển tư duy và năng lực cao . Tuy nhiên thông qua các giờ dạy trên lớp và khảo sát thực tế từ việc dự giờ của các giáo viên cùng tổ trong trường chúng tôi nhận thấy rằng đa số trong giờ học các em học thụ động , ít tập trung nghe giảng bài , bên cạnh đó một số em còn xem nhẹ môn học dẫn đến một số học sinh lười học , đi học không làm bài và đôi khi không chép bài , mặt khác có trường hợp một số gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học của các em , chỉ lo làm kinh tế gia đình nên dẫn đến các em buông lỏng , thờ ơ đến việc học .

Từ thực tế đó mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài " Biên pháp nâng chất lượng học sinh học yếu môn hóa " Với mong muốn giúp các em học sinh học tốt hơn .

 

doc3 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp nâng chất lượng học sinh học yếu môn Hóa Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI
BIỆN PHÁP NÂNG CHẤT LƯỢNG HỌC SINH HỌC YẾU MÔN HÓA HỌC
Phần I : Lí do chọn đề tài .
Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm , ứng dụng là nơi hôi tụ kiến thức của nhiều môn khoa học khác , là cầu nối quan trọng giữa kiến thức lí thuyết và thực tiễn , là môn học thể hiện sâu sắc tinh thần giáo dục tổng hợp , thể hiện phương thức đào tạo học đi đôi với hành , lí thuyết gắn liền với thực tiễn . Vì vậy môn hoá học ở trường THCS nói riêng và các bậc học khác nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống gắn liền với sự phát triển của đất nước . Cho nên môn học này cần phải được đặt đúng vị trí của nó trong nhà trường để đào tạo cho học sinh trở thành những người có ích cho xã hội .
Biết rằng hóa học là một môn khoa học thực nghiệm , đòi hỏi học sinh phải phát triển tư duy và năng lực cao . Tuy nhiên thông qua các giờ dạy trên lớp và khảo sát thực tế từ việc dự giờ của các giáo viên cùng tổ trong trường chúng tôi nhận thấy rằng đa số trong giờ học các em học thụ động , ít tập trung nghe giảng bài , bên cạnh đó một số em còn xem nhẹ môn học dẫn đến một số học sinh lười học , đi học không làm bài và đôi khi không chép bài , mặt khác có trường hợp một số gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học của các em , chỉ lo làm kinh tế gia đình nên dẫn đến các em buông lỏng , thờ ơ đến việc học .
Từ thực tế đó mà nhóm chúng tôi đã chọn đề tài " Biên pháp nâng chất lượng học sinh học yếu môn hóa " Với mong muốn giúp các em học sinh học tốt hơn .
Phần II : Những biện pháp giải quyết vấn đề . 
Từ những thực tế trên mà nhóm chúng tôi đưa ra một số biện pháp giải quyết vấn đề như sau :
- Trong quá trình dạy học gíao viên cần sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học hóa học , học sinh nhận thức tính chất các chất và các hiện tượng hóa học không chỉ bằng mắt nhìn , mà còn bằng các giác quan khác như : Nghe , ngửi , sờ mó và trong một số ít trường hợp có thể nếm nữa . Vì vậy trong một tiết học để học sinh hiểu bài và có hứng thú thì giáo viên phải sử dụng các phương tiện trực quan như : 
	+ Dùng mẫu vật ( Vật thật , các chất hoá học... ) , dụng cụ máy móc , thiết bị , các quá trình vật lí và hóa học ( Tức là thí nghiệm hóa học )
	+ Mô hình , hình mẫu các thiết bị và máy móc .
	+ Tranh ảnh , hình vẽ .
	+ Sơ đồ , biểu đồ , đồ thị ( Tài liệu trực quan tượng trưng kí hiệu hóa)
Khi tiến hành thí nghiệm hóa học giáo viên và học sinh sử dụng phối hợp các phương tiện trực quan và các phương tiện kĩ thuật dạy học . Khi điều kiện không cho phép tiến hành các thí nghiệm ở trên lớp hay trong phòng thí nghiệm thì các phương tiện kĩ thuật như : ( Bản trong , phim , máy quay phim , máy chụp hình , máy vi tính ...) và các phương tiện trực quan khác có thể giúp làm sáng tỏ một số công đoạn của tiến trình thí nghiệm hay một sản phẩm trung gian ( hoặc sản phẩm cuối cùng ) của một thí nghiệm . Từ việc quan sát đó mà có thể giúp một số học sinh yếu . lười học , học tích cực hơn và hứng thú hơn .
- Đòi hỏi người giáo viên cần phải nhiệt tình trong giảng dạy , có sự đầu tư cho mỗi tiết dạy nhất là những tiết dạy có biểu diễn thí nghiệm đặc biệt là những thí nghiệm khó giáo viên tự thiết kế đồ dùng dạy học . Chúng tôi nhận thấy rằng thí nghiệm hóa học có ý nghĩa rất to lớn trong dạy học hóa học vì :
	+ Thí nghiệm giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc hơn . Thí nghiệm là cơ sở , là điểm xuất phát cho quá tình học tập - Nhận thức của học sinh . Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của học sinh , để rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hóa và sự tiến lên từ trừu tượng đến cụa thể trong tư duy 
	+ Thí nghiệm giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh . Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn . Nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng kĩ xảo và cũng là phương tiện giúp học sinh học tốt môn hóa hơn .
	+ Trong các tiết học có sử dụng thí nghiệm thì không nhất thiết giáo viên phải tự tay làm mà giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tự làm , để từ đó tạo nên sự hứng thú cho học sinh đây cũng là một trong các phương pháp giúp học sinh học tốt hơn .
Ví dụ : Trong bài nước ( ở tiết 54 , 55 - hóa 8 ) giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tự làm các thí nghiệm về tính chất hóa học của nước như :
	1. Na tác dụng với H2O 
	2. CaO tác dụng với H2O
	3. P2O5 tác dụng với H2O 
Từ các thí nghiệm trên và các hiện tượng mà học sinh thấy được thì học sinh sẽ nắm vững được tính chất hóa học của nước không những thế mà học sinh còn nắm được tính chất của bazơ và axit ( mà ở lớp 9 mới được học ) đó là tính chất : Bazơ làm cho quì tím chuyển thành màu xanh , axit làm cho quì tím chuyển thành màu đỏ .
- Giáo viên dạy bộ môn hóa học phải quan tâm đến việc học của các em cụ thể như : Thường xuyên kiểm tra bài cũ , kiểm tra vở bài tập , vở ghi . Mặt khác trong các tiết học phù đạo hay tự chọn giáo viên phải ôn lại các kiến thức cũ về lí thuyết cũng như bài tập để các em nắm vững kiến thức . đó cũng là nền tảng để giúp các em học tập môn hóa học tốt hơn .
- Đối với một số em học sinh yếu , kém mà lười học giáo viên bộ môn phải kết hợp với giáo viên chủ nhiệm , cùng với gia đình tăng cường kiểm tra việc học ở trường cũng như ở nhà để đôn đốc các em học tốt hơn
III. Kết quả và hiệu quả phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn 
1. Kết quả đạt được .
Từ các biện pháp giải quyết vấn đề ở trên và sau một thời gian theo dõi thí nhóm chúng tôi đã đạt được kết quả sau .
	- Thông qua việc kiểm tra bài cũ , kiểm tra vở học , vở bài tập chúng tôi nhận thấy rằng đa số học sinh học ngày càng tích cực hơn , việc hỏi bài cũ có chiều hường tốt hơn mặt khác từ lý thuyết học được ở trường học các em có thể ứng dụng một phần vào thực tế để giải thích một số hiện tượng có liên quan đến kiến thức hóa học .
Ví dụ :
1/Giải thích được các đồ vật bằng kim loại để lâu trong không khí thì bị gỉ sét .
	2/ Giải thích được hiện tượng ma trơi có từ đâu .
	3/ Giải thích được nguyên nhân của một số vụ sập hầm mỏ .
	4/ Giải thích được hiện tượng rượu để lâu ngày trong không khí thì có mùi chua .
	-Từ việc sử dụng các phương tiện trực quan và các thí nghiệm trong các tiết học cũng góp phần tạo hứng thú trong học tập cho học sinh , làm cho học sinh say mê hơn , yêu thích hơn.Đây cũng là một tronh những động lực giúp học sinh học tốt môn hoá học. Chúng tôi đã khảo sát thực tế hai khối lớp học 8 và 9 trong trường và nhận thấy rằng gần 90% học sinh hiểu bài và hứng thú hơn khi trong tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học . Đó cũng là một trong các dấu hiệu tốt để giúp chúng tôi giảng dạy tốt môn hoá học
2 . Hiệu quả phổ biến
-Bằng cách sử dụng các phương pháp trên đa số học sinh đều có hứng thú trong tiết học , tỉ lệ học sinh nắm bắt kiến thức từ việc biểu diễn thí nghiệm , qua đó hình thành kĩ năng kĩ xảo cho các em . Đây cũng là một trong những yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học theo hướng tích cực mà bộ giáo dục đã triển khai .
-Qua tiết học có biểu diễn thí nghiệm cũng như trong giờ thực hành sẽ giúp cho các em hình thành và nhớ kiến thức cũng như kỹ năng , kỹ xảo khi hình thành một số thí nghiệm vì vậy việc giúp các em học tốt bộ môn này đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình trong giảng dạy , có sự đầu tư cho mỗi tiết dạy nhất là những tiết dạy có biểu diễn thí nghiệm , đặc biệt là những thí nghiệm do giáo viên tự thiết kế đồ dùng thí nghiệm hoặc có thể làm trước những thí nghiệm dự đoán kết quả nhằm để phục vụ tiết dạy tốt hơn .
- Bằng các phương pháp kiểm tra và đôn đốc các em học bài và từ sự nhiệt tình của giáo viên trong các tiết dạy đã giúp học sinh hiểu được vai trò và tầm quan trọng của môn hoá học ,để từ đó tạo nên động lực thúc đẩy các em học tốt môn học hơn . Đó cũng chính là những mong muốn của các bậc phụ huynh cũng như là giáo viên
	Chí Công ngày 10/4/2009
	Nhóm viết
	1/ Lê Thị Minh Dung 
	2/ Phạm Thị Lịch
	3/ Ninh Văn Phóng 
Ý kiến của hội đồng khoa học trường .
Ý kiến của phòng giáo dục và đào tạo .

File đính kèm:

  • docDE TAI SANG KIEN KINH NGHIEM(1).doc
Giáo án liên quan