Đề tài Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trong giai đoạn hiện nay

Một trong những tư tưởng đổi mới GD & ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ” ( Điều 23-Luật giáo dục).

doc22 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhân khách quan (môi trường, xã hội, điều kiện sống). Bên cạnh đó, còn có những vấn đề chủ quan. Từ đó, bản thân tôi nhận thấy những nguyên nhân mà làm cho cho học sinh trở nên khó giáo dục là:
+ Tâm lý:
Ở lứa tuổi này đặc biệt là học sinh khối 8, 9 phần lớn các em thích làm người lớn, muốn người lớn gần gũi, giao tiếp với người lớn để tỏ ra mình là người lớn.
+ Về phía gia đình
Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con cái và chưa giáo dục đạo đức cho con em mình.
Phần đông phụ huynh còn khoán sự dạy dỗ, rèn luyện đạo đức con em mình cho nhà trường, thiếu sự theo dõi, kiểm soát hành vi đạo đức của con em mình.
Một số phụ huynh hay cho con em tiền để sử dụng việc riêng thì các em dùng tiền đó để chơi game, đánh bida,... nên dẫn đến các em hay trốn học để đi chơi, đi theo bạn bè xấu.
Có nhiều gia đình hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn nên ít quan tâm đến con cái.
+ Hoàn cảnh xã hội
Do tác động hai mặt của cơ chế thị trường, sống ham lợi nhuận, coi đồng tiền vật chất hơn giá trị tinh thần, lấy đồng tiền làm thước đo nhân cách.
Ảnh hưởng tiêu cực của các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực của nhóm bạn bè ngoài xã hội, những học sinh đó đã bỏ học.
+ Về phía nhà trường
Một số giáo viên mới ra trường kinh nghiệm, tay nghề còn non nên phương pháp giáo dục còn hạn chế.
Chất lượng giảng dạy, hoạt động ngoài giờ, giáo dục hành vi đạo đức chưa thật sự có hiệu quả cao.
Các cơ quan đoàn thể chưa có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Xuất phát từ thực trạng của công tác giáo dục cho học sinh PTDT NT nói chung, cũng như của trường PTDT NT Tây Giang nói riêng, qua việc nghiên cứu lý luận, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn đã đề ra các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của trường PTDT NT Tây Giang như sau:
3. Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường PTDT NT:
3.1. Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường PTDT NT phải thực hiện đúng nguyên tắc:
 	* Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phương và của cả nước, đưa những thực tiễn đó vào những giờ lên lớp, vào những hoạt động của nhà trường để giáo dục các em học sinh.
 	* Giáo dục theo nguyên tắc tập thể
Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo dục; Giáo dục bằng sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể.
Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi nhà trường phải tổ chức tốt các tập thể lớp, tập thể chi độiNhà trường phải cùng với đoàn đội làm tốt phong trào xây dựng các chi đội mạnh trong trường học.
 	* Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ, tính tự giác của học sinh
Phải giáo dục đạo đức bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác của học sinh, chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh, dọa nạt, biến học sinh thành những đứa trẻ thụ động, sợ sệt, rụt rè. Nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, nhẫn nại, phải có tình thương đối với học sinh một cách sâu sắc, không thể làm qua loa làm cho xong việc. 
 	* Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính, trên cơ sở đó mà khắc phục khuyết điểm
Đặc điểm tâm lý của học sinh là thích được khen, thích được thầy, bạn bè, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình. Nếu giáo dục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm, luôn nêu cái xấu, những cái chưa tốt trong đạo đức của các em thì sẽ dễ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán nản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên.
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng những mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng những gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để giáo dục các em.
 	* Phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh
Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhân cách các em. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các em vươn lên cao hơn nữa.
 	* Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh
Công tác giáo dục đạo đức cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em. Đối với từng em, học sinh gái, học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp.
 	* Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh
Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
3.2. Giáo dục đạo đức học sinh ở trường PTDT NT phải đúng theo các phương pháp:
 	* Phương pháp thuyết phục: Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
 	Giảng giải về đạo đức: Được tiến hành trong các giờ dạy học, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ
 	Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: Nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo. 
 	Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt.
 	* Phương pháp rèn luyện: Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế:
 	Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể.
 	Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường nhằm thúc đẩy động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt.
 	Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt động mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại.
 	* Phương pháp thúc đẩy: Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bách đạo đức bên ngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.
 	Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường.
 	Khen thưởng: Khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo.
 	Xử phạt : Phê phán những khiếm khuyết của học sinh, tác động có tính chất cưỡng bách đến cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh.
3.3. Xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh:
a/ Ý nghĩa:
	Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “nhà trường”, tự đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục. Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách của học sinh, khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội.
b/ Nội dung
 	* Tổ chức, sắp xếp, tu sửa, trang điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhà trường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh.
 	* Tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường, biểu hiện như sau:
 	Nề nếp tốt: trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc.
 	Có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất.
 	Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường: Giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hòa; giáo viên thương yêu tôn trọng học sinh. Học sinh không hỗn xược, không khúm núm sợ sệt, yêu mến và tin tưởng thầy cô. Học sinh đối với nhau thì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không thù hằn, bè cánh đánh nhau, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào tệ nạn xã hội.
c/ Biện pháp:
 	* Đối với cán bộ quản lí
 	Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình thực tế của địa phương để định ra, nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp.
 	Phải thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cách cụ thể bao gồm tình hình có tính chất t

File đính kèm:

  • docSKKN DAT.doc