Đề tài Áp dụng một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc của học sinh THCS Thanh Lãng khi học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy trong nội dung nhảy xa kiểu ngồi

TDTT là một bộ phận của nền giáo dục XHCN và CSCN, nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người mới có tri thức, có đạo đức và thẩm mỹ phát triển, đồng thời hoàn thiện về mặt thể chất, luyện tập TDTT thường xuyên, đúng phương pháp là cách phòng bệnh tích cực, tạo nên khả năng đề kháng của cơ thể, chống bệnh tật, thích nghi với các điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt góp phần tạo nên những điều kiện thuận lợi, phù hợp với các quy luỵât phát triển của cơ thể con người. Cơ thể con người qua luyện tập TDTT sẽ phát triển cân đối, tăng cường sức làm việc, học tập và kéo dài tuổi thọ. Đây cũng chính là cơ sở, thời điểm, phương tiện tốt để chuẩn bị cho học sinh THCS các vốn tri thức, kỹ năng vận động cơ bản, nâng cao ý thức và năng lực TDTT hình thành phẩm chất đạo đức tốt, phát triển toàn diện về "đức, trí, thể, mỹ"

doc15 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Áp dụng một số bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc của học sinh THCS Thanh Lãng khi học kỹ thuật chạy đà, giậm nhảy trong nội dung nhảy xa kiểu ngồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nhiệm vụ mới của đất nước trên con đường đổi mới.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong những năm tới. Nghị quyết Trung ương khóa VII đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI... Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể, trong đó có giáo dục - đào tạo, y tế và TDTT”.
2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 12 - 15. 
Học sinh các trường THCS thường ở lứa tuổi 12 - 15. Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ chúng ta cần tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi 12 - 15 có liên quan tới việc tập luyện TDTT nói chung và với việc phát triển SMTĐ nói riêng. 
a. Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi 12 - 15. 
* Đặc điểm phát triển của hệ thống thần kinh.
Bộ não học sinh ở lứa tuổi 12 - 15 đã hoàn thiện về cấu trúc tế bào, những chức năng sinh lý đang phát triển mạnh.Chức năng của các trung khu như: Thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác, trung khu vận động ... tương đối hoàn thiện. Vì vậy các em có thể nhanh chóng học hỏi nâng cao tri thức và các kỹ năng của cuộc sống, trong đó có kỹ năng vận động thể thao. Cũng chính do hệ thống thần kinh được hoàn thiện tương đối nên ở lứa tuổi 12 - 15 các em có thể hình thành tư duy trừu tượng và tư duy lô gíc. Quá trình hưng phấn và ức chế được cân bằng hơn. Tuy vậy cường độ quá trình hưng phấn vẫn cao hơn. Đó là điều kiện rất tốt để phát triển các tố chất thể lực nhất là sức mạnh, sức bền . Đồng thời cũng dễ dàng nắm vững được các kỹ thuật khó, tạo tiền đề cho việc nâng cao thành tích thể thao. 
* Đặc điểm phát triển của cơ quan vận động. 
	Cơ quan vận động của cơ thể chủ yếu gồm cơ bắp xương khớp và dây chằng. 
- Về hệ xương: Do quá trình cốt hóa của cơ thể thường kéo dài tới 20 tuổi. Vì vậy ở tuổi 12 - 15 vẫn còn ở trong thời kỳ phát triển của xương. Tuy vậy thành phần hữu cơ trong xương giảm dần và thành phần vơ cơ tăng dần làm cho xương cứng và chịu tải tốt hơn. Tuy nhiên ở lứa tuổi này tập luyện cần thực hiện đúng tư thế,vừa sức,tránh gây tổn thương làm sai lệch cấu trúc và tổ chức xương. Ở lứa tuổi 12 - 15 chiều cao trung bình hàng năm của nam chỉ khoảng 1,7 cm còn ở nữ thấp hơn. 
- Hệ cơ: Nhìn chung ở giai đoạn 12 - 15 cơ phát triển mạnh chiều dài,các cơ co, cơ to phát triển mạnh hơn các cơ duỗi và nhóm cơ nhỏ,cơ chứa nhiều nước,tỷ lệ giữa cơ và trọng lượng toàn thân thấp,khối lượng cơ của học sinh tăng không đều. 
Riêng dây chằng và khớp của VĐV ở lứa tuổi này nếu không duy trì tập mềm dẻo thường xuyên hợp lý có thể làm cho linh hoạt khớp bị giảm xuống. Từ đó làm giảm biên độ động tác.
* Đặc điểm phát triển hệ thống tim mạch. 
Ở tuổi 12 - 15 tim phát triển to hơn, thành cơ tim dày lên, van tim phát triển tốt làm cho cơ tim bóp mạnh hơn làm cho cung lượng tim lớn hơn
 * Đặc điểm phát triển hệ thống hô hấp. 
Phổi ở lứa tuổi 12 - 15 phát triển chưa hoàn thiện, các ngăn buồng phổi, túi phổ nhỏ, các cơ hô hấp còn chưa phát triển mạnh, khối lượng thông khí phổi nhỏ, học sinh chưa có thói quen thở sâu, đang hoàn thiện kiểu thở bằng ngực, ở lứa tuổi này nhịp thở mau hơn người lớn, sớm chuyển sang thở gấp khi vận động khẩn trương
b. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi. 
Đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cả 2 nhân tố bên trong và bên ngoài. 
* Nhân tố bên trong gồm các yếu tố như sự khát vọng ham muốn hiểu biết, khám phá thế giới trong đó có sự thử sức với các hoạt động TDTT. Vì vậy TDTT đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các em. 
Ở tuổi 12 - 15 là giai đoạn các em luôn muốn thể hiện mình là "người lớn" nên mọi hành động của các em đều bắt chước người lớn. Chính điều này đã tạo ra động lực cho các em hưng phấn trong quá trình hoạt động, khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh do quá trình hưng phấn và ức chế của các em thăng bằng hơn nên đã kéo dài được thời gian tập trung chú ý. 
Ở tuổi 12 - 15 quá trình nhận thức của các em cũng được nâng cao rõ rệt. Các em có thể nhận thức được cái hay, cái đẹp của sự vật, cái đúng, cái sai của một vấn đề một cách bản chất hơn. Tuy nhiên, những nhận thức này còn có tỷ lệ chuẩn mực chưa cao và độ sâu sắc chưa đạt mức của người trưởng thành. 
* Về nhân tố bên ngoài bao gồm các yếu tố từ ngoại cảnh tác động đến tâm lý của các em 12 - 15 tuổi. 
Thứ nhất là do đặc thù của thể thao là có tính cạnh tranh quyết liệt biểu hiện rõ rệt trong sự thi đấu để giành phần thắng. Chính tác động của các hoạt động thi đấu đã tạo cho các em một mơ ước, một khát vọng chiến thắng; Từ đó tạo thành một thứ tình yêu nghề nghiệp, lòng hăng say tập luyện. 
Cũng chính do tính ham hiểu biết, mong muốn khám phá thế giới cũng như khát vọng giành chiến thắng ở các em rất cao nên một khi giành được 1 thắng lợi, tạo ra được một chiến tích lập nên một thành tựu nào đó thường làm cho các em phấn chấn tự hào tự tin vào bản thân, tin vào huấn luyện viên. Và cũng chính từ đó dám dấn thân vào tập luyện thể thao. 
Tóm lại, sự phát triển và lớn lên về mặt sinh lý cũng là một quá trình làm cho tâm lý của các em được hoàn thiện. Quá trình phát triển về sinh lý và tâm lý của các em có tính giai đoạn. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để sử dụng các đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng dạy huấn luyện của các giáo viên và huấn luyện viên thể thao. 
3. Những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến độ bay xa của lần nhảy.
	Về mặt lý thuyết, trong điều kiện không có sức cản của môi trường không khí, điểm bay ra và điểm rơi cùng trên một mặt phẳng thì độ bay xa của một vận thể được phóng ra tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ bay ban đầu, sin2 lần góc bay và tỷ lệ nghịch với gia tốc rơi tự do.
	 V02sin2a
	S = ------------------
 g
Trong đó S là độ bay xa của quỹ đạo bay trọng tâm cơ thể
V0 là tốc độ bay ban đầu
a là góc độ bay ban đầu. 
g là gia tốc rơi tự do = 9,8m/giây 2 
	Qua phân tích công thức trên ta thấy sự ảnh hưởng của g là không đổi luôn bằng 9,8m/giây, nên V0 và a là 2 yếu tố quyết định đến độ bay xa. Trong thực tế nhảy xa, chạy đà và giậm nhảy là hai giai đoạn tạo cho cơ thể có tốc độ bay ban đầu lớn, góc độ bay hợp lý nhất vì thế nó là hai giai đoạn có ảnh hưởng quyết định đến độ bay xa của lần nhảy.
	Nhảy xa là một kỹ thuật hoàn chỉnh, song để tiện phân tích và giảng dạy có thể phân thành các giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy, bay trên không và rơi xuống cát.
II. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
1. Thời gian nghiên cứu:
	Từ 03/01/2012 đến 20/02/2012.
2. Đối tượng nghiên cứu:
	Học sinh nam, nữ lớp 9A trường THCS Thanh Lãng.
3. Địa điểm nghiên cứu:
	Trường THCS Thanh Lãng.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN TRONG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NHẢY XA KIỂU NGỒI.
1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. 
Để thực hiện mục đích và nhiiệm vụ của sáng kiến, khi sử dụng phương pháp này, chúng tôi đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau chủ yếu là các nguồn tài liệu về giảng dạy và huấn luyện điền kinh, các tài liệu tham khảo là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, một số tạp chí chuyên ngành và các kỷ yếu của các Hội nghị khoa học TDTT, cũng như các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích của sáng kiến. 
2. Phương pháp kiểm tra sư phạm: 
Trong sáng này chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để kiểm tra và đánh giá hiệu quả một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tôi tiến hành thực nghiệm các bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS.
 	Tổ chức thực nghiệm: Tôi tiến hành thực nghiệm trong 1,5 tháng được phân theo chu kỳ 4 tuần, mỗi tuần gồm 2 giáo án, mỗi giáo án gồm 45 phút Chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm vào các giờ học chính khóa¸ theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 	 Để đánh giá kết quả thực nghiệm tôi sử dụng phương pháp so sánh tự đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm học sinh mà tôi lựa chọn.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn được các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn, chúng tôi xây dựng nguyên tắc lựa chọn bài tập như sau:
- Nguyên tắc 1: Các bài tập phải dựa vào mục đích, yêu cầu của môn học.
- Nguyên tắc 2: Phải dựa vào đặc điểm kỹ thuật môn học. Cụ thể là kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân, tăng cường tập luyện các khâu khó như chạy đà, giậm nhảy, bay trên không. 
- Nguyên tắc 3: Phải dựa vào nguyên tắc dạy học vận động là từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp cố gắng rút ngắn thời gian lan toả để nhanh chóng hình thành kỹ năng vận động. 
- Nguyên tắc 4: Khi lựa chọn bài tập phải phù hợp với khả năng, trình độ, thể lực ... của học sinh mặt khác phải phù hợp với điều kiện tập luyện như sân bãi dụng cụ ... 
- Nguyên tắc 5: Khi lựa chọn bài tập cần vận dụng đa dạng các phương pháp, phương tiện giảng dạy cơ bản, tiên tiến … 
1. Xuất phát từ cơ sở lý luận nêu trên, qua nghiên cứu, tham khảo các tài liệu chuyên môn khác nhau và qua quan sát các 

File đính kèm:

  • docduyet.doc
Giáo án liên quan