Đề tài Anh /chị có thể sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực như thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hóa học ở trường phổ thông
Câu 15: “Anh /chị có thể sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực như thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học hóa học ở trường phổ thông ? Anh chị tâm đắc với phương pháp dạy học nào nhất ? Tại sao ? ”
vậy vai trò tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của người học được phát huy. Người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn động viên các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức các tiềm năng của mỗi học sinh giúp họ chuẩn bị tham gia vào cuộc sống. Như vậy bản chất của “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” là đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, chú trọng đến những phẩm chất, năng lực riêng của mỗi người, họ vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học, phấn đấu cá thể hoá quá trình dạy học để cho các tiềm năng của mỗi cá nhân được phát huy tối đa. Tư tưởng của quan điểm này đã được thể hiện qua các định hướng chỉ đạo hoạt động dạy học ở nước ta với các phong trào: “ Tất cả vì học sinh thân yêu”, “ Thầy chủ đạo, trò chủ động”, “ Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, “học sinh là chủ thể sáng tạo trong học tập”. *. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học Định hướng hoạt động hoá người học đã chú trọng đến việc giải quyết vấn đề dạy học thông qua hoạt động tự giác tích cực và sáng tạo của người học, hình thành công nghệ kiểm tra đánh giá, sử dụng phương tiện kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quá trình dạy học. Theo định hướng hoạt động hoá người học các nhà nghiên cứu đã đề xuất: - Học sinh phải được hoạt động nhiều hơn và trở thành chủ thể hoạt động đặc biệt là hoạt động tư duy. - Các phương pháp dạy học hoá học phải thể hiện phương pháp nhận thức khoa học hoá học như: thực nghiệm hoá học, phân tích lí thuyết, dự đoán lí thuyết, mô hình hoá và tận dụng khai thác nét đặc thù của môn hoá học để tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng phong phú của học sinh trong giờ học. - Chú trọng dạy học sinh phương pháp tự học, phương pháp tự nghiên cứu trong quá trình học tập. Nét đặc trung cơ bản của định hướng hoạt động hoá người học là sự học tập tự giác và sáng tạo của học sinh. Để học sinh học tập tích cực, tự giác cần làm cho học sinh biết biến nhu cầu của xã hội thành nhu cầu nội tại của bản thân mình. Để có tư duy sáng tạo thì phải tập luyện hoạt động sáng tạo thông qua học tập. Như vậy ngay trong bài học đầu tiên của môn học phải đặt học sinh vào vị trí của người nghiên cứu, người khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới và coi việc xây dựng phong cách “ học tập sáng tạo” là cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học. Biện pháp hoạt động hoá người học áp dụng trong dạy học hoá học là: - Khai thác nét đặc thù môn hoá học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú của học sinh trong giờ học như: +Tăng cường sử dụng thí nghiệm hoá học, các phương tiện trực quan (mô hình, tranh vẽ), phương tiện kĩ thuật trong dạy học hoá học (máy chiếu, máy tính, các phần mềm dạy học). + Trong giờ học cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động phong phú của học sinh như: thí nghiệm, dự đoán lí thuyết, mô hình hoá, giải thích, thảo luận nhóm giúp học sinh được hoạt động tích cực chủ động. - Tăng thời gian hoạt động của học sinh trong giờ học. Hoạt động của giáo viên chú trọng đến việc thiết kế, hướng dẫn điều khiển các hoạt động và tư duy hay hoạt động nhóm. Giáo viên cần động viên học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học, giảm tối đa các hoạt động nhận thức thụ động. - Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động của học sinh thông qua việc lựa chọn nội dung và hình thức sử dụng các câu hỏi, bài tập có sự suy luận, vận dụng kiến thức một cách sáng tạo. Như vậy tư tưởng chủ đạo của định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học là học sinh được phát huy tính tích cực nhận thức học tập đến mức tối đa thông qua các hoạt động chủ động, độc lập, sáng tạo trong giờ học. c. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức tương tác xã hội trong dạy học với định hướng: Chuyển từ mô hình dạy học truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợp tác hai chiều. Chuyển từ xu hướng dạy học “ lấy GV làm trung tâm” sang quan điểm dạy học “ lấy HS làm trung tâm”, “ hoạt động hóa người học”. Dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tự học và tự đánh giá. Sử dụng các PPDHTC. Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc các phương pháp dạy học hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống. Tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, lưu ý đến ứng dụng của công nghệ thông tin. 3. Phương pháp dạy học tích cực a. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực là khái niệm nói tới những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Vì vậy phương pháp dạy học tích cực thực chất là các phương pháp dạy học hướng tới việc giúp học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động. Phương pháp dạy học tích cực chú trọng đến hoạt động học và vai trò của người học trong quá trình dạy học theo các quan điểm, tiếp cận mới về hoạt động dạy học như: “ Lấy người học là trung tâm”, “Hoạt động hoá người học”.... b. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản như: - Dạy học có chú trọng đến việc tổ chức, chỉ đạo để người học trở thành chủ thể hoạt động, tự khám phá những kiến thức mà mình chưa biết. Trong giờ học học sinh được tổ chức, động viên tham gia vào các hoạt động học tập qua đó vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới vừa nắm được phương pháp nhận thức, học tập. Trong phương pháp dạy học tích cực việc tổ chức để học sinh học được tri thức, kĩ năng, phương pháp học tập luôn gắn quyện vào nhau theo quá trình học kiến thức- hoạt động đến biết hoạt động và muốn hoạt động, qua đó mà phát triển nhân cách người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo. Người học- đối tượng của hoạt động “ dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “ học”- được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ. - Dạy học có chú trọng rèn luyện kĩ năng, phương pháp và thói quen tự học, từ đó mà tạo cho HS hứng thú, lòng ham muốn, khát khao học tập, khơi dậy những tiềm năng vốn có trong mỗi HS để giúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống của xã hội phát triển. PPDHTC xem việc rèn luyện phương pháp học tập không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. - Dạy học chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập của từng học sinh, hoạt động hợp tác trong tập thể nhóm, lớp học thông qua tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS. Bằng sự trao đổi, tranh luận, thể hiện quan điểm của từng cá nhân, sự đánh giá nhận xét những quan điểm của bạn mà học sinh nắm được kiến thức, cách tư duy, sự phối hợp hoạt động trong một tập thể. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá thể trên con đường chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng. Thông qua thảo luận, tranh luận ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của HS, lớp học sẽ sinh động và kích thích được sự hứng thú học tập nhờ sự động viên khích lệ của thầy, của bạn. Học hợp tác làm tăng hiệu quả học tập nhất là khi xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong việc học hợp tác tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, tính ỷ lại được uốn nắn, ý thức tổ chức, tình bạn, tinh thần tương trợ được phát triển, lớp học sẽ trở nên thân thiện hơn. - Dạy học có sự phối hợp sử dụng rộng rãi các phương tiện trực quan nhất là các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn, máy vi tính, phần mềm dạy họctăng tính năng động cho người học đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo năng lực và nhu cầu của mỗi học sinh, giúp các em tiếp cận được với các phương tiện hiện đại trong xã hội phát triển. - Dạy học có sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá đa dạng, khách quan, tạo điều kiện để học sinh được tham gia tích cực vào hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá phải đa dạng, phong phú với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, máy tính và phần mềm kiểm tra để đảm bảo tính khách quan, phản ánh trung thực tình trạng kiến thức của học sinh và quá trình đào tạo. Sự thay đổi khâu đánh giá sẽ có tác dụng mạnh mẽ là động lực để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực. c. Sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực Sự đổi mới phương pháp dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực được dựa trên cơ sở quan niệm về tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và dạy học hướng vào học sinh. Dạy học tích cực áp dụng trong dạy học hoá học được đặt ra do yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung môn học và được tiến hành đồng bộ với đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh. Như vậy đổi mới phương pháp dạy học có quan hệ mật thiết với việc đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học và cách thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. * Đổi mới hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động dạy học hoá học không chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức, thông báo thông tin mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của học sinh để đạt được các mục tiêu cụ thể ở mỗi bài học. Như vậy hoạt động cụ thể của giáo viên sẽ là: Thiết kế giáo án (kế hoạch giờ dạy) gồm các hoạt động của học sinh theo những mục tiêu cụ thể của mỗi bài học mà học sinh cần đạt được. Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm như: nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức hoạt động tìm tòi, phát hiện tri thức và hình thành kĩ năng hoá học, kĩ năng nghiên cứu hoá học .... Định hướng điều chỉnh các hoạt động của học sinh: giáo viên có nhiệm vụ làm chính xác hóa các khái niệm, kết luận, nhận xét về các hiện tượng, bản chất của quá trình hoá
File đính kèm:
- Bài kiểm tra điều kiện môn đổi mới PP (Thầy Dũng).doc