Đề số 6 môn trắc nghiệm hóa

1. Khối lượng nguyên tử bằng:

A. Tổng khối lượng của proton và electron

B. Tổng số hạt proton, tổng số hạt nơtron và tổng số hạt electron

C. Khối lượng của các hạt proton vàơn nơtron

D. Tổng khối lượng của của proton, nơtron và electron

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề số 6 môn trắc nghiệm hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 6
Khối lượng nguyên tử bằng:
A. Tổng khối lượng của proton và electron
B. Tổng số hạt proton, tổng số hạt nơtron và tổng số hạt electron
C. Khối lượng của các hạt proton vàơn nơtron
D. Tổng khối lượng của của proton, nơtron và electron
Mệnh đề nào sau đây không đúng:
A. Số hiệu nguyên tử bằng trị số của điện tích hạt nhân nguyên tử
B. Trong nguyên tử số proton luôn bằng số nơtron 
C. Số proton bằng trị số điện tích hạt nhân 
D. Số proton bằng số electron
Chu kì gồm các những nguyên tố mà nguyên tử của nguyên tố đó có cùng:
A. Số electron 	B. Số lớp electron 
B. Só lớp electron ngoài cùng	D. Số nơtron
Trong bảng hệ thống tuần hoàn số thứ tự của nhóm nguyên tố bằng:
A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố ở nhóm đó
B. Số lớp electron của nguyên tố
C. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố
D. Tổng số proton và electron
Điều khẳng định nào sau đây không đúng
A. Số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất luôn bằng không
B. Số oxi hóa của nguyên tố là một giá trị không đổi
C. Tổng số oxi hóa của nguyên tử trong phân tử bằng không
D. Đối với các ion đơn nguyên tử số oxi hóa bằng điện tích của ion đó.
Cho phản ứng thuận nghịch toả nhiệt : SO2 + O2 2SO3 
Nhận xét nào sau đây không đúng. 
Để cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo thành SO3 cần:
A. Tăng nhiệt độ của phản ứng 
B. Giảm nhiệt độ của phản ứng 
C. Tăng áp suất của phản ứng 
D. Tăng nồng độ của SO2 hoặc giảm nồng độ của SO3.
Phản ứng axit – bazơ xảy ra trong trường hợp:
A. Dung dịch axit tác dụng với dung dịch bazơ 
B. Dung dịch axit tác dụng với oxit bazơ 
C. Dung dịch axit tác dụng với bazơ không tan
D. Tất cả các trường hợp trên
Cho các chất và ion sau: CO32-, HSO3-, HPO42-, Zn(OH)2, SO42-, K+, Al(OH)3, Na+, HCO3-, H2O. Những chất và ion lưỡng tính là:
A. HSO3- , Zn(OH)2 , Al(OH)3 , H2O, SO42-.
B. CO32-, Zn(OH)2, H2O, HPO42-, HCO3-
C. Zn(OH)2, Al(OH)3 , SO42-, HCO3-
D. HPO42-, H2O, HCO3-, Al(OH)3 , Zn(OH)2
Phương trình phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. HCO3- + H3O+ → H2CO3 + H2O
B. HCO3- + OH- → CO32- + H2O
C. Na+ + 2H2O → NaOH + H3O+
D. HPO42- + H3O+ → H2PO4- + H2O
Dung dịch chứa ion H+ có phản ứng với dung dịch chứa các ion hay với các chất rắn nào sau đây:
A. OH-, CO32-, K+, BaCO3	
B. HSO3-, CuO, HCO3-, Cu(OH)2
C. FeO, Fe(OH)2, Ba2+, CO32-	
D. NH4+, Fe2+, HCO32-, K2CO3
Nước Javen được điều chế bằng cách:
A. Cho clo tác dụng với nước
B. Cho clo tác dụng với dung dịch KOH
C. Cho clo tác dụng với dung dịch NaOH
E. Cả 2 cách C và D
Tính oxi hóa của các halogen giảm dần theo thứ tự sau:
A. Cl2 > Br2 > I2 > F2	B. F2 > Cl2 > Br2 > I2 
C. Cl2 > F2> Br2 > I2 	D. Cl2 > I2> Br2 > F2
Khẳng định nào sau đây không đúng: 
A. Tính khử của các hiđro halogenua tăng dần từ HI đ HF
B. Các hiđro halogenua tan trong nước tạo thành các axit tương ứng
C. Tính axit của các hiđro halogenua tăng dần từ HF đ HI
D. Tính khử của các hiđro halogenua tăng dần từ HF đ HI
Chất dùng để nhận biết ra H2S và dung dịch muối sunfua là:
A. BaCl2	C. Ba(OH)2
B. Pb(NO3)2	D. NaCl
Để nhận biết ra 3 lọ khí riêng biệt chứa CO2, SO2, O2 có thể dùng:
A. dung dịch nước brom 	C. tàn đóm
B. dung dịch Ca(OH)2 	D. dung dịch brom và tàn đóm đỏ
Kim loại dẫn được điện là do:
A. kim loại có cấu trúc mạng lưới tinh thể
B. mật độ electron trong kim loại lớn 
C. kim loại có các ion dương trong cấu trúc tinh thể
D. kim loại có các electron tự do trong cấu trúc tinh thể
Đối với các kim loại, điều khẳng định nào sau đây đúng:
A. Crom cứng nhất, xesi mềm nhất
B. Nhôm nhẹ nhất
C. Đồng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất
D. Nhiệt độ nóng chảy của xesi là nhỏ nhất
Tính chất hóa học chung của kim loại là:
A. dễ bị khử	B. dễ tham gia phản ứng 
C. dễ bị oxi hóa	D. không hoạt động hóa học
Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là:
A. dùng chất khử để khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao
B. oxi hóa ion kim loại
C. khử ion kim loại
D. điện phân muối nóng chảy hoặc dung dịch muối
Khi cho Na tác dụng với dung dịch CuSO4 sản phẩm thu được là:
A. Na2SO4, Cu	B. Na2SO4, Cu(OH)2, H2
C. NaOH, Cu(OH)2,H2SO4	D. Cu(OH)2, Na2SO4, H2
Cặp chất nào xảy ra phản ứng:
A. dung dịch NaOH và Al 	B. dung dịch NaCl và Ag
C. dung dịch FeSO4 và Cu 	D. dung dịch CuSO4 và Ag
Để trung hoà 50ml dung dịch H2SO4 0,125M thì thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần dùng là:
A. 100 ml	B. 75 ml
C. 25 ml	D. 50 ml
Cho 3,65 gam HCl vào 1 lít dung dịch AgNO3 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 14,35g	B. 11,75g
C. 7,15g	D. 35,53g
Cho dung dịch có chứa 2,94 gam H3PO4 vào 3 lít dung dịch NaOH 0,1M . Hãy chọn đáp án đúng:
A. H3PO4 dư sau phản ứng 
B. Phản ứng tạo muối axit
C. Phản ứng vừa đủ tạo muối trung hòa
D. NaOH dư sau phản ứng
Hoà tan hoàn toàn 2,39 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Zn, Fe, Mg trong 500ml dung dịch H2SO4 thấy tạo ra 1,344 lít H2 (đktc). Khối lượng muối sunfat khan thu được là:
A. 4,25 g	B. 5,28 g
C. 7,35 g	D. 8,25 g
Cho 10 gam kim loại nhóm IIA tác dụng với nước dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Kim loại đó là 
A. Mg	B. Ca
C. Ba	D. Sr
Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lít SO2 (đktc) là:
A. 250 ml	B. 500 ml
C. 300 ml	C. 125 ml
Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3, NaHCO3 đến khối lượng không đổi thì thu được 69 gam chất rắn. Thành phần % của Na2CO3 là:
A. 44 %	B. 16%
C. 32%	D. 64%
Ngâm 1 lá kẽm trong 100 ml AgNO3 0,1M. Khi kết thúc phản ứng khối lượng Ag thu được là: 
A. 1,08g	B. 2,16g
C. 10,8g	D. 5,4g
Từ dãy điện hóa của kim loại ta có thể kết luận:
A. K dễ bị oxi hóa nhất	B. K khó bị oxi hóa nhất
C. K dễ bị khử nhất	D. K+ dễ bị oxi hóa nhất
CH2=CH - CH3
 І 
 CH3
Cao su Buna là sản phẩm trùng hợp của:
A. CH2=CH – CH=CH2	B. 
	C. CH2=C = CH – CH3 	D. CH2=CH 
 І
 C6H5
Cho các ankan sau: C2H6, C3H8, C4H10, C5H12, nhóm ankan nào có đồng phân khi tác dụng với Cl2 tỉ lệ 1:1 về số mol tạo ra dẫn xuất monoclorua duy nhất:
A. C2H6 và C3H8	B. C2H6, C5H12
C. C4H10, C5H12	D. C3H8, C4H10
Chất nào cho dưới đây khi hiđro hóa thu được iso- hexan:
A. CH2=CH – CH - CH2- CH3	B. CH2=C – CH – CH3
 І І
 CH3 CH3
C. CH3 - CH = C - CH2- CH3	D. CH2=C – CH – CH2- CH3
 І І
 CH3 CH3
Chất nào trong các chất sau có phản ứng cracking:
A. C2H4	B. C2H6
C. C3H8	D. C3H7Cl
Chất nào cho dưới đây có thể nhận biết được 3 chất lỏng phenol, stiren, rượu benzylic đựng trong 3 lọ riêng biệt:
A. Kim loại Na	B. Quỳ tím
C. Dung dịch NaOH	D. Dung dịch brom
Cho các dung dịch sau, dung dịch nào làm quì tím chuyển màu xanh:
A. H2N- CH2- COOH	B. HOOC- CH2- CH2- CH(NH2)- COOH
C. CH3COOH	D. H2N- CH2- CH2- CH(NH2)- COOH
Để phân biệt sacarozơ và glucozơ có thể dùng phản ứng :
A. Tác dụng với Cu(OH)2 và đun nóng.
B. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.
C. Phản ứng este hoá.
D. Phản ứng trùng ngưng.
Khi cho glixerin tác dụng với hỗn hợp 2 axit béo đơn chức khác nhau thì thu được bao nhiêu loại chất béo có cấu tạo phân tử khác nhau:
A. 2	B. 3
C. 4	D. 6
Muốn biết sự có mặt của đường glucozơ trong nước tiểu ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau đây:
A. giấy đo pH	B. dung dịch AgNO3/ NH3.
C. Cu(OH)2	D. cả B, C.
Thuỷ phân este E có công thức phân tử C4H8O2 với xúc tác là axit vô cơ loãng thu được 2 sản phẩm hữu cơ X, Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp được Y bằng 1 phản ứng. Chất X là:
A. Rượu etylic	B. Axit axetic 
C. Axit fomic	D. Rượu metylic
Trong sơ đồ chuyển hóa sau: 
 C4H8O2 đ A1 đ A2 đ A3 đ C2H6
	Công thức cấu tạo của A1, A2, A3 lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3COOH, CH3COONa
B. C3H7OH, C2H5COOH, C2H5COONa
C. C2H5OH, C2H5COOH, C2H5COONa
D. C3H7OH, CH3COOH, CH3COONa
Có bao nhiêu đồng phân amin ứng với công thức phân tử C3H9N:
A. 2 đồng phân	B. 3 đồng phân	
C. 4 đồng phân	D. 5 đồng phân	
Este C4H8O2 có gốc rượu là metyl thì axit tạo ra este đó là:
A. HCOOH	B. CH3COOH
C. C2H5COOH	D. C3H7COOH
Tên gọi nào sau đây không phải là tên của hợp chất hữu cơ este:
A. Metyl fomiat	B. Etyl axetat
C. Etyl	fomiat	D. Metyl etylat
Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 rượu A và B ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76g CO2. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước CO2 tạo ra là:
A. 2,94g	B. 2,48g	
C. 1,76g	D. 2,76g
Cho 2,84g hỗn hợp 2 rượu đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với Na kim loại tạo ra 4,6g chất rắn và V lít khí H2(đktc). V có giá trị là:
A. 2,24 lít	 	B. 1,12 lít	 
C. 1,792 lít 	D. 0,896 lít 
Thủy phân 0,01mol este của 1 rượu đa chức với 1 axit đơn chức tiêu tốn hết 1,2g NaOH. Mặt khác khi thủy phân 6,35g este đó thì tiêu tốn hết 3g NaOH và thu được 7,05g muối. CTPT và CTCT của este là:
A. (CH3COO)3C3H5 	 B. (C2H3COO)3C3H5 
 	C. C3H5(COOCH3)3 	 D. C3H5 (COOC2H3)3
Khi cho 4,48 lít (ở đktc) hỗn hợp gồm 2 olefin là đồng đẳng kế tiếp nhau qua bình đựng dung dịch brôm dư, thấy khối lượng của bình tăng thêm 7g. Công thức phân tử của 2 olefin là:
A. C2H4 và C3H6	B. C3H6 và C4H8
C. C4H8 và C5H10	D. C5H10 và C6H12
A, B là 2 rượu no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 1,6g A và 2,3g B tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H2(đktc). Công thức phân tử của 2 rượu là:
A. CH3OH, C2H5OH	B. C2H5OH, C3H7OH
C. C3H7OH, C4H9OH	D. C4H9OH, C5H11OH
Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí C3H8 và C4H10 đối với hiđro là 25,5 . Thành phần % thể tích của hỗn hợp đó là:
A. 50%;50%	 	B. 25%; 75% 	
C. 45% ; 55%	 	D. 20% ; 80%

File đính kèm:

  • docbo de so 2 (28).doc