Đề ôn thi học kỳ I (2010-2011) môn : hoá học 12

Câu 1. Hợp chất A có công thức cấu tạo CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của A là:

A. Etyl axetat B. Propyl axetat C. Metyl axetat D. Metyl propionat

Câu 2. Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là:

A. C2H5COOCH3 B. CH3COOC2H5

C. CH2 =CHCOOCH3 D. CH3COOCH3

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn thi học kỳ I (2010-2011) môn : hoá học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỐ 02
Sở GD & ĐT ..	 ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ I (2010-2011)
Trường 	 MÔN : HOÁ HỌC 12CB
 Thời gian làm bài 60 phút
Họ, tên thí sinh:.......................................................................
Số báo danh:............................................................................
Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố là: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; 
Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108.
Câu 1. Hợp chất A có công thức cấu tạo CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của A là:
A. Etyl axetat	B. Propyl axetat	C. Metyl axetat	D. Metyl propionat
Câu 2. Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. C2H5COOCH3	B. CH3COOC2H5	
C. CH2 =CHCOOCH3 	D. CH3COOCH3
Câu 3. Cho 6,0 gam HCOOCH3 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối HCOONa thu được là
A. 4,1 gam.	B. 6,8 gam.	C. 3,4 gam.	D. 8,2 gam.
Câu 4. Ứng với CTPT C4H8O2 có bao nhiêu este mạch hở là đồng phân của nhau:
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 5. Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl thì axit tương ứng của nó là:
A. CH3COOH	B. C2H3COOH	
C. C2H5COOH	D. C3H7COOH
Câu 6. Chất béo là trieste của axit béo với:
A. etylen glicol	B. glixerol	C. etanol	D. phenol
Câu 7. Phản ứng thủy phân este trong dd bazơ còn gọi là:
A. phản ứng este hóa	B. phản ứng thủy phân hóa
C. phản ứng xà phòng hóa	D. phản ứng oxi hóa
Câu 8. Tinh bột thuộc loại
A. polisaccarit.	B. đisaccarit.	C. lipit.	D. monosaccarit.
Câu 9. Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Saccarozơ.	B. Protein.	C. Tinh bột.	D. Glucozơ.
Câu 10. Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 36,0.	B. 16,2.	C. 9,0.	D. 18,0.
Câu 11. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết anđehit axetic, glucozơ và etilenglicol?
A. Cu(OH)2	B. Na	C. AgNO3/NH3	D. Iot
Câu 12. Để phân biệt glucozơ và fructozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?
A. dd AgNO3/NH3	B. Cu(OH)2/NaOH
C. dd brom	D. dd CH3COOH/H2SO4 đặc
Câu 13. Đốt cháy 17,1 gam đường C12H22O11 thì thể tích khí CO2 thu được (ở đktc):
A. 11,2 lít	B. 13,44 lít	C. 15,68 lít	D. 22,4 lít
Câu 14. Đun nóng tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng sẽ thu được:
A. etyl axetat	B. glucozơ	C. glixerol	D. Xenlulozơ
Câu 15. Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, thấy xuất hiện kết tủa màu
A. đỏ.	B. xanh.	C. trắng.	D. tím.
Câu 16. Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng CTPT C7H9N ?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 17. Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ được xếp theo dãy:
A. phenylamin < amoniac < eylamin 	B. amoniac < etylamin < phenylamin	
C. etylamin < amoniac < phenylamin	D. phenylamin < eylamin < amoniac
Câu 18. Trong các tên dưới đây ,tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2
 A.phenylamin 	B.benzyamin 	C.anilin 	D. phenyl metylamin 
Câu 19. Để phân biệt các chất alanin, axit glutamic và lysin(CH2(NH2)-CH2-CH2-CH2CH(NH2)-COOH) ta chỉ cần dùng:
A. Cu(OH)2, to	B. HCl	C. Dd Na2CO3	D. Quỳ tím
Câu 20. Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 200.	B. 100.	C. 150.	D. 50.
Câu 21. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipetit :
A.H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH	B.H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH
C.H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2-COOH	D.H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH
Câu 22. Thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các dd glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng :
 A. NaOH 	B. AgNO3/NH3 	C. Cu(OH)2 	D. HNO3
Câu 23. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp ?
A. Poli(vinyl clorua)	B. Polisaccarit	C. Protein	D. Nilon-6,6
Câu 24. Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polibuta-1,3-đien là
A. CH2=CH–CH=CH2.	B. CH2=CH–CH3.
C. CH2 =CHCl.	D. CH2 =CH2.
Câu 25. Tơ visco không thuộc loại:
A. Tơ hóa học	B. Tơ tổng hợp	C. Tơ bán tổng hợp	D. Tơ nhân tạo
Câu 26. Cao su buna-S là sản phẩm đồng trùng hợp của buta-1,3-dien với:
A. Stiren	B. Lưu huỳnh 	C. Etilen 	D. Vinyclorua
Câu 27. Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
A. PVC. 	B. nhựa bakelit. 	C. PE. 	D. Amilopectin
Câu 28. Phân tử khối trung bình của PVC là 250000 đvC. Hệ số polime hoá của PVC là :
A. 3000	B. 6000	C. 5000	D. 4000
Câu 29. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc phân nhóm nhóm IIA là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 30. Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A. 1s22s2 2p6 3s2.	B. 1s22s2 2p6.	C. 1s22s22p63s1.	D. 1s22s22p6 3s23p1.
Câu 31. Phương trình hoá học nào dưới đây biểu diễn đúng sự bảo toàn điện tích ? 
	A. Fe ® Fe2+ + 1e	B. Fe2+ + 2e ® Fe3+
	C. Fe ® Fe2+ + 2e	D. Fe + 2e ® Fe3+ 
Câu 32. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại ? 
	A. Vonfam	B. Sắt	C. Đồng	D. Kẽm 
Câu 33. Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là:
A. K, Cu, Zn.	B. Cu, K, Zn.	C. Zn, Cu, K.	D. K, Zn, Cu.
Câu 34. Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+. 	B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+. 	D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.
Câu 35. Dãy kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là 
A. Fe, Zn, Li, Sn	B. Cu, Pb, Rb, Ag	C. K, Na, Ca, Ba	D. Al, Hg, Cs, Sr
Câu 36. Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là (Cho H = 1, Zn = 65, Cl = 35,5)
A. 20,7 gam.	B. 13,6 gam.	C. 14,96 gam.	D. 27,2 gam.
Câu 37. Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4(đặc nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt (II) là
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6 
Câu 38. Cho 3,2g Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thể tích khí NO2 (đktc) thu được là 
	A. 1,12 lít	B. 2,24 lít	C. 3,36 lít	D. 4,48 lít
Câu 39. Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 0. 	B. 1. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 40. Nhúng một thanh Mg vào 200ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 0,8g. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là 
	A. 1,4g	B. 4,8g	C. 8,4g	D. 4,1g
----- HẾT -----

File đính kèm:

  • docDE ON HKI SO 02.doc