Đề ôn tập kiểm tra học kì II hóa học 10 – cơ bản

 

a) Cho khí Clo vào dung dịch chứa muối kalihalogenua (dư). Sau đó thêm vào một ít hồ tinh bột thì thấy dung dịch đổi sang màu xanh đặc trưng. Giải thích hiện tượng trên và tìm tên của muối kalihalogenua.

Từ muối ăn, nước và các điều kiện cần thiết hãy điều chế nước Javen.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập kiểm tra học kì II hóa học 10 – cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỌC 10 – CƠ BẢN 
ĐỀ 01
Cho khí Clo vào dung dịch chứa muối kalihalogenua (dư). Sau đó thêm vào một ít hồ tinh bột thì thấy dung dịch đổi sang màu xanh đặc trưng. Giải thích hiện tượng trên và tìm tên của muối kalihalogenua.
Từ muối ăn, nước và các điều kiện cần thiết hãy điều chế nước Javen. 
Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch chứa riêng biệt trong các lọ mất nhãn sau: HCl, NaBr, NaCl, HBr.
Cho cân bằng sau: CO2 + H2 ⇌ H2O (k) + CO rH > 0. Cân bằng dịch về phía nào khi 
Giảm t0 của hệ	b) Hạ p của hệ	c) Tăng nồng độ H2	d) Tăng thể tích hệ
Kalipemanganat® Khí Clo® Sắt(III)clorua® Sắt(III)hidroxit® Sắt(III)oxit
Clorua vôi
Kali clorat
Thực hiện chuỗi biến hóa sau:
Hòa tan hòan tòan 6g hỗn hợp gồm Cu, Fe, Al bằng axit HCl 1M (có dư) thu 3,024 lít khí (đktc) dung dịch A và 1,86g chất rắn B.
Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim lọai trong hỗn hợp đầu.
Tính thể tích dung dịch HCl đã lấy ban đầu, biết HCl dư 10% so với lượng phản ứng.
Lấy ½ hỗn hợp trên tác dụng với axit sunfuric đặc nguội, dư. Tính thể tích khí SO2 thu được (ở đktc).
------------------------------------
ĐỀ 02
Phát biểu định nghĩa: chất khử, chất oxi hoá, quá trình oxi hoá, quá trình khử; phản ứng oxi hóa-khử.
Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá khử ? Xác định chất khử, chất oxi hoá nếu tìm được:
NaOH + H2SO4 ® Na2SO4 + H2O	NaOH + Cl2 ® NaCl + NaOCl + H2O
Mg + HCl ® MgCl2 + H2	KClO3 + HCl ® KCl + Cl2 + H2O
Tại sao Clo ẩm có tính tẩy màu ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Dẫn 4,48 lit SO2 (đktc) vào 250ml dung dịch NaOH 1,25M. Xác định muối tạo thành và tính khối lượng muối thu được. 
Có 5 gói bột riêng biệt: NaCl, CaCO3, NaOH, Na2CO3, NaNO3 tìm cách phân biệt từng gói.
Cho phản ứng: 3Fe + 4H2O ⇌ Fe3O4 + 4H2 rH < 0
Cân bằng của phản ứng sẽ chuyển dịch về phía nào khi: 
Giảm t0 của hệ	b) Giảm p của hệ	c) Tăng nồng độ Fe	d) Tăng thể tích hệ
Có một hỗn hợp gồm sắt và đồng. Lấy m gam hỗn hộp khấy đều trong axit HCl, thu được 1,12 lít khí (ở điều kiện chuẩn). Đun nóng phần còn lại trong bình khí clo, thấy hiện tượng clo giảm 26,98gam. Tính m và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
------------------------------------
ĐỀ 03
Dẫn khí sunfurơ từ từ vào dd có hoà tan khí hidro sunfua dung dịch hoá vàng đục.
Trình bày các giai đoạn chính trong quá trình sản xuất axit H2SO4 từ quặng pyrit sắt.
Có 4 dung dịch : HCl, Na2SO4, KCl, Ba(OH)2 chỉ được dùng qùy tím để nhận biết từng dung dịch
Hãy bổ túc và cân bằng các pứ sau:
(A) + HCl ® MnCl2 + KCl + (B)­ + H2O	c) (B) + (C) ® nước Javen
(C) + HCl ® (D) + H2O	d) (D) + H2O (C) + (B)­ + (E) ­
Cho cân bằng sau: 2NO + O2 ⇌ 2NO2 rH < 0. Cân bằng pứ chuyển dịch về phía nào khi: 
Tăng t0 của hệ	b) Tăng p của hệ	c) Giảm nồng độ NO	d) Tăng thể tích hệ
Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh. Cho tiếp vào hỗn hợp còn lại sau pứ 500ml dd HCl thì được một hỗn hợp khí bay ra và dung dịch X.
Các khí bay ra là khí gì ? Hỗn hợp khí bay ra nặng hay nhẹ hơn khí oxi ? Tại sao ?
Axit HCl còn lại trong dung dịch X được trung hoà bởi 125ml dung dịch NaOH 0,1M. tính nồng độ mol/lít dung dịch HCl đã dùng.
------------------------------------
ĐỀ 04
Phát biểu các định nghĩa phản ứng thuận nghịch; cân bằng hoá học.
Phát biểu nguyên lý dời chuyển cân bằng hoá học Le chatelier
Cân bằng hoá học sau đây dời đổi theo chiều nào khi: Tăng nhiệt độ ? Giảm áp suất ? Dùng thêm chất xúc tác ? Giải thích. 
N2 + O2 2NO rH > 0
Chỉ dùng dd Na2CO3, trình bày cách nhận biết các lọ dung dịch riêng biệt : HCl, BaCl2 ,H2SO4 ,NaOH
Cân bằng phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:
 K2Cr2O7 + HCl ® KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
Từ nguyên liệu chính là bột sắt, axit clohydric và bột lưu huỳnh hãy trình bày hai phương pháp để điều chế hidrosunfua bằng phương trình pứ.
Cho 36gam CaSO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, toàn bộ khí sinh ra cho lội qua 250ml dung dịch NaOH 2M để tạo thành dung dịch X. Tính khối lượng các chất tan có trong dung dịch X.
Cho 12,1 gam hỗn hợp sắt và kẽm hoà tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng có dư, thu được 4,48 lít khí ở (đkc).
Tính khối lượng muối thu được.
Nếu hoà cùng lượng hỗn hợp trên trong H2SO4 thật đặc và nguội thì thể tích thu được là bao nhiêu ?
------------------------------------
ĐỀ 05
Tốc độ phản ứng hoa học là gì ?
Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024mol/lít. Sau 10 giây nồng độ chất đó 0,022 mol/lít. Tính tốc độ phản ứng trong thời gian đó.
Viết các pt pứ biểu diễn các biến hoá sau: 
 FeS ® H2S ® S ® ZnS ® H2SO4 ® SO2
Cho 3 lọ dung dịch riêng biệt: NaCl, Na2SO4, NaNO3. trình bày phương pháp hoá học nhận biết chúng.
Giải thích các hiện tượng sau, viết pt pứ nếu cần:
Trong lò nung với, để sản xuất được vôi sống, theo cân bằng hoá học: 
 CaCO3 CaO + CO2 rH = +43kcal 
Phải luôn luôn quạt và đun nóng ở nhiệt độ cao.
Để làm khô các chất khí người ta thường dẫn khí đi xuyên qua bình chứa H2SO4 đậm đặc.
Khi điều chế khí Clo bằng cách điện phân nước muối ăn, bình điện phân phải có vách ngăn giữa 2 điện cực.
Cho 13,7 gam hỗn hợp Mg và Zn vào H2SO4 đậm đặc, có dư. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 52,1 gam hỗn hợp muối khan.
Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu, giả sử phản ứng chỉ sinh ra khí SO2
Nếu cho hỗn hợp trên pứ với 200gam dd HCl 20%. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau pứ ?
------------------------------------
ĐỀ 06
Khí NO2 (có màu nâu) và khí N2O4 (không màu) biến hoá lẫn nhau theo cân bằng 2NO2 N2O4. nạp đầy khí NO2 vào một xylanh rồi nén mạnh, màu nâu biến mất; nếu dãn xã lực nén, màu nâu lại xuất hiện. Hãy giải thích.
Viết các pt phản ứng:
Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các lọ dung dịch riêng biệt : HCl, Na2SO4, HNO3, NaCl, H2SO4
Hoà tan hoàn toàn 13 gam một kim loại A có hoá trị 2 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí (đktc). Xác định kim loại A.
Để hoà tan hết hỗn hợp gồm Zn và ZnO cần dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% ( d = 1,19) thu được 8.96 lit khí (đktc).Tính :
Khối lượng hỗn hợp Zn và ZnO ban đầu ?
Nồng độ phần % muối kẽm trong dd sau pứ.
X là một kim loại hoá trị II, đứng sau H trong dãy hoạt động hoa học kim loại. Cho 19,4 gam hỗn hợp Zn và X vào dung dịch H2SO4 loãng lấy dư, có 4,48 lít khí sinh ra và một chất rắn; cho chất rắn đó vào H2SO4 đặc, nóng lấy dư thì có 2,24 lít khí Y bay ra. Các khí đo ở điểu kiện chuẩn.
------------------------------------
ĐỀ 07
Hãy cân bằng các pt pứ sau bằng phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất khử và chất oxi hoá 
Mg + HNO3 ® Mg(NO3)2 + N2 + H2O
S + NaOH ® Na2SO4 + Na2S + H2O
Viết các pt pứ theo sơ đồ sau:
 Fe ® FeS ® H2S ® SO2® H2SO4 ® S
Cho phản ứng: CO (k) + H2O (k) ⇌ CO2 (k) + H2 (k) rH = -10kcal 
Cân bằng của phản ứng sẽ chuyển dịch về phía nào khi: 
Tăng t0 của hệ	b) Tăng p của hệ	c) Giảm nồng độ CO	 d) Giảm thể tích hệ
Có 4 dung dịch sau bị mất nhãn, bằng phương pháp hoá học hãy nêu cách nhận biết 4 dung dịch đó, viết các ptpứ xảy ra nếu có : K2S, NaCl, K2SO4, Na2SO4
Nung nóng 16,2 gam hỗn hợp (Zn,S) thì thu được hỗn hợp A. cho A vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 4,48 lít hỗn hợp khí B.
Tính thành phần % theo khốo lượng của hỗn hợp ban đầu.
Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp khí B đối với He.
Dẫn hh khí B vào 120ml dung dịch NaOH 1M thì thu được muối gì ? Tính nồng độ mol/lít của dung dịch thu được.
------------------------------------
ĐỀ 08
Các pứ sau đây, phản ứng nào có thể xảy ra,viết cho đầy đủ nếu có phản ứng :
Cl2 + KI ® ? + ?	c) Br2 + KI ® ? + ?
I2 + NaCl ® ? +?	d) Cl2 + NaBr ® ? + ?
C bằng ptpứ sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:
Cu + KNO3 + H2SO4 ® CuSO4 + NO + K2SO4 + H2O
KMnO4 + H2S + H2SO4 ® K2SO4 + MnSO4 + S + H2O
Viết các pt pứ theo sơ đồ biến hoá sau:
Cho cân bằng sau: C + 2H2 ⇌ CH4 rH <0. Cân bằng pứ sẽ chuyển dịch về phía nào khi: 
Giảm t0 của hệ	b) Tăng p của hệ	c) Giảm nồng độ C 	 d) Giảm thể tích hệ
Cho hỗn hợp kẽm và sắt tác dụng vừa đủ với 700ml dung dịch HCl 0,2M. sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 9,25g hỗn hợp 2 muối khan.
Tính khối lượng của hh 2 kim loại ban đầu và % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp
Tính thể tích khí SO2 thu được khi cho lượng hỗn hợp 2 kim loại như trên tác dụng hết với H2SO4 đđ, nóng.
------------------------------------
ĐỀ 09
Người ta tổng hợp amoniac theo phản ứng sau: N2 + 3H2 ⇌ 2NH3 rH < 0
Trình bày các biện pháp kĩ thuật về nồng độ các chất, áp suất hệ, nhiệt độ phản ứng nhằm tăng hiệu suất phản ứng 
Viết pt pứ theo chuỗi sau:
 S ® H2S ® SO2 ® H2SO4 ® CuSO4 ® BaSO4
Nhận biết 4 chất sau: Na2S, Na2SO3, Na2SO4,NaCl
Đun nóng 74,5 gam muối KCl với H2SO4 đậm đặc. Lượng khí thoát ra được hấp thụ vào nước được 500ml dung dịch axit (dung dịch A). Tính nồng độ mol/lít của dung dịch A.
Hoà tan hết 11 gam hỗn hợp (Al, MgS) vào dung dịch A, ta thu được dung dịch B và hỗn hợp khí C, để trung hoà hết lượng axit dư trong dd B cần dùng vừa đúng 100ml dung dịch NaOH 2M.
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đem hoà tan.
Tính tỉ khối hơi của hh khí C so với không khí.
Đốt hoàn toàn khí hh khí C trong oxi dư rồi dẫn sản phẩm vào 120ml dd NaOH 1M. Tính khối lượng chất tan trong dung dịch thu được sau pứ.
------------------------------------
ĐỀ 10
Trình bày sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của axit sunfuric đặc và loãng. Nêu cách nhận biết ion SO42-.
Viết chuỗi pứ sau đây:
Cân bằng các pứ oxi hoá khử sau đây đồng thời xác định chất oxi hoá, chất khử:
Zn + HNO3 ® Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
Hoà tan hoàn tan 3,5 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và K2CO3 vào một dung dịch HCl lấy dư thì thu được 0,672 lít khí A (đkc) và một dung dịch B.
Tìm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Trong thí nghiệm trên, người ta dùng 500ml dung dịch HCl 0,16M tính nồng độ mol/lít của các chất trong dung dịch B(thể tích dung dịch xem như không đổi).
JJJ
“Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”
Chúc các em ôn tập tốt ! Thi tốt !
-----------------------------------

File đính kèm:

  • docde kiem tra hoa 10.doc