Đề ôn lý thuyết môn hóa học

Câu 1: Kim loại Na được làm chất chuyển nhiệt trong các lò hạt nhân là do:

 1. Na dẫn nhiệt tốt.

 2. Na có tính khử mạnh.

 3. Na dễ nóng chảy.

 A. Chỉ có 3. B. Chỉ có 1 và 3.

 C. Chỉ có 2 và 3. D. Chỉ có 1.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn lý thuyết môn hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn lý thuyết 1 
Câu 1: Kim loại Na được làm chất chuyển nhiệt trong các lò hạt nhân là do:
                1. Na dẫn nhiệt tốt.
                2. Na có tính khử mạnh.
                3. Na dễ nóng chảy.
                A. Chỉ có 3.             B. Chỉ có 1 và 3.
                C. Chỉ có 2 và 3.     D. Chỉ có 1.
Câu 2: Điều chế Na kim loại, người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau:
                1. Điện phân dung dịch NaCl.
                2. Dùng K cho tác dụng với dung dịch NaCl.
                3. Điện phân NaCl nóng chảy.               
                4. Khử Na2O bằng CO.
                A. Chỉ dùng 3.                         B. Chỉ dùng 1.
                C. Chỉ dùng 1 và 3.                 D. Chỉ dùng 4.
Câu 3: Trong nhóm IA (từ Li đến Cs) chọn kim loại mất điện tử khó nhất và kim loại mất điện tử dễ nhất. Hãy chọn kết quả đúng.
                A. Li, Rb.                B. Na, Cs.
                C. Na, Rb.               D. Li, Cs.
Câu 4: Xác định kim loại M biết rằng M cho ra ion M2+ có cấu hình của Ar trong bảng HTTH.
                A. Ca.                      B. K.      
                C. Cu.                      D. Mg.
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
                1. Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều phản ứng mạnh với nước kim loại.
                2. Một số kim loại kiềm nhỏ hơn nước.
                3. Kim loại kiềm là kim loại có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại.
                4. Kim loại kiềm có tỉ trọng và nhiệt độ nóng chảy và nhỏ hơn kim loại kiềm thổ cùng chu kỳ.
                A. Chỉ có 1, 2.         B. Chỉ có 2, 3.
                C. Chỉ có 1, 2, 3.     D. Chỉ có 2, 3, 4.
Câu 6: Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt: NaCl, CaCl2, MgCl2. Các câu nào dưới đây dùng để phân biệt được 3 chất rắn trên.
                A. Nước và dung dịch Na2CO3.
                B. Dung dịch Na2CO3.
                C. Dung dịch Ba(OH)2.          
                D. Dung dịch H2SO4.
Câu 7: Các phát biểu nào sau đây về độ cứng của nước là đúng:
                1. Có thể loại hết độ cứng của nước bằng dung dịch H2SO4.
                2. Độ cứng vĩnh cửu do các muối clorua, sunfat Ca và Mg.
                3. Có thể loại hết độ cứng của nước bằng dung dịch NaOH.
                4. Độ cứng tạm thời do Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
                A. Chỉ có 1, 2.         B. Chỉ có 2, 4.        
                C. Chỉ có 1, 3.         D. Chỉ có 3, 4.
Câu 8: Các phát biểu sau. Chọn phát biểu đúng.
                1. Đun sôi nước ta chỉ loại được nước cứng tạm thời.
                2. Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước.
                3. Có thể dùng Na2CO3 để loại cả hai độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu.
                4. Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước.
                A. Chỉ có 2, 3, 4.     B. Chỉ có 2, 3.        
                C. Chỉ có 1, 3, 4.     D. Chỉ có 1, 3.
Câu 9: Em hãy cho biết cặp hoá chất nào dưới đây có thể tác dụng được với nhau:
                1. Kẽm vào dung dịch CuSO4.
                2. Đồng vào dung dịch AgNO3.
                3. Kẽm vào dung dịch MgCl2.
                4. Nhôm vào dung dịch MgCl2.
                5. Sắt vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. 
                6. Hg vào dung dịch AgNO3.
                A. 1, 2, 6, 5.            B. 2, 3, 5, 6, 4.       
                C. 1, 2, 6.                D. 1, 2, 6, 4.
Câu 10: Cho dung dịch các muối sau: Na2SO4, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3, dung dịch muối nào làm giấy quỳ hoá đỏ.
                A. Al2(SO4)3.          B. Na2SO4.             
                C. BaCl2.                 D. Na2CO3.
Câu 11: Giải thích tại sao người ta dùng sự điện phân Al2O3 nóng chảy mà không dùng sự điện phân AlCl3 nóng chảy?
                A. Al2O3 cho ra nhôm tinh khiết.
                B. AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3.
                C. Sự điện phân AlCl3 nóng chảy cho ra Cl2 độc hại (Al2O3 cho ra O2).
                D. AlCl3 là hợp chất cộng hoá trị nên thăng hoa khi nung.
Câu 12: Có dung dịch muối nhôm Al2(NO3)3 lẫn tạp chất là Cu(NO3)2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch nhôm?
                A. Mg.                    B. Al.     
                C. AgNO3.              D. Dung dịch AgNO3.
Câu 13: Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
                A. Có kết tủa nhôm cacbonat.
                B. Có kết tủa Al(OH)3.
                C. Có kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan trở lại.
                D. Dung dịch vẫn còn trong suốt.
Câu 14: Để điều chế muối FeCl2 có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:
                A. Fe + Cl2 → FeCl2.                             
                B. FeCl3 +  Fe → FeCl2.
                C. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.
                D. Fe + MgCl2 → FeCl2 + Mg.
Câu 15: Trong 3 oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4, oxit nào tác dụng với HNO3 cho ra khí:
                A. Chỉ có FeO.        B. Chỉ có Fe2O3.    
                C. Chỉ có Fe3O4.     D. FeO và Fe3O4.
Câu 16: Một hỗn hợp gồm Ag, Cu, Fe có thể dùng hoá chất nào sau đây để tinh chế Ag:
                A. Dung dịch HCl.
                B. Dung dịch Cu(NO3)2.
                C. Dung dịch AgNO3.
                D. Dung dịch H2SO4 đậm đặc.
Câu 17: Sắp xếp các rượu sau: Metanol, butanol, pentanol theo thứ tự độ tan trong nước tăng dần:
                A. Etanol > Butanol > Pentanol.           
                B. Pentanol > Butanol > Etanol.
                C. Pentanol > Etanol > Butanol.            
                D. Etanol > Pentanol > Butanol.
Câu 18: Để có được rượu etylic tuyệt đối hoàn toàn không có nước từ rượu 950, trong các phương pháp sau:
                1. Dùng sự chưng cất phân đoạn để tách rượu ra khỏi nước (rượu etylic sôi ở 780C, nước ở 1000C).
                2. Dùng Na.                   
3. Dùng H2SO4 đặc để hút hết nước.
                A. Chỉ có 1.             B. Cả 3 phương pháp.
                C. Chỉ có 1 và 2.     D. Chỉ có 2 và 3.
Câu 19: Sắp xếp các chất sau metanol, etanol, protanol, butanol theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần:
                A. Metanol > Etanol > Protanol > Butanol.          
                B. Metanol < Etanol < Protanol < Butanol.
                C. Etanol > Metanol > Protanol > Butanol.          
                D. Protanol > Etanol > Metanol > Butanol.
Câu 20: Trong các chất sau: Na2SO4, NaOH, I2, Butanol, axeton. Chất nào tan nhiều trong rượu etylic?
                A. Chỉ có butanol.                  
                B. Chỉ có butanol, axeton.
                C. Chỉ có I2, butanol, axeton. 
                D. Tất cả các chất trên.
Câu 21: Để phân biệt giữa phenol và rượu benzilic C6H5 - CH2OH, ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau
                1. Na.      2. Dung dịch NaOH.      3. Nước Br2.
                A. Chỉ có 1.             B. Chỉ có 1, 2.        
                C. Chỉ có 2, 3.         D. Chỉ có 2.
Câu 22: Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
                A. C2H5OH.            B. CH3COOH.       
                C. CH3CHO.           D. C2H6.
Câu 23: Hợp chất nào sau đây không phải là este.
                A. CH3 - CH2 - Cl
.               B. CH3 - CH2 - ONO2.
                C. H - COOH - C6H5           
                D. Tất cả đều sai.
Câu 24: Để este hoá có hiệu suất cao hơn (cho nhiều este hơn), ta nên chọn câu nào:
                1. Tăng nhiệt độ.
                2. Dùng H+ xúc tác.
                3. Dùng nhiều axit (hay rượu) hơn.
                4. Dùng OH- xúc tác.
                A. Chỉ có 3.             B. Chỉ có 1 và 2.
                C. Chỉ có 2 và 4.     D. Chỉ có 4.
Câu 25: Trong các CTPT sau: C4H10O2, C3H6O3, C3H8O3, C3H7O2, công thức nào ứng với một rượu đa chức no.
                A. C4H10O2, C3H8O3.
                B. C3H6O3, C3H7O2.
                C. C4H10O2, C3H6O3.
                D. C3H7O2, C4H10O2.
 Đáp án:
1B - 2A - 3D - 4A - 5D - 6A - 7B - 8C - 9D - 10A - 11D - 12B - 13C - 14B - 15D - 16C
 17A - 18A - 19B - 20C - 21C - 22A - 23D - 24A - 25A

File đính kèm:

  • docde on ly thuyet 1 co dap an.doc