Đề ôn lý thuyết môn hóa học 12

Câu 1: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong những dung dịch sau: NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl. Hãy chọn thuốc thử nào sau đây để nhận biết dung dịch trong mỗi lọ?

 A. Dùng quỳ tím và dung dịch BaCl2.

 B. Dùng quỳ tím và dung dịch AgNO3.

 C. Dùng dung dịch BaCl2.

 D. Dùng quỳ tím

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn lý thuyết môn hóa học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn lý thuyết 3. 
Câu 1: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong những dung dịch sau: NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl. Hãy chọn thuốc thử nào sau đây để nhận biết dung dịch trong mỗi lọ?
                A. Dùng quỳ tím và dung dịch BaCl2.   
                B. Dùng quỳ tím và dung dịch AgNO3.
                C. Dùng dung dịch BaCl2.          
                D. Dùng quỳ tím
Câu 2: M là một kim loại nhóm IIA (Mg, Ca, Ba). Dung dịch muối MCl2 cho kết tủa với dung dịch Na2CO3, Na2SO4 nhưng không tạo kết tủa với dung dịch NaOH. Xác định kim loại M.
                A. Chỉ có thể là Mg.                               B. Chỉ có thể là Ba.
                C. Chỉ có thể là Ca.                               D. chỉ có thể là Mg, Ba.
Câu 3: Để điều chế sắt trong công nghiệp người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau:
                A. Điện phân dung dịch FeCl2.             
                B. Khử Fe2O3 bằng Al.
                C. Khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao. 
                D. Mg + FeCl2 cho ra MgCl2 + Fe.
Câu 4: Có 3 lọ bột đều là sắt FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bị mất nhãn. Có thể dùng phương pháp nào sau đây để nhận biết các hợp chất trên:
                A. Dung dịch HCl.                           
                B. Dung dịch H2SO4.             
                C. Dung dịch Cu(NO3)2.       
                D. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
Câu 5: Cho sắt kim loại nguyên chất, thép (sắt có một ít cacbon), gang (có nhiều cacbon). Trong 3 vật liệu này, chọn vật liệu mềm nhất, vật liệu cứng nhất và giòn nhất trong các kết quả sau:
                A. Fe và thép.                         B. Thép và gang.
                C. Fe và gang.                          D. Gang và Fe.
Câu 6: Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng:
                A. Fe + HNO3.                       B. Dung dịch Fe(NO3)3 + Fe.
                C. FeO + HNO3.                     D. FeS + HNO3.
Câu 7:Trong phát biểu sau, phát biểu nào sai:
                1. Dầu thực vật chỉ chứa este không no.
                2. Xà phòng (điều chế từ chất béo với NaOH) ở thể rắn còn xà phòng (điều chế từ axit béo với KOH) ở thể lỏng
                3. Dầu thực vật và dầu bôi trơn (dùng cho các động cơ) có cùng chức hoá học.
                4. Dầu thực vật tốt cho sức khoẻ hơn mỡ động vật.
                A. Câu 1 và 3.                         B. Câu 2 và 4.        
                C. Câu 1 và 4.                         D. Câu 2 và 3.
Câu 8: Để phân biệt glucozơ và fructozơ, ta có thể dùng thuốc thử:
                A. Dung dịch AgNO3/NH3.                    B. Dung dịch Br2.
                C. Cu(OH)2/NaOH.                                D. Cl2.
Câu 9: Để phân biệt các dung dịch glixerin, glucozơ, lòng trắng trứng ta chỉ cần dùng.
                A. Dung dịch HCl.                                  B. Dung dịch NaOH.             
                C. Dung dịch Cu(OH)2.                         D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Để có được NaOH có thể chọn phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:
                1. Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn xốp.
                2. Điện phân dung dịch NaCl.
                3. Nhiệt phân Na2CO3 →Na2O + CO2 và sau đó cho Na2O tác dụng với nước.
                4. Thêm một lượng vừa đủ Ba(OH)2 vào dung dịch Na2CO3.
                A. Chỉ có 1, 4.                         B. Chỉ có 1.                            
                C. Chỉ có 2.                             D. Chỉ có 2, 3.
Câu 11: Có 4 ống nghiệm được đánh số 1, 2, 3, 4 chứa các chất sau: Na2CO3, CaCl2, HCl, NH4HCO3. Lấy ống nghiệm số (1) đổ vào ống nghiệm số (3) thấy có kết tủa, lấy ống nghiệm số (3) đổ vào ống nghiệm số (4) thấy có khí bay ra. Xác định hoá chất đựng trong mỗi ống nghiệm?
                A. (1) CaCl2, (2) NH4HCO3, (3) Na2CO3, (4) HCl.
                B. (1) Na2CO3, (2) NH4HCO3, (3) CaCl2, (4) HCl.
                C. (1) Na2CO3, (2) HCl, (3) CaCl2, (4) NH4HCO3.
                D. (1) HCl, (2) Na2CO3, (3) NH4HCO3, (4) CaCl2.
Câu 12: Khi hoà tan AlCl3 trong nước, có hiện tượng gì xảy ra?
                A. Có xuất hiện kết tủa.                                         
                B. Dung dịch vẫn trong suốt.
                C. Có kết tủa sau đó kết tủa tan trở lại.      
                D. Có kết tủa đồng thời có khí thoát ra.
Câu 13: Các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất.
                A. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau nhôm trên dãy điện thế với điều kiện kim loại ấy dễ bay hơi.
                B. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau hiđro trên dãy điện thế.        
                C. Nhôm có thể khử tất cả các oxit kim loại.
                D. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng trước và sau nhôm trong dãy điện thế với điều kiện kim loại ấy dễ bay hơi.
Câu 14: Có thể phân biệt được glucozơ, glixerin, HCOOH, CH3HO và C2H5OH bằng:
                A. Quỳ tím, dung dịch AgNO3/NH3, Cu(OH)2.   
                B. Hỗn hợp [CuSO4 + NaOH (dư, t0)]
                C. [Cu(OH)2 + NaOH (t0)].                    
                D. Tất cả đều đúng.
Đáp Án:
                1A - 2B - 3C - 4D - 5C - 6B - 7A - 8A - 9C - 10A - 11A - 12D - 13A - 14A

File đính kèm:

  • docde on ly thuyet 3 co dap an(1).doc
Giáo án liên quan