Đề kiểm tra một tiết môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 25 - Đề 1 - Trường THCS Tam Thanh
A. Trắc nghiệm: (6đ)
Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: (6đ)
1. Các nguyên tử, phân tử có thể nhìn thấy được bằng:
A. Kính lúp. B. Kính hiển vi hiện đại. C. Kính hiển vi. D. Mắt thường.
2. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi?
A. Thể tích và nhiệt độ. B. Nhiệt năng.
C. Khối lượng và trọng lượng. D. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
3. Một con ngựa kéo xe với một lực là 1000N đi trên quãng đường dài 0,6km trong 20 phút. Công suất của ngựa là:
A. 500W. B. 300W. C. 700W. D. 100W.
4. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
C. Lò xo bị ép đặt trên mặt đất. D. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang.
5. Đơn vị của công suất là:
A. W. B. J. C. m/s. D. N.
6. Cơ năng gồm hai dạng là:
A. Động năng và thế năng. B. Thế năng và nhiệt năng.
C. Cơ năng và nhiệt năng. D. Động năng và cơ năng.
7. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật.
C. Nhiệt độ của vật. D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. 8. Thả đồng xu bằng kim loại vào một cốc nước nóng thì:
A. Nhiệt năng của đồng xu giảm. B. Nhiệt năng của đồng xu tăng.
C. Nhiệt độ của đồng xu giảm. D. Nhiệt năng của đồng xu không thay đổi.
9. Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích:
A. Bằng 100cm3. B. Lớn hơn 100cm3.
C. Nhỏ hơn 100cm3. D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3.
10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động.
B. Vật có động năng có khả năng sinh công.
C. Động năng của vật không thay đổi khi vật đang chuyển động đều.
D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc khối lượng của vật.
11. Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN: MÔN: VẬT LÝ 8 LỚP: 8.. TUẦN: 25 - TIẾT: 25 Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ 1 A. Trắc nghiệm: (6đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: (6đ) 1. Các nguyên tử, phân tử có thể nhìn thấy được bằng: A. Kính lúp. B. Kính hiển vi hiện đại. C. Kính hiển vi. D. Mắt thường. 2. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi? A. Thể tích và nhiệt độ. B. Nhiệt năng. C. Khối lượng và trọng lượng. D. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng. 3. Một con ngựa kéo xe với một lực là 1000N đi trên quãng đường dài 0,6km trong 20 phút. Công suất của ngựa là: A. 500W. B. 300W. C. 700W. D. 100W. 4. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. C. Lò xo bị ép đặt trên mặt đất. D. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang. 5. Đơn vị của công suất là: A. W. B. J. C. m/s. D. N. 6. Cơ năng gồm hai dạng là: A. Động năng và thế năng. B. Thế năng và nhiệt năng. C. Cơ năng và nhiệt năng. D. Động năng và cơ năng. 7. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Nhiệt độ của vật. D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. 8. Thả đồng xu bằng kim loại vào một cốc nước nóng thì: A. Nhiệt năng của đồng xu giảm. B. Nhiệt năng của đồng xu tăng. C. Nhiệt độ của đồng xu giảm. D. Nhiệt năng của đồng xu không thay đổi. 9. Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích: A. Bằng 100cm3. B. Lớn hơn 100cm3. C. Nhỏ hơn 100cm3. D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3. 10. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động. B. Vật có động năng có khả năng sinh công. C. Động năng của vật không thay đổi khi vật đang chuyển động đều. D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc khối lượng của vật. 11. Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm. D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng. 12. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự tạo thành gió. B. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước. C. Đường tan trong nước. D. Quả bong bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian. B. Tự luận: (4đ) Bài 13: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người ấy phải dùng một lực 180N. Tính công và công suất của người kéo. (2đ) Bài 14: Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao? (1đ) Bài 15: Nung nóng một thỏi sắt rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của thỏi sắt và của nước thay đổi thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì? (1đ) ....... ĐÁP ÁN ĐỀ 1 A. Trắc nghiệm: (6đ) Mỗi đáp án đúng được (0,5đ): Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C A D A A C B C D B A B. Tự luận: (4đ) Bài 13: (2đ) Tóm tắt: (0,25đ) Giải s = 8m Công thực hiện của người kéo là: t =20s A = Fs = 180.8 = 1 440 (J). (0,75đ) F = 180N Công suất của người kéo là: A = ? . (0,75đ) P = ? Đáp số: A = 1 440J; P = 72W. (0,25đ) Bài 14: (1đ) Vì các phân tử nước hoa chuyển động theo mọi hướng, nên có một số phân tử này ra khỏi lọ nước hoa và tới được các vị trí khác nhau trong lớp. Bài 15: (1đ) Nhiệt năng của thỏi sắt giảm còn nhiệt năng của nước trong cốc tăng. Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt năng là do sự truyền nhiệt. TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN: MÔN: VẬT LÝ 8 LỚP: 8.. TUẦN: 25 - TIẾT: 25 Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ 2 A. Trắc nghiệm: (6 đ) I. Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: (4 đ) 1. Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu – nước có thể tích: A. Bằng 100cm3. B. Lớn hơn 100cm3. C. Nhỏ hơn 100cm3. D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3. 2. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Đường tan vào nước. B. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước. C. Sự tạo thành gió. D. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian. 3. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt độ. B. Nhiệt năng. C. Khối lượng. D. Thể tích. 4. Một xe chuyển động đều lên dốc với vận tốc 2m/s. Biết công suất của động cơ là 15kW. Lực kéo của động cơ là: A. 6500N. B. 7500N. C. 1500N. D. 5000N. 5. Đường kính của phân tử ôxi vào khoảng 0,0000003mm, thì độ dài của 1000 phân tử đứng nối tiếp nhau là: A. 0,0003mm. B. 0,003mm. C. 0.03mm. D. 0,3mm. 6. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là: A. Chuyển động thẳng đều. B. Chuyển động cong. C. Chuyển động tròn. D. Chuyển động không ngừng. 7. Chọn câu trả lời đúng nhất. Một viên đạn đang bắn lên từ mặt đất. Trong quá trình bay lên thì viên đạn có: A. Động năng tăng dần. B. Thế năng tăng dần. C. Động năng giảm dần. D. Động năng giảm dần, thế năng tăng dần. 8. Câu nào sau đây viết về nhiệt năng là không đúng? A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật. C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có. 9. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có thế năng, vừa có động năng? A. Chỉ khi vật đang đi lên. B. Chỉ khi vật đang rơi xuống. C. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất. D. Cả khi vật đang đi lên và đang rơi xuống. 10. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. B. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật. 11. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. B. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. C. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. D. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. 12. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. C. Lò xo bị ép đặt trên mặt đất. D. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang. B. Tự luận: (4đ) Bài 13: Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa. (2đ) Bài 14: Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước nóng. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao? (1đ) Bài 15: Nung nóng một thỏi sắt rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của thỏi sắt và của nước thay đổi thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì? (1đ) ĐÁP ÁN ĐỀ 2 A. Trắc nghiệm: (6đ) I. Mỗi đáp án đúng được (0,5đ): Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C C C B A D D B D D A D B. Tự luận: (4đ) Bài 13: (2đ) Tóm tắt: (0,25đ) Giải F = 80N Công thực hiện được của con ngựa là: s = 4,5km = 4 500m A = Fs = 80.4 500 = 360 000(J). (0,75đ) t = 0,5h = 1 800s Công suất trung bình của con ngựa là: A = ? . (0,75đ) P = ? Đáp số: A = 360 000J (0,25đ) P = 200W Bài 14: (1đ) Do các phân tử mực chuyển động không ngừng về mọi phía. Khi tăng nhiệt độ thì hiện tượng xảy ra nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn. Bài 15: (1đ) Nhiệt năng của thỏi sắt giảm còn nhiệt năng của nước trong cốc tăng. Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt năng là do sự truyền nhiệt.
File đính kèm:
- De kiem tra 1 tiet li 8 KHII.doc