Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 155: Phần truyện (Có đáp án)
Câu 1: (2,5 điểm) Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả nào? Nêu một vài nét hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
Câu 2: (2,5 điểm) Em biết gì về tác giả người Anh Đe – ni – ơn Đi – phô? Tác phẩm đầu tay được ông viết năm bao nhiêu, dưới hình thức nào, được trich từ tác phẩm nào? ngôi kể thứ mấy?
Câu 3: (2 điểm) Trong truyện “Bến quê” của tác giả Nguyễn Minh Châu có nhiều hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng?
Câu 4: (3 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?
BÀI LÀM
30 % Tổng số câu:4 Tổng số điểm:10 Tỉ lệ: 100 % ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9 Tiết 155: Kiểm tra văn – Phần truyện Họ và tên: .............................................................. Lớp 9A Điểm Lời phê của thầy cô giáo ĐỀ BÀI Câu 1: (2,5 điểm) Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả nào? Nêu một vài nét hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? Câu 2: (2,5 điểm) Em biết gì về tác giả người Anh Đe – ni – ơn Đi – phô? Tác phẩm đầu tay được ông viết năm bao nhiêu, dưới hình thức nào, được trich từ tác phẩm nào? ngôi kể thứ mấy? Câu 3: (2 điểm) Trong truyện “Bến quê” của tác giả Nguyễn Minh Châu có nhiều hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng? Câu 4: (3 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê? BÀI LÀM ....... ....... ............................................................................................................................... ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Tiết 155: Kiểm tra văn – Phần truyện ĐỀ 1 Câu 1: (2,5 điểm) - Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. (0,5 điểm) - Tác giả Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là Bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó thủ tướng Chính phủ. (1 điểm) - Bài viết này được đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và được in vào tập Một góc nhìn của tri thức, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002. (1 điểm) Câu 2: (2,5 điểm) - Đe – ni – ơn Đi – phô (1660 – 1731) là nhà văn lớn người Anh ở thế kỷ XVIII. Ông đến với tiểu thuyết khá muộn, khi đã gần 60 tuổi. (0,5 điểm) - Tác phẩm đầu tay “Rô – bin – xơn Cru – xô” được ông viết năm 1719. (0,25 điểm) - Văn bản “Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang” trích từ tiểu thuyết Rô – bin – xơn Cru – xô. Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện. Rô – bin – xơn tức Rô – bin – xơn Cru – xô, xưng “tôi” tự kể chuyện mình. (0,75 điểm) - Một ngày cuối tháng 9, năm 27 tuổi, Rô – bin – xơn quê ở miền Y – óoc – sai, nước Anh, bị bão đắm tàu, một mình sống sót dạt vào đảo hoang không có dấu chân người. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày, Rô – bin – xơn khi ấy đã 55 tuổi, mới trở về được Anh. Đoạn trích Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang kể chuyện lúc Rô – bin – xơn đã một mình sống ngoài đảo hoang 15 năm. (1 điểm) Câu 3: (2 điểm) Trong truyện “Bến quê” của tác giả Nguyễn Minh Châu hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Hai lớp nghĩa này gắn bó, thống nhất khiến cho các hình ảnh không bị tước đi giá trị tạo hình và sức gợi cảm để chỉ trở thành hình ảnh ước lệ. (0,75 điểm) - Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này, khi cơn lũ đầu nguồn đã dồn về, đã ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng gợi ra cho biết sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng. (0,75 điểm) - Đứa con trai của Nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế trên lề đường. Chi tiết này gợi ra điều mà Nhĩ gọi là “hùng chình, vòng vèo mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi. (0,5 điểm) Câu 4: (3 điểm) - Phương Định là người con gái Hà Nội vào chiến trường, cô mang theo những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò và người mẹ yêu quý vào chiến trường dữ dội. (1 điểm) - Vào chiến trường đã 3 năm, từng chứng kiến bao sự mất mát hy sinh, nhưng ở cô cũng như những người đồng đội không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai. (1 điểm) - Cũng như những người đồng đội trong tổ trinh sát, cô dành tình cảm và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. (1 điểm) ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9 Tiết 155: Kiểm tra văn – Phần truyện Họ và tên: .............................................................. Lớp 9A Điểm Lời phê của thầy cô giáo ĐỀ BÀI Câu 1: (2,5 điểm) Em biết gì về tác giả người Anh Đe – ni – ơn Đi – phô? Tác phẩm đầu tay được ông viết năm bao nhiêu, dưới hình thức nào, được trich từ tác phẩm nào? ngôi kể thứ mấy? Câu 2: (2,5 điểm) Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả nào? Nêu một vài nét hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? Câu 3: (2 điểm) Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích “Bến quê” của tác giả Nguyễn Minh Châu? Câu 4: (3 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê? BÀI LÀM ......................................................................... .......................................... ....... ... ....... ... ... ... ....... ... ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Tiết 155: Kiểm tra văn – Phần truyện ĐỀ 2 Câu 1: (2,5 điểm) - Đe – ni – ơn Đi – phô (1660 – 1731) là nhà văn lớn người Anh ở thế kỷ XVIII. Ông đến với tiểu thuyết khá muộn, khi đã gần 60 tuổi. (0,5 điểm) - Tác phẩm đầu tay “Rô – bin – xơn Cru – xô” được ông viết năm 1719. (0,25 điểm) - Văn bản “Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang” trích từ tiểu thuyết Rô – bin – xơn Cru – xô. Tác phẩm được viết dưới hình thức tự truyện. Rô – bin – xơn tức Rô – bin – xơn Cru – xô, xưng “tôi” tự kể chuyện mình. (0,75 điểm) - Một ngày cuối tháng 9, năm 27 tuổi, Rô – bin – xơn quê ở miền Y – óoc – sai, nước Anh, bị bão đắm tàu, một mình sống sót dạt vào đảo hoang không có dấu chân người. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày, Rô – bin – xơn khi ấy đã 55 tuổi, mới trở về được Anh. Đoạn trích Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang kể chuyện lúc Rô – bin – xơn đã một mình sống ngoài đảo hoang 15 năm. (1 điểm) Câu 2: (2,5 điểm) - Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. (0,5 điểm) - Tác giả Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là Bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó thủ tướng Chính phủ. (1 điểm) - Bài viết này được đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và được in vào tập Một góc nhìn của tri thức, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002. (1 điểm) Câu 3: (2 điểm) - Đoạn trích kể về nhân vật chính Nhĩ – anh đã từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, nhưng về cuối đời anh lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ. Nhưng cũng chính vào thời điểm ấy, Nhĩ đã phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. Cũng như đến lúc nằm liệt giường, nhận sự săn sóc từng miếng ăn, ngụm nước của người vợ, Nhĩ mới cảm nhận hết được sự vất vả, tần tảo, tình yêu và đức hi sinh thầm lặng của vợ mình. Nhĩ vô cùng khao khát được một lần đặt chân lên bờ bãi bên kia sông, cái miền đất thật gần gũi nhưng đã trở nên rất xa vời đối với anh. Và nhân vật đã chiêm nghiệm được cái nghịch lí của đời người. Họa chăng cho có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với lỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết. Câu 4: (3 điểm) - Phương Định là người con gái Hà Nội vào chiến trường, cô mang theo những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò và người mẹ yêu quý vào chiến trường dữ dội. (1 điểm) - Vào chiến trường đã 3 năm, từng chứng kiến bao sự mất mát hy sinh, nhưng ở cô cũng như những người đồng đội kh mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai.(1 đ) - Cũng như những người đồng đội trong tổ trinh sát, cô dành t/c và niềm cảm phục cho tất cả những người ch sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. (1 điểm) ĐỀ 3 ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9 Tiết 155: Kiểm tra văn – Phần truyện Họ và tên: .............................................................. Lớp 9A Điểm Lời phê của thầy cô giáo ĐỀ BÀI Câu 1: (2,5 điểm) Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả nào? Nêu một vài nét hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? Câu 2: (2,5 điểm) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Minh Châu? Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm Bến Quê? Câu 3: (2 điểm) Trong truyện “Bến quê” của tác giả Nguyễn Minh Châu có nhiều hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng? Câu 4: (3 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê? BÀI LÀM .......................................... .............................................................................................................. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Tiết 155: Kiểm tra văn – Phần truyện ĐỀ 3 Câu 1: (2,5 điểm) - Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. (0,5 điểm) - Tác giả Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là Bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó thủ tướng Chính phủ. (1 điểm) - Bài viết này được đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và được in vào tập Một góc nhìn của tri thức, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002. (1 điểm) Câu 2: (2,5 điểm) - Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, vào bộ đội năm 1950 và bắt đầu viết văn từ 1954. Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu – đặc biệt là các truyện ngắn đã thể hiện những tìm tòi mới về tư tưởng nghệ thuật, góp phần làm đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay. Năm 2000, ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. (2 điểm) - Truyện ngắn Bến quê được in trong tập cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Văn bản đưa vào sách giáo khoa lược bỏ một đoạn ở phần đầu truyện. (0,5 điểm) Câu 3: (2 điểm) Trong truyện “Bến quê” của tác giả Nguyễn Minh Châu hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Hai lớp nghĩa này gắn bó, thống nhất khiến cho các hình ảnh không bị tước đi giá trị tạo hình và sức gợi cảm để chỉ trở thành hình ảnh ước lệ. (0,75 điểm) - Những bông hoa bằng lăng cuối mù
File đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_tiet_155_phan_truyen_co_dap_an.doc