Đề kiểm tra môn hoá 1 (thời gian làm bài: 180 phút)

Câu 1. Có các chất sau: Ca(OH)2, Na2SO4, Na2CO3, HCl. Chất nào có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời. Giải thích và viết phương trình phản ứng.

Câu 2. Chất hữu cơ X không no chứa các nguyên tố C, H, O. Cho X tác dụng với H2 dư (có Ni đun nóng làm xúc tác) được chất hữu cơ Y. Đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC, thu được chất hữu cơ Z. Trùng hợp Z được polisobutilen.

a. Xác định CTCT của X và viết các viết phương trình phản ứng.

b. Từ chất X và metan cùng các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế thuỷ tinh hữu cơ (polimetylmetacrylat).

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn hoá 1 (thời gian làm bài: 180 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®Ò kiÓm tra m«n ho¸ 1 
(Thêi gian lµm bµi: 180 phót)
--------------------------------------
Câu 1. Có các chất sau: Ca(OH)2, Na2SO4, Na2CO3, HCl. Chất nào có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời. Giải thích và viết phương trình phản ứng.
Câu 2. Chất hữu cơ X không no chứa các nguyên tố C, H, O. Cho X tác dụng với H2 dư (có Ni đun nóng làm xúc tác) được chất hữu cơ Y. Đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC, thu được chất hữu cơ Z. Trùng hợp Z được polisobutilen.
Xác định CTCT của X và viết các viết phương trình phản ứng.
Từ chất X và metan cùng các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế thuỷ tinh hữu cơ (polimetylmetacrylat).
Câu 3. a. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
MnO2 + HCl → Khí A
FeS + HCl → Khí B
Na2SO3 + HCl → Khí C
NH4HCO3 + NaOHdư → Khí D
Cho khí A tác dụng với khí D, cho khí B tác dụng với khí C, cho khí B tác dụng với khí A trong H2O. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
Câu 4. Tơ là gì? Từ xenlulozơ điều chế tơ axetat. Từ caprolactam điều chế tơ capron.
Câu 5. Một hỗn hợp A gồm Ba và Al. Cho m gam A tác dụng với H2O dư, thu được 1,344 lít khí, dung dịch B và phần không tan C. Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít khí. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện tiêu chuẩn.
Tính khối lượng của từng kim loại trong m gam A.
Cho 50 ml dung dịch HCl vào dung dịch B. Sau khi phản ứng xong, thu được 0,78 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl.
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 50,4 lít không khí. Sau phản ứng cho toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 41,664 lít.
Biết rằng A vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH. Xác định CTCT của A. Biết các khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn, không khí có 20% O2 và 80% N2 về thể tích.
Câu 7. Hỗn hợp A có khối lượng 8,14 gam gồm CuO, Al2O3 và một oxit của sắt. Cho H2 dư qua A nung nóng, sau khi phản ứng xong thu được 1,44 gam H2O. Hoà tan hoàn A cần dùng170 ml dung dịch H2SO4 1M, được dung dịch B.
Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung tới khối lượng không đổi, được 5,2 gam chất rắn.
Xác định công thức của sắt oxit và tính khối lượng của từng oxit trong A.
Câu 8. Hỗn hợp A gồm 3 este đơn chức, mạch thẳng, tạo thành từ cùng một rượu B với 3 axit hữu cơ, trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no chứa một liên kết đôi. Xà phòng hoá 14,7 gam A bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và p gam rượu B. Cho p gam rượu B đó vào bình đựng Na dư, sau phản ứng có 2,24 lít khí thoát ra và khối lượng bình đựng Na tăng 6,2 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 14,7 gam A, thu được 13,44 lít khí CO2 và 9,9 gam H2O. Xác định CTCT của từng este trong A. Biết các khí đều đo ở đktc.
Cho: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Al = 27, Fe = 56, Cu = 64, Ba = 137.
®Ò kiÓm tra m«n ho¸ 2 
(Thêi gian lµm bµi: 180 phót)
--------------------------------------
Câu 1. 1. Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố M, R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667% khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử của M có n = p + 4, còn trong hạt nhân của R có n’ = p’, trong đó n, n’, p, p’ là số nơtron và số proton tương ứng của M và của R. Biết rằng tổng số proton trong phân tử Z bằng 84 và a + b = 4. Tìm CTPT của Z.
2. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt có pH = 2. Viết các phương trình phản ứng và tính thể tích của dung dịch Y.
Câu 2. 1. Hidrocacbon X là monome dùng để trùng hợp tạo ra cao su buna. Hãy cho biết CTCT của X và viết phương trình phản ứng trùng hợp đó?
 Hãy chọn các chất hữu cơ thích hợp và dùng CTCT của chúng để hoàn thành các phương trình phản ứng dưới đây:
a. X1 + H2 ®X
c. R(OH)2 ® X + H2O
b. X2 ® X + H2
d. X3 ® X + H2O + H2
2. Hãy sắp xếp các chất: amoniăc, anilin, p - nitroanilin, p - aminotoluen, metylamin, dimetylamin theo trình tự lực bazơ (tính bazơ) tăng dần từ trái qua phải? Giải thích ngắn gọn cách sắp xếp đó?
Câu 3. Cho 9,86 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một cốc chứa 430 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thêm tiếp vào cốc 1,2 lít dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung tới khối lượng không đổi thì thu được 26,08 gam chất rắn.
Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 4. Có 3 hợp chất hữu cơ A, B, C, khối lượng phân tử mỗi chất đều nhỏ hơn 180 DddvC. Hợp chất B có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất của A. Hợp chất C là dẫn xuất chứa oxy của benzen, khối lượng phân tử của C bằng 94 ddvC.
 Khi đốt cháy hoàn toàn 15 mg chất A chỉ thu được hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước, tổng thể tích của chúng quy về điều kiện tiêu chuẩn bằng 22,4 ml.
Hãy xác định công thức đơn giản nhất của A và viết CTCT của C.
Hãy cho biết tên gọi thông thường và tên quốc tế của B. Ở điều kiện thường B là chất rắn, chất lỏng hay chất khí? Dung dịch 38 - 40% của B trong nước có tên là gì? Viết CTCT một đoạn mạch của các polime được tạo ra trong các phản ứng sau:
Dung dịch B phản ứng với lượng dư C, có xúc tác axit khi đung nóng.
Lượng dư dung dịch B phản ứng với C, xúc tác bằng bazơ, khi đung nóng.
Giả sử chất A chỉ chứa các nhóm chức phản ứng được với Na giải phóng H2. Hoà tan A vào dung môi trơ được dung dịch có nồng độ 1M. Lấy 100ml dung dịch đó cho tác dụng hết với Na thì thu được 2,24 lít H2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Viết CTPT và CTCT của A.
Cho: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, S = 32, Na = 23, Mg = 24, Fe = 56, Zn = 65, Ba = 137.

File đính kèm:

  • docMot so de on thi dai hoc rat hay.doc