Đề kiểm tra môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án)
Câu 1 (2điểm):
Nêu vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất.
Câu 2 (3điểm):
a. Em hãy cho biết: Trái Đất chuyển động quanh trục theo hướng nào? Thời gian chuyển động quanh trục một vòng hết bao lâu và sinh ra những hệ quả gì ?
b. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất ?
Câu 3 (2điểm):
Tính các đường kinh tuyến theo các khoảng cách sau:
Khoảng cách trên quả địa cầu Có bao nhiêu kinh tuyến
10
50
100
200
Câu 4 (3điểm):
Dựa vào Hình 25, hãy so sánh độ dài ngày đêm các địa điểm : A,B,C,D; A’, B’, C’, D’ vào các ngày 22 – 6 và 22 – 12. Giải thích tại sao có hiện tượng đó ?
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 45 phút (Đề này gồm 04câu,01trang) Điểm lời nhận xét của giáo viên Câu 1 (2điểm): Nêu vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất. Câu 2 (3điểm): a. Em hãy cho biết: Trái Đất chuyển động quanh trục theo hướng nào? Thời gian chuyển động quanh trục một vòng hết bao lâu và sinh ra những hệ quả gì ? b. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất ? Câu 3 (2điểm): Tính các đường kinh tuyến theo các khoảng cách sau: Khoảng cách trên quả địa cầu Có bao nhiêu kinh tuyến 10 50 100 200 Câu 4 (3điểm): Dựa vào Hình 25, hãy so sánh độ dài ngày đêm các địa điểm : A,B,C,D; A’, B’, C’, D’ vào các ngày 22 – 6 và 22 – 12. Giải thích tại sao có hiện tượng đó ? ----------------------- Hết ----------------------- UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 45 phút NĂM HỌC 2016-2017 MÔN:ĐỊA LÍ ( Hướng dẫn gồm 04.câu,02trang) Câu Đáp án Điểm 1 (2 điểm) - Vị trí: Trái Đất đứng ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần MT. - TĐ có dạng hình cầu. - Kích thước: Rất lớn. + Bán kính:6370 km + Đường XĐ:40076 km 2,0 điểm 2 (3điểm) a. 2 điểm - TĐ chuyển động quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. - Thời gian Trái Đất tự quay hết 1 vòng quanh trục là 1 ngày đêm, được quy ước là 24h. + Chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có 1 giờ riêng ( giờ khu vực) - Hệ quả: + Ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng + Sự lệch hướng 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm b. Giải thích: 1,0 điểm - Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. - Nhờ có sự vận động tự quay của Trái Đất từ tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm 1,0 điểm 3 (2điểm) Khoảng cách trên bản đồ Có bao nhiêu kinh tuyến 10 360 50 72 100 36 200 18 2,0 điểm 4 (3điểm) * So sánh độ dài ngày, đêm các địa điểm: A,B,C,D; A’, B’, C’, D’ vào các ngày 22 – 6 và 22 – 12. - Vào ngày 22 – 6: + Các địa điểm: A,B,D có ngày dài hơn đêm. + Các địa điểm:A’, B’, D’ có ngày ngắn hơn đêm. - Vào ngày 22 – 12: + Các địa điểm: A,B,D có ngày ngắn hơn đêm. + Các địa điểm:A’, B’, D’ có ngày dài hơn đêm. + Điểm C luôn có ngày và đêm dài bằng nhau. * Giải thích: - Vào ngày 22- 6 NCB ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn NCN, đường phân chia sáng tối đi ra phía sau cực Bắc, phía trước cực Nam nên các địa điểm ở NCB có ngày dài hơn đêm và NCN thì ngược lại. - Vào ngày 22 – 12 NCN ngả nhiều về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn NCB, đường phân chia sáng tối đi ra phía trước cực Bắc, phía sau cực Nam vì thế các địa điểm ở NCN có ngày dài hơn đêm và NCB thì ngược lại. + Đường sáng tối luôn đi qua tâm Trái Đất nên điểm C nằm ở xích đạo luôn có ngày dài bằng đêm. 1,0 điểm 2,0 điểm
File đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_dia_li_lop_6_nam_hoc_2016_2017_truong_thcs_h.doc