Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Vòng 2

Câu 3 (4 điểm):

Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, phong trào chống Pháp của nhân dân ta nổ ra quyết liệt, rộng khắp. Bằng những kiến thức đã học, hãy cho biết:

a) Vì sao khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh vũ trang tồn tại dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

b) So với phong trào Cần Vơng, khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản?

 Câu 4: (2 điểm)

Bằng hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam cuối TKXIX hãy cho biết:

a) Hoàn cảnh lịch sử nào đã dẫn tới sự ra đời trào lưu tư tưởng canh tân đất nước những năm cuối thế kỉ XIX?

 b) Những ai là người đưa ra đề nghị canh tân đất nước? Các đề nghị đó có được thực hiện không? Vì sao?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Vòng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học sinh giỏi Lớp 8 – Vòng 2
Môn Lịch sử – Thời gian: 150 phút
Đề bài:
 Câu 1(2 điểm):
 Phong trào Cần Vương nổ ra trong hoàn cảnh nào? Theo em cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?
 Câu 2(2 điểm): 
 Khởi nghĩa Hương Khê có điểm gì giống và khác các phong trào trong phong trào Cần Vương?
Câu 3 (4 điểm):
Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, phong trào chống Pháp của nhân dân ta nổ ra quyết liệt, rộng khắp. Bằng những kiến thức đã học, hãy cho biết:
a) Vì sao khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh vũ trang tồn tại dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
b) So với phong trào Cần Vơng, khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản?
 Câu 4: (2 điểm)
Bằng hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam cuối TKXIX hãy cho biết:
a) Hoàn cảnh lịch sử nào đã dẫn tới sự ra đời trào lưu tư tưởng canh tân đất nước những năm cuối thế kỉ XIX?
 b) Những ai là người đưa ra đề nghị canh tân đất nước? Các đề nghị đó có được thực hiện không? Vì sao?
---------Hết----------
Hướng dẫN chấm Đề vòng 2
 Câu 1(2 điểm):
* Hoàn cảnh lịch sử
 - Sau hai hiệp ước 1883 và  1884 TDP đã hoàn thành quá trình xâm lược VN và chính thức xác lập vị trí thống trị của Pháp ở VN(0,25 điểm)
 - Triều đình Huế phân hoá ngày càng sâu sắc hơn: phe chủ hoà hoàn toàn đầu hàng và cam tâm làm tay sai cho Pháp, phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết quyết tâm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài (ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực , vũ khí, thẳng tay trừng trị những kẻ thân Pháp và đưa Hàm Nghi lên ngôi vua) . Vì vậy TD P tìm mọi cách tiêu diệt phe chủ chiến(0,25 điểm).
 - Đêm ngày 4 rạng nhày 5/7/1885 phe chủ chiến phản công tại kinh thành Huế nhưng thất bại. Trong quá trình đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị), ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương” kêu gọi văn thân sĩ phu yêu nước và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước(0,25 điểm)
- Hưởng ứng “ chiếu Cần vơng”, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XI X gọi là phong trào Cần Vương(0,25 điểm).
*KN Hương Khê được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì: 
 Thứ nhất, trong số các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương(Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh), khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, địa bàn hoạt động rộng lớn ở 4 tỉnh(Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá và Quảng Bình) và có thời gian tồn tại lâu nhất(1885 – 1895) (0,25 điểm).
 Thứ hai, đây là cuộc khởi nghĩa có tổ chức chặt chẽ hơn so với các cuộc khởi nghĩa khác, huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân 4 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá và Quảng Bình(0,25 điểm).
 Thứ ba, về kĩ thuật, nghĩa quân đã biết chế tạo súng trường theo mẫu súng trường của Pháp, tự trang bị cho nghĩa quân(chế tạo được hơn 1000 súng).Đó là một tiến bộ vượt bậc của nghĩa quân, đứng đầu là tướng Cao Thắng(0,25 điểm).
 Cuối cùng, về chiến thuật quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong cách đánh địch, có nhiều trận đánh lớn và gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề, khiến cho thực dân Pháp vô cùng căm tức. Chúng phải huy động đông đảo lực lượng mới có thể dập tắt được cuộc khởi nghĩa(0,25 điểm).
 Câu 2(2 điểm): 
Giống nhau(1 điểm):
Lãnh đạo: Là văn thân sĩ phucòn hạn chế về năng lực lãnh đạo, khủng hoảng về đường lối.
Lực lượng: Đông đảo nhân dân nhưng phân tán, thiếu thống nhất, không liên hệ với nhau.
Căn cứ địa: Biết lợi dụng địa hình, địa thế nhưng cô lập, cát cứ
Cách đánh: Linh hoạt.
Tinh thần chiến đấu: Dũng cảm, kiên cường, bất khuất
Hình thức:Vũ trang
Kết quả:Thất bại.
ý nghĩa: Khẳng định tinh thần yêu nớc, ý chí chiến đấu vì độc lập dân tộc, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.
Khác nhau(1 điểm):
Khởi nghĩa có qui mô lớn: nổ ra trong 1 không gian rộng, địa bàn hoạt động chính 4 tỉnh(Thanh-Nghệ-Tĩnh-Quảng Bình), có lúc mở ra các vùng xung quanh.
Khởi nghĩa có trình độ tổ chức cao, chặt chẽ, có qui củ, được chuẩn bị chu đáo (căn cứ địa, vũ khí, lương thực, quân đội)
Là cuộc khởi nghĩa tồn tại trong thời gian dài nhất, với sức chiến đấu bền bỉ dẻo dai nhất.
Lực lượng:Đông đảo, đợc tổ chức huấn luyện một cách chu đáo, được biên chế một cách qui củ(15 đơn vị)
Lãnh tụ mưu lược tài tình: Chọn căn cứ, chế tạo được vũ khí
Lập nên những chiến công lớn:Tập kích nhà lao Hà Tĩnh, giải phóng tù chính trị, thắng lớn ở Vụ Quang.
Đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương.
Câu 3 (4 điểm):
Vì:
- Tập hợp được đông đảo nhân dân trên một địa bàn rộng lớn(0,5 điểm)
- Do có thủ lĩnh mu trí, dũng cảm, trung thành, tận tuỵ với nguyện vọng của nhân dân, đồng cam, cộng khổ, yêu thương, đùm bọc nghĩa quân, có cuộc sống giản dị hoà mình với quần chúng(0,5 điểm)
 - Do cách đánh du kích độc đáo(0,5 điểm)
 - Biết kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề dân chủ(ruộng đất) (0,5 điểm)
 b)Kn YT có nhiều điểm khác biệt với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào CV:
KN Yên Thế nổ ra trước khi có chiếu CV (0,5 điểm)
Lãnh tụ KN YT đều xuất thân là nông dân (0,5 điểm)
Lực lượng chủ yếu là nông dân (0,5 điểm)
KN YT không chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến nên khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) thì phong trào nông dânYT vẫn tiếp tục kéo dài đến 1912(0,5 điểm)
	Câu 4: (2 điểm)
	 a) Hoàn cảnh lịch sử nào đã dẫn tới sự ra đời trào lưu t tởng canh tân đất nước những năm cuối thế kỉ XIX?
- Cuối thế kỷ XIX các nước tư bản Phơng Tây đang trên đà phát triển mạnh mẽ nên đã và đang đẩy mạnh cuộc chinh phục thuộc địa và tìm kiếm nguyên liệu và thị trường.VN cũng là đối tượng bị nhòm ngó... (0,25 đ)
ở trong nước, sau khi lên nắm vương quyền nhà Nguyễn thực hiện các chính sách nhằm xóa bỏ những chính sách tiến bộ của nhà Tây Sơn. Những cs của nhà Nguyễn không phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc trong việc củng cố và XD đất nước, ngược lại làm cho tình hình kinh tế, xã hội phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tiếp nổ ra... Tình hình đó đặt Việt Nam đứng trước hai con đờng phải lựa chọn(0, 25 đ). + Một là : Giữ nguyên chế độ phong kiến với những chính sách bảo thủ trì trệ...(0,25 đ)
+ Hai là : Tiến hành cải cách canh tân đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, mở rộng quan hệ bang giao khôn khéo để bảo vệ độc lập chủ quyền...(0,25 đ)
b) Những ai là ngời đa ra đề nghị canh tân đất nước? Các đề nghị đó có được thực hiện không? Vì sao?
 * Những người đề ra cải cách tiến bộ đó là : (0,25 đ)
+ Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền 
+ Viện Thương Bạc 
+ Nguyễn Trường Tộ 
+ Nguyễn Lộ Trạch 
 * Những đề nghị cải cách tiến bộ đó không được thực hiện (0,25 đ)
 * Vì : (0, 5 đ) 
+ Nội dung cải cách chưa phù hợp với thực tế Việt Nam lúc đó...
+ Chưa xây dựng được cơ sở xã hội để tiến hành cải cách, những cải cách đó chưa giải quyết được 2 mâu thuẫn cơ bản (mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp)...
+ Do triều đình Nguyễn bảo thủ, bất lực, không thích ứng được với điều kiện hoàn cảnh của lịch sử...
		Hết

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_vong_2.doc