Đề kiểm tra học sinh giỏi lần 2 môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS Văn Đức (Có đáp án)

Câu 2 (2,0 điểm)

1. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng (nếu có) khi:

a. Cho mẩu natri vào cốc nước rồi nhỏ vào dung dịch thu được vài giọt dung dịch phenolphtalein.

b. Đốt đầu dây sắt nhỏ quấn hình lò xo trong lọ chứa khí oxi.

2. a. Tính khối lượng Na2O cần dùng để hòa tan vào nước tạo thành 100 gam dung dịch NaOH 16%.

b. Hãy tính toán và pha chế 200 g dung dịch MgSO4 4,8% từ dung dịch MgSO4 20%.

Câu 3 (2,0 điểm)

1. Đốt cháy hết 3,6 gam một kim loại R thì thu được 6 gam oxit. Xác định tên kim loại, biết kim loại có hóa trị từ I đến III.

2. Nếu cho hết lượng kim loại R ở trên tác dụng với dung dịch HCl có chứa 18,25 gam HCl thì thể tích khí hiđrô tạo thành ở đktc là bao nhiêu.

Câu 4 (2,0 điểm)

1. Hòa tan 10 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học sinh giỏi lần 2 môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS Văn Đức (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TX CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Môn: Hóa Học – Lần 2
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1 (2,0 điểm) 
Cân bằng các phương trình hóa học sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
CxHy + O2 -----> CO2 + H2O
b, FexOy + H2 -----> Fe + H2O
c, FeS2 + O2 -----> Fe2O3 + SO2
d, KMnO4 -----> K2MnO4 + MnO2 + O2
Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất rắn sau khi để trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: Zn, Na, Na2O, CaO. Viết phương trình phản ứng xảy ra, nếu có.
Câu 2 (2,0 điểm) 
Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng (nếu có) khi:
Cho mẩu natri vào cốc nước rồi nhỏ vào dung dịch thu được vài giọt dung dịch phenolphtalein.
Đốt đầu dây sắt nhỏ quấn hình lò xo trong lọ chứa khí oxi.
a. Tính khối lượng Na2O cần dùng để hòa tan vào nước tạo thành 100 gam dung dịch NaOH 16%.
b. Hãy tính toán và pha chế 200 g dung dịch MgSO4 4,8% từ dung dịch MgSO4 20%.
Câu 3 (2,0 điểm) 
Đốt cháy hết 3,6 gam một kim loại R thì thu được 6 gam oxit. Xác định tên kim loại, biết kim loại có hóa trị từ I đến III.
Nếu cho hết lượng kim loại R ở trên tác dụng với dung dịch HCl có chứa 18,25 gam HCl thì thể tích khí hiđrô tạo thành ở đktc là bao nhiêu.
Câu 4 (2,0 điểm) 
Hòa tan 10 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II và III bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
Phân tích một hợp chất X thấy có 52,17% C, 13,05% H, 34,78% O. Xác định công thức phân tử của X, biết .
Câu 5 (2,0 điểm) 
Cho lá sắt khối lượng 50 gam vào dung dịch đồng II sunfat sau một thời gian nhấc lá sắt ra thì khối lượng lá sắt là 51 gam. Tính khối lượng muối sắt tạo thành sau phản ứng, biết rằng tất cả đồng sinh ra bám trên bề mặt lá sắt.
Cho biết khí SO3 tác dụng với nước tạo thành dung dịch H2SO4. Tính lượng H2SO4 điều chế được khi cho 40 kg SO3 tác dụng với nước, biết hiệu suất của phản ứng là 95%.
Cho: Na = 23, O = 16, H = 1, Mg = 24, S = 32, Cl = 35,5, Fe = 56, Cu = 64, C = 12
------------Hết----------
PHÒNG GD & ĐT TX CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC
 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI 
 KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 8
MÔN: HÓA HỌC
Câu
Đáp án
Điểm
1
2 điểm
(1 điểm)
a, CxHy + (x+ y/4)O2 x CO2 + y/2 H2O
b, FexOy + y H2 x Fe + y H2O
c, 4 FeS2 + 11O2 2 Fe2O3 + 8 SO2
d, 2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
0,25
0,25
0,25
0,25
(1 điểm)
Lấy mỗi chất một ít cho vào 4 ống nghiệm đánh số thứ tự dùng làm mẫu thử.
Nhỏ vào mỗi ống nghiệm một vài ml nước rồi lắc đều.
+ Chất nào tan, tỏa nhiệt, có khí không màu thoát ra là Na
2 Na + 2 H2O 2NaOH + H2
+ Chất nào tan, tỏa nhiệt, tạo thành dung dịch màu trắng sữa là CaO. 
CaO + H2O Ca(OH)2
+ Chất nào tan, tỏa nhiệt, tạo thành dung dịch không màu là Na2O.
Na2O + H2O 2NaOH
+ Chất không tan trong nước ( không tác dụng với nước) là Zn
0,25
0,25
0,25
0,25
2
2 điểm
(1 điểm)
Mẩu natri chuyển động nhanh trên mặt nước, tan dần, tỏa nhiệt, có khí không màu thoát ra. Nhỏ dung dịch phenolphtalein vào thì dung dịch phenolphtalein đổi sang màu đỏ.
2 Na + 2 H2O 2 NaOH + H2
Dây sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ.
3 Fe + 2 O2 Fe3O4
0.25
0,25
0,25
0,25
(1 điểm)
Na2O + H2O 2NaOH
Theo phương trình phản ứng:
* Tính toán:
* Pha chế: Cân lấy 48g dung dịch MgSO4 20% cho vào cốc có dung tích 250 ml. Cân lấy 152 gam nước cất (hoặc đong lấy 152 ml nước cất) đổ dần vào cốc trên và khuấy đều được 200 gam dung dịch MgSO4 4,8%.
0,25
0,25
0,25
0,25
3
2 điểm
(1 điểm)
2x R + y O2 2RxOy (với x,y )
Theo phương trình phản ứng:
Ta thấy với x = 1, y = 1 thì MR = 24g/mol (thỏa mãn đk)
Vậy R là magie (Mg)
0,25
0,25
0,25
0.25
(1 điểm)
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
Theo pt phản ứng: nHCl = 2 nMg = 0,3 mol
Vậy sau phản ứng HCl còn dư, Mg phản ứng hết
Theo pt phản ứng:
0,25
0,25
0,25
0.25
4
2 điểm
(1 điểm)
Gọi CTHH của 2 muối cacbonat kim loại hóa trị II và III lần lượt là: XCO3, Y2(CO3)3.
XCO3 +2HCl XCl2 + CO2 + H2O (1)
Y2(CO3)3 + 6HCl 2YCl3 + 3CO2 + 3H2O (2)
Từ (1) và (2) có: 
Gọi x là khối lượng muối khan XCl2, YCl3.
Theo định luật BTKL ta có:
10 + 2,19 = x + 44.0,03 + 18.0,03
Suy ra x = 10,33g
0.25
0,25
0,25
0,25
(1 điểm)
Trong X có các nguyên tố C, H, O
Gọi CTTQ của X là CxHyOz ()
Ta có 
Ta có 
0,25
0,25
0,25
0,25
5
2 điểm
(1 điểm)
Gọi a là số mol Fe phản ứng (a > 0)
Theo phương trình phản ứng
Khối lượng lá sắt tăng là 1g
Theo phương trình phản ứng:
0,25
0,25
0,5
(1 điểm)
 SO3 + H2O H2SO4
Theo PT phản ứng: 80g SO3 98g H2SO4
Vậy 40kg SO3 49kg H2SO4
Vì hiệu suất của phản ứng là 95% nên khối lượng H2SO4 thực tế thu được là:
0,25
0,25
0,5
Ghi chú: PTHH không cân bằng trừ nửa số điểm của PTHH đó. Bài toán tính theo PTHH chưa cân bằng thì kết quả bài toán không được công nhận. Nếu PTHH thiếu điều kiện trừ nửa số điểm của PTHH đó.
( HS có cách giải khác đúng vẫn cho điểm tối đa.)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_sinh_gioi_lan_2_mon_hoa_hoc_lop_8_truong_thc.doc