Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2009-2010 môn : hóa học - lớp 12 thpt thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây cho biết đó là quá trình luyện thép ?

A. Khử hợp chất kim loại thảnh kim loại tự do

B. Oxi hoá các nguyên tố trong gang thành oxit, loại oxít dưới dạng khí hoặc xỉ.

C. Điện phân dung dịch muối sắt (III)

D. Khử quặng sắt thành sắt tự do

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2009-2010 môn : hóa học - lớp 12 thpt thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRÀ VINH
Đề thi có 4 trang
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010
Môn : HÓA HỌC - Lớp 12 THPT
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Mã đề 356
Họ, tên thí sinh:.....................................................................Số báo danh: .............................
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (32 câu – từ câu 1 đến câu 32) 
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây cho biết đó là quá trình luyện thép ?
A. Khử hợp chất kim loại thảnh kim loại tự do
B. Oxi hoá các nguyên tố trong gang thành oxit, loại oxít dưới dạng khí hoặc xỉ.
C. Điện phân dung dịch muối sắt (III)
D. Khử quặng sắt thành sắt tự do
Câu 2: Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ có
A. năng lượng ion hoá giảm dần.	B. thế diện cực chuẩn tăng dần.
C. khối lượng riêng tăng dần.	D. bán kính nguyên tử tăng dần.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (điều kiện tiêu chuẩn) bay ra. Giá trị của V là
A. 3,36 lít.	B. 1,12 lít.	C. 2,24 lít.	D. 4,48 lít.
Câu 4: Kim loại có thể điều chế được từ quặng bôxít là
A. đồng	B. nhôm	C. magiê	D. sắt
Câu 5: Để làm khô khí amôniac người ta dùng hoá chất là
A. axit sunfuric đặc.	B. P2O5.	C. đồng sunfat khan.	D. vôi sống.
Câu 6: Trong quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử?
A. Điện phân Na2O nóng chảy.	B. Điện phân NaOH nóng chảy.
C. Điện phân NaCl nóng chảy.	D. Điện phân dung dịch NaCl trong nước.
Câu 7: Dung dịch X có chứa các ion Na+ , Ca2+ , Mg2+ , Ba2+ , H+ , Cl- . phải dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các cation H+ , Ca2+ , Mg2+ , Ba2+ ra khỏi dung dịch X ?
A. NaOH	B. AgNO3	C. Na2SO4	D. K2CO3
Câu 8: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ	B. nhôm có tính thụ động với không khí và nước
C. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ	D. nhôm là kim loại kém hoạt động
Câu 9: Cho 3,04 g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với axit HCl thu được 4,15 g hỗn hợp muối clorua. Khối lượng của mỗi hiđroxit trong hỗn hợp lần lượt là
A. 1,12g và 1,92g	B. 1,17g và 2,98g	C. 0,8g và 2,24g.	D. 1,12g và 1,6g
Câu 10: Trong số các loại quặng sắt: FeCO3 (xiđêrit), Fe2O3 (hematit đỏ), Fe3O4 (manhetit), FeS2 (pirit), chất chứa hàm lượng % Fe lớn nhất là
A. Fe3O4	B. FeCO3	C. FeS2	D. Fe2O3
Câu 11: Để nhận biết 3 dung dịch natri sunfat, kali sunfit và nhôm sunfat (đều có nồng độ khoảng 0,1M), chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là
A. bari clorua.	B. kali hiđroxit.	C. quỳ tím.	D. axit clohiđric.
Câu 12: Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm là do
A. thể tích nguyên tử lớn nguyên tử khối nhỏ.	B. tính khử mạnh hơn các kim loại khác.
C. có khối lượng riêng nhỏ.	D. liên kết kim loại kém bền .
Câu 13: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất vật lý của sắt?
A. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn	B. Dẫn điện và nhiệt tốt
C. Có tính nhiễm từ	D. Kim loại nặng, khó nóng chảy
Câu 14: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch kiềm?
A. Ba, Na, K, Ca	B. Na, K, Mg, Ca	C. Be, Mg, Ca, Ba	D. K, Ca, Na, Zn.
Câu 15: Có ba chất: Mg, Al, Al2O3 . Có thể phân biệt ba chất chỉ bằng một thuốc thử là
A. Dung dịch NaOH	B. Dung dịch CuSO4	C. Dung dịch HCl	D. Dung dịch HNO3
Câu 16: Dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh?
A. Dung dịch AlCl3	B. Dung dịch KAl(SO4)3.12H2O
C. Dung dịch Na[Al(OH)4]	D. Dung dịch K2SO4
Câu 17: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây có thể phân biệt hai chất khí SO2 và CO2 ?
A. H2O	B. Nước brôm (Br2)	C. Dung dịch Ba(OH)2	D. Dung dịch NaOH
Câu 18: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (điều kiện tiêu chuẩn). Khối lượng sắt thu được là
A. 16 gam	B. 15 gam	C. 17 gam	D. 18 gam
Câu 19: Nguyên tử của nguyên X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tố X là
A. crôm	B. brôm.	C. photpho.	D. sắt.
Câu 20: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân?
A. KHCO3.	B. NaNO3.	C. LiCl.	D. KBr.
Câu 21: Chất nào dưới đây là chất khử các oxit của sắt trong lò cao ?
A. Al	B. Na	C. H2	D. CO
Câu 22: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 16,2 g và 15 g	B. 10,8 g và 20,4 g	C. 6,4 g và 24,8 g	D. 11,2 g và 20 g
Câu 23: Thứ tự giảm dần độ hoạt động hoá của các kim loại kiềm là
A. Li, Na, K, Rb, Cs.	B. Na, K, Cs, Rb, Li .	C. Cs, Rb, K, Na, Li.	D. K, Li, Na, Rb, Cs.
Câu 24: Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng được với kim loại nào dưới đây ?
A. Cu	B. Zn	C. Ag	D. Fe
Câu 25: Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào không đúng?
A. Hợp chất crom (III) có một số tính chất hoá học giống hợp chất của nhôm
B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxít bazơ.
C. Hợp chất crom (VI) có những hợp chất giống hợp chất của lưu huỳnh.
D. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
Câu 26: Có 5 dung dịch đựng trong 5 lọ mất nhãn là FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Nếu chỉ được dùng một thuốc thử để nhận biết 5 chất lỏng trên, ta có thể dùng dung dịch
A. HCl	B. NH3	C. BaCl2	D. NaOH
Câu 27: Để loại bỏ tạp chất Fe, Cu, có trong mẫu Ag, người ta ngâm mẫu bạc này vào một lượng dư dung dịch
A. HCl.	B. FeCl3.	C. AgNO3.	D. H2SO4 đặc, nguội.
Câu 28: Có các chất: NaCl, NaOH, Na2CO3 , HCl. Chất có thể dùng để làm mền nước cứng là
A. NaOH	B. Na2CO3	C. HCl	D. NaCl
Câu 29: Có 4 mẫu bột kim loại là Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được là bao nhiêu?
A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 4.
Câu 30: Để bảo quản các kim loại kiềm cần
A. ngâm chúng trong etanol nguyên chất.	B. ngâm chúng trong dầu hỏa.
C. giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín.	D. ngâm chúng trong nước.
Câu 31: Cho 2 gam kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55gam muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây?
A. Be	B. Mg	C. Ca	D. Ba
Câu 32: Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là
A. 22,56 g	B. 22,65 g	C. 21,65 g	D. 21,56 g
II. Phần riêng 
Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng để làm bài (phần A hoặc phần B) 
A. Theo chương trình chuẩn (8 câu – từ câu 33 đến câu 40) 
Câu 33: Các kim loại thuộc dãy nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2 ?
A. Na, Mg, Ag	B. Fe, Na, Mg	C. Na, Ba, Ag	D. Ba, Mg, Hg
Câu 34: Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không thay đổi còn lại 69 gam chất rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 84% và 16%	B. 63% và 37%	C. 16% và 84%	D. 21% và 79%
Câu 53: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?
A. Cr	B. Sn	C. Ni	D. Zn
Câu 36: Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện có cường độ không đổi là 9,65A trong thời gian 3000 giây, thu được 2,16 gam nhôm. Hiệu suất của quá trình điện phân là
A. 60%	B. 70%	C. 90%	D. 80%
Câu 37: Cách nào sau đây thường được dùng để điều chế kim loại canxi (Ca)
A. Điện phân CaCl2 nóng chảy.
B. Dùng Ba kim loại để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2.
C. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn.
D. Dùng nhôm (Al) để khử CaO ở nhiệt độ cao.
Câu 38: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây?
A. NH3	B. N2O	C. NO2	D. NO
Câu 39: Các số oxi hóa đặc trưng của crom là
A. +2, +4, +6	B. +1, +2, +4, +6	C. +2, +3, +6	D. +3, +4, +6
Câu 40: Hòa tan m gam Na kim loại vào nước thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m là
A. 4,6 gam	B. 6,9 gam	C. 9,2 gam	D. 2,3 gam
B. Theo chương trình nâng cao (8 câu – từ câu 41 đến câu 48) 
Câu 41: Hòa tan hoàn toàn một lượng bột sắt vào dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Lượng sắt đã tham gia phản ứng là
A. 0,56 g	B. 2,80 g	C. 1,40 g	D. 0,84 g
Câu 42: Kim loại trong cặp oxi hóa – khử nào sau đây có thể phản ứng với ion Ni2+ trong cặp Ni2+/Ni ?
A. Sn2+/Sn	B. Cu2+/Cu	C. Pb2+/Pb	D. Cr3+/Cr
Câu 43: Có 5 dung dịch riêng lẽ, mỗi dung dịch chứa một cation sau đây : NH4+ , Mg2+ , Fe2+ , Fe3+, Al3+, nồng độ từng dung dịch khoảng 0,1 M. Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch?
A. 5 dung dịch	B. 4 dung dịch	C. 3 dung dịch	D. 2 dung dịch
Câu 44: Hoàn thành phương trình phản ứng: 
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O, số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat là bao nhiêu?
A. 4 và 3	B. 3 và 2	C. 3 và 4	D. 1 và 3
Câu 45: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 0,5 M. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 146,25 g	B. 154,75 g	C. 147,75 g	D. 145,75 g
Câu 46: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất?
A. Dung dịch NaHCO3 bão hòa dư	B. Dung dịch Na2CO3 dư
C. Dung dịch NaOH dư	D. Dung dịch AgNO3 dư
Câu 47: Khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để phản ứng đủ với 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch (có H2SO4 làm môi trường) là
A. 29,4 g	B. 27,4 g	C. 28,4 g	D. 26,4 g
Câu 48: Câu nào sau đây mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần?
A. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần
B. Khối lượng riêng của đơn chất giảm dần.
C. Năng lượng ion hóa I1 của nguyên tử giảm dần
D. Bán kính nguyên tử giảm dần
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Ghi chú: Học sinh được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học 

File đính kèm:

  • docma 356.doc