Đề kiểm tra học kỳ II môn hoá học 8 năm học: 2010 – 2011
Câu 1: Trong các dãy chất sau, dãy chất nào toàn là oxit?
A. H2O, MgO, SO3, FeSO4 C. CO2, K2O, Ca(OH)2, NO
B. CaO, SO2, N2O5, P2O5 D. CaO, SO2, Na2CO3, H2SO4.
Câu 2: Dãy chất gồm các hợp chất muối là:
A. Na2O, KNO3, Cu(OH)2, Fe(NO3)2 C. Cu(NO3)2 , MgCl2, ZnSO4, K2S
B. H2SO4, Na3PO4, Cu(OH)2, Fe2O3 D. KNO3, FeO, K2S, H2SO4.
Trường THCS Nguyễn Du Họ và tên : Lớp : 8/ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN HOÁ HỌC 8 Năm học: 2010 – 2011 Thời gian: 45’(Không kể thời gian giao đề)- Đề A Điểm A. Trắc nghiệm khách quan: (4.0đ) I. Hãy khoanh tròn một trong các chữ cái A, B, C, D trước phương án chọn đúng (2.5đ) Câu 1: Trong các dãy chất sau, dãy chất nào toàn là oxit? A. H2O, MgO, SO3, FeSO4 C. CO2, K2O, Ca(OH)2, NO B. CaO, SO2, N2O5, P2O5 D. CaO, SO2, Na2CO3, H2SO4. Câu 2: Dãy chất gồm các hợp chất muối là: A. Na2O, KNO3, Cu(OH)2, Fe(NO3)2 C. Cu(NO3)2 , MgCl2, ZnSO4, K2S B. H2SO4, Na3PO4, Cu(OH)2, Fe2O3 D. KNO3, FeO, K2S, H2SO4. Câu 3: Cho các phương trình hoá học của các phản ứng sau : Zn + CuCl2 ZnCl2 + Cu (1) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (2) HCl + NaOH NaCl + H2O (3) Fe2O3+ 3CO 2Fe + 3CO2(4) Các phản ứng thế là: A. (1), (3) B. (1), (2) C. (2), (3) D. (2), (4). Câu 4: Cho 6,5 g kẽm vào dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) là: A. 2 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 4 lít. Câu 5: Hoà tan 30 g muối ăn vào 270 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch muối là: A. 10% B. 12% C. 15% D. 20% II: Hãy ghép các chữ số 1, 2, 3 với các chữ cái A, B, C, D chỉ hiện tượng dự đoán xảy ra cho phù hợp: (1,5đ) Thí nghiệm Hiện tượng xảy ra 1 Cho vài giọt nước vào mẩu canxi oxit. Sau phản ứng cho giấy quỳ tím vào dung dịch thu được. A Ngọn lửa màu xanh nhạt, có giọt nước nhỏ bám ở thành bình. 2 Dẫn khí hiđro qua bột đồng oxit nung nóng. B Phản ứng mãnh liệt. Dung dịch tạo thành làm giấy quỳ tím hoá xanh. 3 Thả viên natri vào nước có thêm vài giọt phenolphtalein. C Chất rắn màu đỏ tạo thành, thành ống nghiệm bị mờ đi. Trả lời: 1+... 2+... 3+..... D Giọt tròn chạy trên mặt nước. Dung dịch có màu đỏ. B.Tự luận: (6,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Hãy định nghĩa: Axit, bazơ và cho ví dụ minh hoạ? Câu 2: (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau: a) Fe2O3 + ? → Fe + ? b) Zn + HCl → ZnCl2 + ? c) Na + H2O → NaOH + ? d) Sắt+ bạc nitrat → sắt (II) nitrat + bạc e) Al + H2SO4 (loãng) → ? + ? Câu 3: (2,5 điểm) Dẫn khí hiđro đi qua CuO nung nóng? a) Viết phương trình hoá học xảy ra ? b) Sau phản ứng, thu được 19,2 gam Cu. Tính khối lượng CuO tham gia phản ứng và thể tích khí hiđro (ở đktc) cần dùng? (Biết : O = 16, Cu = 64, Zn = 65) Trường THCS Nguyễn Du Họ và tên:.. Lớp : 8/ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN HOÁ HỌC 8 Năm học: 2010 – 2011 Thời gian: 45’(Không kể thời gian giao đề)- Đề B Điểm A. Trắc nghiệm khách quan: (4.0đ) I. Hãy khoanh tròn một trong các chữ cái A, B, C, D trước phương án chọn đúng (2.5đ) Câu 1: Dãy chất gồm các hợp chất muối là: A. Na2O, KNO3, Cu(OH)2, Fe(NO3)2 C. Cu(NO3)2 , MgCl2, ZnSO4, K2S B. H2SO4, Na3PO4, Cu(OH)2, Fe2O3 D. KNO3, FeO, K2S, H2SO4. Câu 2: Trong dãy chất sau đây, dãy chất nào toàn là oxit ? A. H2O, MgO, SO3, FeSO4 C. CO2, K2O, Ca(OH)2, NO B. CaO, SO2, N2O5, P2O5 D. CaO, SO2, Na2CO3, H2SO4. Câu 3: Cho các phương trình hoá học của các phản ứng sau: HCl + NaOH NaCl + H2O (1) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2(2) Zn + CuCl2 ZnCl2 + Cu (3) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (4) Các phản ứng thế là: A. (1), (3) B. (1), (2) C. (2), (3) D. (3), (4). Câu 4: Cho 3,25 g kẽm vào dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) là: A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 4 lít. Câu 5: Hoà tan 15 g muối ăn vào 105 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch muối ăn là: A. 11% B. 11,5% C. 12% D. 12,5%. II: Hãy ghép các chữ số 1, 2, 3 với các chữ cái A, B, C, D chỉ hiện tượng dự đoán xảy ra cho phù hợp: (1,5đ) Thí nghiệm Hiện tượng xảy ra 1 Dẫn khí hiđro qua bột đồng oxit nung nóng A Phản ứng mãnh liệt. Dung dịch tạo thành làm giấy quì tím hoá xanh. 2 Cho vài giọt nước vào mẩu canxi oxit. Sau phản ứng cho giấy quỳ tím vào dung dịch thu được. B Ngọn lửa màu xanh nhạt, có giọt nước nhỏ bám ở thành bình. 3 Thả viên natri vào nước có thêm vài giọt phenolphtalein. C Chất rắn màu đỏ tạo thành, thành ống nghiệm bị mờ đi. Trả lời: 1+... 2+... 3+..... D Giọt tròn chạy trên mặt nước. Dung dịch có màu đỏ. B.Tự luận: (6,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Hãy định nghĩa: Axit, bazơ và cho ví dụ minh hoạ? Câu 2: (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau: a) KClO3 → ? + O2 b) Mg + HCl → MgCl2 + ? c) K+ H2O → KOH + ? d) Fe3O4 + ? → Fe + ? e) Đồng + bạc nitrat → đồng (II) nitrat + bạc Câu 3: (2,5 điểm) Dẫn khí hiđro đi qua CuO nung nóng? a) Viết phương trình hoá học xảy ra? b) Sau phản ứng, thu được 25,6 gam Cu. Tính khối lượng CuO tham gia phản ứng và thể tích khí (ở đktc) cần dùng? (Biết : O = 16, Cu = 64, Zn = 65) ĐÁP ÁN MÔN HOÁ HỌC 8 HỌC KỲ II NĂM HỌC : 2010-2011 A/ Trắc nghiệm khách quan: (4,0đ) Mỗi ý: 0,5đ x 8 = 4,0đ 1 2 3 4 5 II Đề A B C B C A 1B-2C- 3D Đề B C B D A D 1C-2A-3D B. Tự luận: (6,0đ) Đề A Đề B Câu 1: (1,0đ) - Định nghĩa axit, cho ví dụ 0,5đ - Định nghĩa bazơ, cho ví dụ 0,5đ Câu 2: Mỗi PTHH đúng: 0,5x 5 =2,5đ Cân bằng sai trừ ½ số điểm mỗi câu Câu 3: (2,5đ) CuO + H2Cu +H2O 0,5đ 0,5đ PTHH CuO + H2Cu + H2O 0,5đ 1mol 1mol 1mol 0,3mol 0,3mol←0,3mol 0,5đ 0,5đ Câu 1: (1,0đ) - Định nghĩa axit, cho ví dụ 0,5đ - Định nghĩa bazơ, cho ví dụ 0,5đ Câu 2: Mỗi PTHH đúng: 0,5x 5 = 2,5đ Cân bằng sai trừ ½ số điểm mỗi câu Câu 3: (2,5đ) CuO + H2Cu +H2O 0,5đ 0,5đ PTHH CuO + H2 Cu + H2O 0,5đ 1mol 1mol 1mol 0,4mol 0,4mol←0,4mol 0,5đ 0,5đ Ma Trận: Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG Số câu Đ KQ TL KQ TL KQ TL Oxi – Không khí Câu-Bài C1,C4 2 Điểm 1 1 Hiđro- Nước Câu-Bài C2 C7 B2 3 Điểm 0,5 0,5 1,5 2,5 Dung dịch Câu-Bài C5 C8 2 Điểm 0,5 0,5 1 Thực hành, Tính toán hóa học Câu-Bài C6 C3 B1 B3 4 Điểm 0,5 0,5 2 2,5 5,5 Số Câu-Bài 5 4 2 11 TỔNG Điểm 2,5 3,5 4 10
File đính kèm:
- DeDapan MaTran Hoa 8 HK21011.doc